Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Mẫn Hiền
Địa Lý 9 27/10/2018
Tại sao lại chọn Hà Nội làm thủ đô?

Tại sao lại chọn Hà Nội làm thủ đô?

Câu trả lời của bạn

img
Tạ Thùy Dung
28/08/2019
Vì Hà Nội là vùng đất nằm ơt trung tâm đất nước , đất đai rộng bằng phẳng , màu mỡ . Dân cư không phải khổ về ngập lụt nuôi vật phng phú tốt hơn
img
Giáo sư Học sinh
22/11/2018

Do Hà Nội là trung tâm chỉ huy chiến tranh. Là nơi ở của Bác Hồ.

img
Tuyền Khúc
18/11/2018

Do Hà Nội có lịch sử phát triển lâu đời là trung tâm của đồng bằng sông Hồng

img
Eath Hour
13/11/2018

Vì Hà Nội là vùng đất nằm ở trung tâm đất nước, đất đai rộng bằng phẳng, màu mỡ. Dân cư không phải khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi

img
Bùi Quỳnh An
08/11/2018

Hà Nội là thủ đô và thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân thứ hai của Việt Nam (sau TPHCM). 

Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua các cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc, rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. Ngoài ra, Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục của cả nước. Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.344,7 km², gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện. 

Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng. 

Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu.

img
Huỳnh Như Nguyệt
Địa Lý 9 27/10/2018
Tại sao Việt Nam có nhiều dân tộc ?

Tại sao Việt Nam có nhiều dân tộc ? Hiện nay sự phân bố dân tộc có gì thay đỗi ?

 

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hoàng Ngân
21/09/2018

* Nguyên nhân Việt Nam có nhiều dân tộc xuất phát từ 2 giả thiết

- Giả thuyết bản địa cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa, vốn là chủ nhân của các nền văn hóa thời kì đồ đá tại Việt Nam từ 7-20 KABP (Kilo annum before present, ngàn năm trước)

- Giả thuyết thiên di cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Tây Tạng hoặc Hoa Nam, di cư đến vào thời kì đồ đá muộn.

* Sự phân bố: Hiện nay một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên. Nhờ cuộc vận động di cư, định canh xóa đói, giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư của dân tộc hạn chế, đời sống ngày càng được nâng cao, môi trường cải thiện, sống hòa nhập với các dân tộc khác trên địa bàn định cư.

 

img
Nguyễn Thu Thúy
Địa Lý 9 27/10/2017
Đồng bằng sông Hồng

Vì sao đều cùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng hệ thống sông Hồng có chế độ nước thất thường còn hệ thống

sông Cửu Long có chế độ nước điều hòa hơn ? 

Câu trả lời của bạn

img
Naru to
05/12/2017
  • Hệ thống sông Hồng:
    • gồm có hai sông lớn là sông Hồng và sông Đà đều bắt nguồn từ Trung Quốc.
    • Vào nước ta, phần lớn chiều dài các sông đều chảy qua vùng núi Tây Bắc, có núi non hiểm trở, độ dốc lớn, thảm thực vật đã bị tàn phá nhiều.
    • Lưu vực của hệ thống sông khá rộng, lượng nước cung cấp rất lớn về mùa mưa (60% lượng nước là của sông Đà).
    • Nước ở phần thượng lưu được tập trung khá nhanh, dồn một lượng nước lớn về hạ lưu làm cho nước sông hay dâng cao đột ngột, nhiều lúc lên đến mức báo động số 3. --> CHẾ ĐỘ NƯỚC THẤT THƯỜNG VÀ GÂY RA LŨ LỤT
  • Sông Cửu Long bắt nguồn ở Tây Tạng trên độ cao 5000m.chảy qua 5 nước với tên gọi là Mê Công.
    • Chiều dài sông tổng cộng lên tới 4500 km, đoạn hạ lưu chảy vào nước ta gọi là Cửu Long dài 220 km.
    • Tổng lượng nước của sông gấp 5 lần sông Hồng, nhưng lòng sông lại rộng, sông đổ ra biển bằng 9 cửa, nên lượng nước thoát nhanh.
    • Sông Mê Công được nối với Biển Hồ, có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết chế độ nước sông
    • Mùa nước lớn, Biển Hồ nhận nước vào làm giảm mực nước sông.
    • Về mùa khô, nước lại từ Biển Hồ theo dòng Tônlêsáp chảy vào Cửu Long.
 
 
Chia sẻ