Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Đào Lê Hương Quỳnh
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về cậu bé Hon-đa trong văn bản Thời thơ ấu của Hon-da

Câu trả lời của bạn

img
thu hằng
28/04/2022

Tác giả Hon-đa hồi nhỏ được miêu tả trong văn bản là một cậu bé khá hiếu động và thông minh. Tuy lớn lên trong một gia đình nghèo, phải giúp cha mẹ làm việc nhưng không hề than vãn, oán trách hay tỏ ra lười biếng, nản chí mà luôn cố gắng tận dụng mọi cơ hội để theo đuổi niềm đam mê của mình. Điều đó cho thấy ông là một cậu bé chăm chỉ, hiếu thảo và có nghị lực, biết vượt lên khỏi hoàn cảnh. Đó không phải là suy nghĩ mà bất cứ cậu bé nào cũng có thể ngộ ra và hiểu được, cũng có thể thấy hoàn cảnh éo le đã giúp Hon-đa biết suy nghĩ và trưởng thành hơn các  bạn cùng trang lứa. Vì nhà nghèo, không có tiền đi xem biểu diễn máy bay mà cậu bé mười tuổi đã trốn học đạp xe hai mươi cây số để tới nơi biểu diễn, khi không đủ tiền mua vé vào cửa đã nghĩ ra cách leo lên cây để xem. Cách làm tuy có lạ lùng, táo tợn nhưng đã thể hiện sự nhanh trí và ứng xử, quyết không chịu thua của chú bé mười tuổi trên hành trình theo đuổi đam mê. Hon-đa ngay từ khi còn nhỏ đã rất thông minh, vượt lên hoàn cảnh và cương quyết, thích thứ gì là sẽ theo đuổi đến cùng. Ở cậu bé mười tuổi ấy, ta nhận thấy sự chịu thương chịu khó, nghị lực và cả sự quyết tâm, cố gắng trong nghịch cảnh.

img
Lê Nhật Minh
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Hãy giới thiệu về tác giả Hon-đa khi còn nhỏ qua văn bản “Thời thơ ấu của Hon-đa”

Câu trả lời của bạn

img
Suong dem
28/04/2022

Tác giả  Hon-đa-sô-i-chi-ro (Soichiro Honda) sinh ngày 17 tháng 11 năm 1906, mất ngày 5 tháng 8 năm 1991), quê ở Si-dư-ô-ca, ông là một kỹ sư và nhà công nghiệp Nhật Bản. Hon-đa có một tuổi thơ khá vất vả và khổ cực, ông lớn lên trong một gia đình nghèo có cha làm thợ rèn, phải giúp đỡ cha mẹ làm việc, cõng em đi học và tích góp từng đồng để có thể theo đuổi niềm đam mê và yêu thích của mình. Ông có tình yêu với máy móc và xe ô tô ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Hồi đi học ông rất hứng thú với môn thực vật và sinh vật vì những thí nghiệm, máy móc của nó, còn từng bỏ học, thậm chí lấy trộm tiền để đi xem biểu diễn máy bay, ô tô. Là một cậu bé tuy có học hành chểnh mảng nhưng về khoản nghịch ngợm thì không thua ai bao giờ.

img
Nguyễn Thủy Tiên
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Viết đoạn văn ngắn tóm tắt văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa

Câu trả lời của bạn

img
Hương Tràm
28/04/2022

Hon-đa sinh năm 1906 tại tỉnh Si-dư-ô-ca. Nhà Hon-đa rất nghèo nhưng từ bé cậu đã bộc lộ đam mệ với công việc của cha – nghề rèn. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động là Hon-đa cảm thấy sung sướng. Suốt thời gian tiểu học, câu cực mê pin, cân, ống nghiệm và máy móc. Thậm chí khi thấy một chiếc ô tô về làng thì lập tức đuổi theo hít lấy hơi dầu. Khi đang học lớp 2, cậu đã trốn nhà, tự đạp xe đạp 20km đến buổi biểu diễn máy bay. Vì không đủ tiền mua vé nên cầu liền treo lên cây thông để xem. Sau đó, câu thỏa mãn khát vọng và ăn mặc bắt chước những người phi công lái máy bay.

img
Pham Thi
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Qua câu chuyện thời thơ ấu của Hon-đa, viết bài văn về việc mỗi người cần sống có ước mơ và theo đuổi ước mơ của mình

Câu trả lời của bạn

img
Ngoc Son
28/04/2022

Có lẽ ai trong cuộc đời cũng đều có một ước mơ của riêng mình. Bởi “không ai đánh thuế ước mơ” - chúng ta luôn có quyền mơ ước những điều tốt đẹp cho bản thân.

Ước mơ chính là những dự định, khao khát mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Có ước mơ to lớn, cũng có ước mơ nhỏ bé. Nó trở thành động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn đến mục tiêu mà mình đã định trước.

Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Người ta ví ước mơ giống như ngọn đuốc soi đường cho chúng ta biết hành động và hướng chúng ta đến những đường tốt đẹp. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng chính là lúc chúng ta được mọi người công nhận năng lực của mình. Mỗi con người sinh ra đều là một phần tử nhỏ bé của xã hội nhưng không thể vì vậy mà ta để mình nhạt mờ đi giữa đám đông.

Ước mơ giúp con người chứng minh cho xã hội thấy mình là người có giá trị. Nó thúc đẩy con người phải tự mình hành động, theo đuổi đam mê. Khi muốn theo đuổi ước mơ, con người phải thật sự cố gắng. Dù biết rằng con đường đi tới ước mơ vô cùng khó khăn, nhưng không có thành công nào mà đường đi của nó lại trải đầy hoa hồng. Bởi vậy ta cần phải chấp nhận khó khăn là một phần của cuộc sống và ta phải vượt qua nó thì mới có thể thành công. Trong hành trình gian nan ấy, ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn, bạn sẽ nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp. Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới tương lai, không quản những gian nan, nghiệt ngã của cuộc đời để chinh phục ước mơ.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ và mục đích sống. Để đạt được ước mơ, chúng ta cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những hành trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình. Đó cũng chính là điều mà mỗi người cần có cho hành trình đi tới tương lai.

img
hoàng duy
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản “Về thăm mẹ”

Câu trả lời của bạn

img
Bánh Mì
28/04/2022

Trong những tình cảm mà chúng ta sẽ gặp, sẽ có trong đời như tình bạn, tình thầy trò, tình yêu… thì tình mẫu tử là tình cảm khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời, khi mà mẹ còn đang mang trong chúng ta trong bụng với tất cả niềm hi vọng và thương mến vô bờ. Tình cảm ấy là duy nhất, bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây mà mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha mẹ là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! Máu mủ ruột rà mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn. Trong văn bản “Về thăm mẹ”, người mẹ hy sinh, lo lắng sớm hôm với công việc ở nhà, chắt chiu từng chút nhỏ cho đứa con, còn người con xa quê trong buổi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bớt trong gia đình. Tình cảm mẹ con được thể hiện tinh tế mà sâu sắc, đáng trân trọng.

img
Hữu Trí
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh quê nhà của tác giả trong bài thơ “Về thăm mẹ”.

Câu trả lời của bạn

img
Phạm Khánh Ngọc
28/04/2022

Quê hương là nơi thân thuộc đối với mỗi người bởi vậy nó thường được nhắc đến với những hình ảnh, ngôn từ cùng tình cảm gần gũi thân thương nhất. Trong bài thơ “Về thăm mẹ”, hình ảnh của một ngôi nhà nơi thôn quê dân dã được tác giả tái hiện với những sự vật quen thuộc như “chum tương”, “nón mê”, “áo mưa”, “đàn gà”, “cái nơm”, “trái na”,... Tất cả những hình ảnh ấy làm hiện lên trước mắt người đọc một khung cảnh ấm cúng, thân thuộc và gần gũi của cái gọi là quê hương. Đồng thời, khung cảnh ấm áp ấy còn ẩn chứa đằng sau tình cảm mến yêu mà tác giả ấp ủ bấy lâu đối với nơi mình sinh ra và lớn lên, đối với người mẹ đang mỏi mòn chờ con. Quê nhà của tác giả tuy đơn sơ, mộc mạc, giản dị nhưng thứ tỏa sáng và làm chúng trở nên có linh hồn, có tình cảm chính là sự gắn bó và yêu quý của con người nơi đây đối với chúng. Quê nhà yên bình chính là niềm hạnh phúc, vui vẻ của những đứa con xa quê, và còn gì tuyệt vời hơn khi ta được nhìn thấy những người thân yêu, có hình ảnh của người bà, người mẹ tựa cửa ngóng đợi con về. Khung cảnh quê nhà đã được tác giả truyền tải yêu thương, mộc mạc và chất chứa bao nỗi niềm với những đứa con nhớ nhà, xa mẹ.

img
Lam Van
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong văn bản “Về thăm mẹ”

Câu trả lời của bạn

img
Phạm Khánh Ngọc
28/04/2022

 Mẹ là người gần gũi và thân yêu đối với mỗi đứa con, chẳng thế mà hình ảnh người mẹ đã trở thành đề tài quen thuộc trong thơ văn, tiểu thuyết. Đinh Nam Khương đã đưa hình ảnh người mẹ thân thiết, lam lũ tần tảo thương con của mình trong tác phẩm “Về thăm mẹ”. Hình ảnh người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng lại được hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc quê nhà. Hình bóng người mẹ thấp thoáng đằng sau “chum tương”, “nón mê”, “áo tơi” cho thấy sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ thôn quê gắn bó với đồng ruộng, công việc bếp núc. Chum tương mẹ phơi, nón mê mẹ đội, áo tơi mẹ mặc, rồi hình ảnh đàn gà mới nở được mẹ chăm sóc từng chút một chính là hình ảnh hoán dụ cho cuộc sống thôn quê dân dã, tần tảo của những người phụ nữ xưa, chúng giúp hình tượng người mẹ của tác giả trở nên tiêu biểu, đại diện cho những bà mẹ chắt chiu, dành dụm từng chút một để hi sinh cho con cái, đồng thời còn cho thấy sự chịu thương chịu khó của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam. Sự yêu thương và hi sinh ấy còn thể hiện ở hình ảnh “trái na cuối vụ” được mẹ để dành, chăm chút đợi đứa con trở về. Tình cảm yêu thương của người mẹ được thể hiện ngay từ những chi tiết, sự quan tâm nhỏ nhặt nhưng chứa đựng biết bao tình yêu trìu mến của người mẹ hiền. Chẳng thế mà ở những dòng thơ cuối, tác giả “nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”, đôi khi tình yêu thương của cha mẹ không phải là những gì lớn lao như trời bể mà chỉ được thể hiện ra bằng những sự quan tâm nhỏ nhặt, thân thuộc bên ta mỗi ngày. Hình ảnh người mẹ của Đinh Nam Khương trong văn bản “Về thăm mẹ” chính là đại diện cho người mẹ Việt Nam tần tảo, lam lũ sớm hôm với tình yêu thương chắt chiu vô bờ dành cho những đứa con.

img
Nguyễn Thị Thúy
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị An
28/04/2022

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ của nhà thơ Đinh Nam Khương là bài thơ khiến em vô cùng cảm động về tình mẫu tử. Người mẹ trong bài thơ đã hiện lên gián tiếp qua từng đồ vật trong nhà. Đó là hũ tương, là chiếc nón mê, cái áo tơi, và cả đàn gà con với cái nơm tre. Người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm lo cho gia đình, nên nơi đâu cũng có dáng mẹ, việc gì cũng có bàn tay mẹ chăm lo. Nhờ có mẹ tảo tần chịu khó, mà người con có một mái ấm yên bình, hạnh phúc. Những từ “xưa”, “lủn củn”, “hỏng vành” đã thể hiện được phần nào sự khó khăn, thiếu thốn của ngôi nhà. Nhưng ở đó, người mẹ vẫn cố gắng dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con mình. Hình ảnh quả na cuối mùa được để dành lại trên cành đã nói lên tất cả tâm tư của mẹ. Dù là thứ nhỏ nhặt nhất, mẹ cũng nghĩ đến con, muốn để lại cho con. Ôi, tình mẹ thật là bao la và vĩ đại. Thứ tình cảm ấy đã được nhà thơ Nam Khương khắc họa bằng những hình ảnh trong sáng và giản dị nhất. Nhờ vậy, người đọc có thể cảm nhận được một cách tha thiết nhất tình mẫu tử quý giá trong bài thơ.

img
My Van
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ trong văn bản À ơi tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?

Câu trả lời của bạn

img
Trinh Hung
28/04/2022

Những hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng”
...

“Bàn tay mẹ thức một đời
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

...

“Bàn tay mang phép nhiệm màu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

--->Bàn tay mẹ - chắn mưa sa, chặn qua bao mùa màng, thức một đời vẫn còn hát ru.

img
Phung Thuy
Ngữ Văn 6 Cánh Diều 29/04/2022
Em có nhận xét gì về tình yêu thương của người mẹ trong văn bản À ơi tay mẹ?

Câu trả lời của bạn

img
Trong Duy
28/04/2022

Nhận xét tình yêu thương của mẹ

  • Tình yêu thương của mẹ rộng lớn, sâu sắc, mẹ dành mọi niềm thương nỗi nhớ cho đứa con của mình.
  • Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân, chẳng một mong ước cho mình

=> Đức hi sinh cao cả, tình cảm thiêng liêng của người mẹ.

 
 
Chia sẻ