Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Quynh Anh
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
An quay tấm bìa như hình bên một số lần và ghi kết quả dưới dạng bảng như sau (Mỗi gạch tương ứng 1 lần ):

a. An đã quay tấm bìa bao nhiêu lần?

b. Có bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô màu xanh, bao nhiêu lần mũi tên chỉ vào ô màu vàng?

c. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô màu xanh”.

Câu trả lời của bạn

img
Bo Bo
14/03/2022

a. An đã quay tấm bìa: 24 lần.

b. Có 7 lần mũi tên chỉ vào ô màu vàng, 17 lần mũi tên chỉ vào ô màu xanh.

c. Xác suất thực nghiệm của sự kiện Mũi tên chỉ vào ô màu xanh là: \(\frac{{17}}{{24}}\)

img
Lê Viết Khánh
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Minh gieo một con xúc xắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết quả như sau:

Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:

a. Số chấm xuất hiện là số chẵn;

b. Số chấm xuất hiện lớn hơn 2.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị Thanh
14/03/2022

 a.

Các số chẵn là 2;4;6

Số lần được 2 là 20, số lần được 4 là 22, số lần được 6 là 15.

Số lần được số chẵn là: 20+22+15=57

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Số chấm xuất hiện là số chẵn” là:\(\frac{{57}}{{100}} = \frac{{57.100}}{{100}}\%  = 57\% \)

b.

Các số lớn hơn 2 là 3;4;5;6

Số lần được 3 là 18, số lần được 4 là 22, số lần được 5 là 10, số lần được 6 là 15.

Số lần được số chẵn là: 18+22+10+15=65

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Số chấm xuất hiện lớn hơn 2” là:\(\frac{{65}}{{100}} = \frac{{65.100}}{{100}}\%  = 65\% \)

img
thùy trang
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Trò chơi dành cho hai người chơi. Mỗi người chơi chọn một trong sáu số 1, 2, 3, 4, 5, 6 rồi gieo súc xắc năm lần liên tiếp. Mỗi lần gieo, nếu xuất hiện mặt có số chấm bằng số đã chọn thì được 10 điểm, ngược lại bị trừ 5 điểm. Ai được nhiều điểm hơn sẽ thắng.

An và Bình cùng chơi, An chọn số 3 và Bình chọn số 4. Kết quả gieo của An và Bình lần lượt là 2, 3, 6, 4, 3 và 4, 3, 4, 5, 4. Hỏi An hay Bình là người thắng?

Câu trả lời của bạn

img
Lê Minh
14/03/2022

Tính điểm của An: An chọn số 3

Lần gieo 1: An được -5 điểm.

Lần 2: An được 10 điểm.

Lần 3: An được -5 điểm.

Lần 4: An được -5 điểm.

Lần 5: An được 10 điểm.

Tổng số điểm của An là: -5+10+(-5)+(-5)+10=5 điểm.

Tính điểm của Bình: Bình chọn số 4

Lần gieo 1: Bình được 10 điểm.

Lần 2: Bình được -5 điểm.

Lần 3: Bình được 10 điểm.

Lần 4: Bình được -5 điểm.

Lần 5: Bình được 10 điểm.

Tổng số điểm của Bình là: 10+(-5)+10+(-5)+10 = 20 điểm.

Vậy Bình là người thắng.

img
Nguyễn Thủy
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Quay tấm bìa như hình sau và xem mũi tên chỉ vào ô nào khi tấm bìa dừng lại.

a. Liệt kê các kết quả có thể của thí nghiệm này;

b. Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện “Mũi tên không chỉ vào ô Nai” xảy ra;

c. Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai” có xảy ra không?

Câu trả lời của bạn

img
Sasu ka
14/03/2022

a. Các kết quả có thể của thí nghiệm này là: Nai; Cáo; Gấu vì đây là tên của tất cả các động vật xuất hiện trên tấm bìa.

b. Các kết quả có thể để sự kiện Mũi tên không chỉ vào ô Nai xảy ra là: Cáo; Gấu.

c. Nếu mũi tên chỉ vào ô Nai như hình vẽ thì sự kiện “Mũi tên chỉ vào ô Gấu hoặc Nai” có xảy ra.

img
Lê Viết Khánh
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Gieo một con xúc xắc. Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện “Số chấm xuất hiện không phải là 6” có xảy ra hay không?

Câu trả lời của bạn

img
Phí Phương
14/03/2022

Nếu số chấm xuất hiện là 5 thì sự kiện “Số chấm xuất hiện không phải là 6” xảy ra vì số 5 khác số 6.

img
hành thư
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Gieo một con xúc xắc. Liệt kê các kết quả có thể để sự kiện “Số chấm xuất hiện là số nguyên tố” xảy ra.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị An
14/03/2022

Các kết quả có thể để sự kiện “Số chấm xuất hiện là số nguyên tố” xảy ra là: 2, 3, 5 vì đây là các số nguyên tố.

img
My Van
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Một hộp kín dụng 5 viên bị xanh, 3 viên bi đỏ và 2 viên bi vàng. Mỗi lượt chơi, Minh và Khoa lần lượt lấy ra một viên bi từ hộp. Quan sát và ghi lại màu của viên bi rồi trả lại viên bi vào hộp. Màu của các viên bi trong mỗi lượt lấy được Minh và Khoa ghi lại như hình bên (X: xanh, Đ: đỏ, V: vàng).

Người thẳng là người lấy được nhiều viên bi đỏ hơn sau 10 lượt chơi. Sự kiện Minh thắng có xảy ra hay không?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thủy
14/03/2022

Minh lấy được 3 viên bi đỏ và Khoa lấy được 4 viên bi đỏ.

Vậy bạn Khoa thắng.

img
Khánh An
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Minh quay tấm bìa thì thấy mũi tên chỉ vào ô số 3 như hình bên.

Hãy cho biết sự kiện nào sau đây xảy ra:

(1) Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 hoặc 5;

(2) Mũi tên chỉ vào ô ghi số 4;

(3) Mũi tên chỉ vào ô ghi số lớn hơn 5.

Câu trả lời của bạn

img
Anh Tuyet
14/03/2022

Sự kiện (1): xảy ra vì ta có thể hiểu sự kiện này như sau:

Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3 hoặc 5” có nghĩa là mũi tên chỉ vào một trong hai ôsố 3 hoặc số 5. Do đó chỉ cần chỉ vào một trong hai ô này thì sự kiện xảy ra.

Sự kiện (2): không xảy ra vì mũi tên không chỉ vào ô số 4.

Sự kiện (3): không xảy ra vì mũi tên chỉ vào ô số 3 nhỏ hơn 5

img
Tay Thu
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Trong hộp có 10 tấm thẻ ghi các số 2, 2, 3, 3, 3, 5, 5, 5, 5, 5. Yêu cầu 5 bạn lần lượt rút ngẫu nhiên 1 thẻ, quan sát số ghi trên thẻ rồi trả lại thẻ vào hộp. Sau mỗi lần một bạn rút, hãy cho biết các sự kiện sau có xảy ra hay không?

a) Rút được thẻ ghi số 5;

b) Không rút được thẻ ghi số 2.

Câu trả lời của bạn

img
Thiên Mai
14/03/2022

a) Nếu trong 5 bạn đó, có bạn rút được thẻ ghi số 5 thì sự kiện “Rút được thẻ ghi số 5” xảy ra.

Nếu cả 5 bạn đều không rút được thẻ ghi số 5 thì sự kiện “Rút được thẻ ghi số 5” không xảy ra.

b) Nếu trong 5 bạn đó, có bạn rút được thẻ ghi số 2 thì sự kiện “Không rút được thẻ ghi số 2” không xảy ra.

Nếu cả 5 bạn đều không rút được thẻ ghi số 2 thì sự kiện “Không rút được thẻ ghi số 2” xảy ra.

img
Lê Nhật Minh
Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo 28/02/2022
Gieo đồng thời 2 con xúc xắc. Quan sát số chấm xuất hiện và cho biết sự kiện nào sau đây xảy ra?

Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn 

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Trọng Nhân
14/03/2022

Ví dụ 1: sau khi em gieo con xúc xắc được 3 chấm và 5 chấm. Tổng số chấm là 3+5=8 chia hết cho 2 nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” xảy ra.

Ví dụ 2: sau khi em gieo 2 con xúc xắc được 1 chấm và 2 chấm. Tổng số chấm là 1+2=3 không chia hết cho 2 nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” không xảy ra.

 
 
Chia sẻ