Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Lê Nguyễn Hạ Anh
Hóa Học 9 29/05/2022
Làm sao có thể khắc được thủy tinh ?

Câu trả lời của bạn

img
Spider man
17/05/2022

Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi :    SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chỗ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chỗ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.

CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)

Sau đó SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

img
Van Dung
Hóa Học 9 29/05/2022
Giải thích lí do có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?

Câu trả lời của bạn

img
Hong Van
17/05/2022

Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy.

Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo tạo khí metan  để sử dụng đun nấu hay chạy máy …

img
Ban Mai
Hóa Học 9 29/05/2022
Làm thế nào để quả mau chín ?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Trần
17/05/2022

Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Giải thích lí do vậy ?

Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.

Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mao chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.

Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín.

img
Phong Vu
Hóa Học 9 29/05/2022
Giải thích lí do đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Thu
17/05/2022

Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.

Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng còn có các khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy sau khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy, trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than còn cho nhiều tro hơn.
 

img
Trinh Hung
Hóa Học 9 29/05/2022
Cồn khô và cồn lỏng có cùng 1 chất không ?

Câu trả lời của bạn

img
hi hi
17/05/2022

Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô.

img
Nguyễn Lê Thảo Trang
Hóa Học 9 29/05/2022
Giải thích lí do rượu giả có thể gây chết người ?

Câu trả lời của bạn

img
Trong Duy
17/05/2022

Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.

img
thanh duy
Hóa Học 9 29/05/2022
Giải thích lí do cồn có khả năng sát khuẩn ?

Câu trả lời của bạn

img
Bo bo
17/05/2022

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

img
Co Nan
Hóa Học 9 29/05/2022
Giải thích lí do ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Hà
17/05/2022

Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hòa tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.

img
trang lan
Hóa Học 9 29/05/2022
Hãy giải thích các con số ghi trên chai bia như \(12^o\), \(14^o\)? Có giống với độ rượu hay không ?

Câu trả lời của bạn

img
Bảo khanh
17/05/2022

Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,…Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng. Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia.

Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình lên men, tinh bột đại mạch chuyển hóa thành đường mạch nha (đó là Mantozơ – một đồng phân của đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch biến thành dịch men, sau đó lên men biến thành bia.

Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ còn lại vẫn tồn tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ dinh dưỡng của bia cao hay thấp có liên quan đến lượng đường.

Trong quá trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12o. Do đó bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.

img
Mai Đào
Hóa Học 9 29/05/2022
Ông bà ta có câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Giải thích lí do khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu ?

Câu trả lời của bạn

img
Spider man
17/05/2022

Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:

 
 
Chia sẻ