Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
An Vũ
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Vì sao bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của tác giả?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Nguyễn
15/04/2022

Vì Từ ấy là tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống, về tương lai…

img
Mai Hoa
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy

Câu trả lời của bạn

img
Lê Trung Phuong
15/04/2022

Ý nghĩa nhan đề: Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động CM của nhà thơ Tố Hữu. – Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của CM và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

img
Hoàng My
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Anh (chị) có nhận xét gì về việc sử dụng các từ ngữ “mọi người”, “bao hồn khổ”, và một loạt số từ “trăm nơi”, “vụn nhà”, “vạn kiếp”, “vụn đầu em nhỏ” trong Từ ấy. Ý nghĩa của việc sử dụng những từ ngữ ấy

Câu trả lời của bạn

img
can chu
15/04/2022

Cần hiểu những số từ “trăm” hay “vạn” ở đây không có nghĩa là một trăm, một vạn mà có nghĩa là rất nhiều, là tất cả, tựa như “mọi” người, “mọi” nơi, “mọi” nhà, “mọi” em nhỏ, v.v.

Chủ nghĩa cộng sản nêu khẩu hiệu : “Giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, giải phóng mọi giai cấp cần lao, mọi dân tộc bị áp bức, tiến tới thế giới đại đồng. Vì thế người cộng sản gắn bó với mọi người, với “trăm nơi”, “vạn nhà”, v.v.

img
Phung Thuy
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Ánh sáng của lí tưởng cộng sản đã giúp Tố Hữu giác ngộ được điều gì mới mẻ? Vì sao có sự giác ngộ ấy ? Hãy phân tích khổ thơ thứ hai và thứ ba Từ ấy để chứng minh

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hiền
15/04/2022

Giác ngộ lí tưởng cộng sản là giác ngộ về lập trường giai cấp vô sản, nghĩa là đứng vào hàng ngũ của các giai cấp cần lao. Trong xã hội cũ, đó là những giai cấp nghèo khổ nhất.

Cho nên, giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu tự nguyện “buộc lòng” mình với “bao hồn khổ”, với “những kiếp phôi pha”, với những em “không áo cơm cù bất cù bơ”.

img
An Vũ
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Anh (chị) có nhận xét gì về các hình ảnh được tác giả tô đậm trong khổ đầu của bài thơ Từ ấy? Những hình ảnh ấy biểu hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào khi bắt gặp lí tưởng cộng sản ?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Nguyễn
15/04/2022

Các hình ảnh trong khổ đầu của bài thơ đều là những hình ảnh được tô đậm thể hiện tính đột ngột, mạnh mẽ, chói lọi, tưng bừng : “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, “vườn hoa lá”, “rất đậm hương”, “rộn tiếng chim”.

Những hình ảnh ấy nói rằng, lí tưởng cộng sản lần đầu đến với Tố Hữu như một luồng ánh sáng quá đột ngột và vô cùng mãnh liệt khiến nhà thơ trẻ tuổi cơ hồ như bị choáng váng. Lí tưởng ấy đem đến cho nhà thơ, cùng với luồng ánh sáng chói lọi, một niềm vui lớn : tác giả cảm thấy tâm hồn mình như một khu vườn đầy hoa và rộn rã tiếng chim. Tâm trạng này chứng tỏ Tố Hữu rất say mê lí tưởng cộng sản.

img
Goc pho
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Anh (chị) có nhận xét gì khi tác giả sử dụng các từ “là con”, “là em”, “là anh” trong khổ thứ ba của bài thơ Từ ấy? Ý nghĩa của việc sử dụng các từ ấy

Câu trả lời của bạn

img
Bùi Anh Tuấn
15/04/2022

Đây đều là những từ chỉ quan hệ gia đình, quan hệ ruột thịt. Nhà thơ cộng sản muốn gắn mình với những lớp người nghèo khổ bằng quan hệ tình cảm thân thiết như thế.

img
Lê Trung Phuong
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Những câu hỏi trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ảnh hưởng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả

Câu trả lời của bạn

img
Trần Thị Trang
16/03/2022

Trong bài thơ có 3 câu hỏi xuất hiện lần lượt trong từng khổ thơ :

Khổ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Khổ 2: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?

Khổ 3: Ai biết tình ai có đậm đà ?

Những câu hỏi này không hướng tới một đối tượng nào cụ thể, vì đây không phải là những câu hỏi vấn đáp mà chỉ là hình thức bày tỏ nỗi niềm tâm trạng.

- Câu hỏi thứ nhất gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ (hay đấy cũng là lời nhà thơ tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn Vĩ).- Câu hỏi thứ hai hàm ẩn bao phấp phỏng buồn lo và khắc khoải, hi vọng của nhà thơ ; dường như cảnh Huế, người Huế không hiểu được, không đáp lại tình yêu của Hàn Mặc Tử nên nhà thơ mới phải mong muốn tâm sự với một người bạn thật xa vời là vầng trăng - ánh trăng xoa dịu nỗi xót xa, khi có trăng bầu bạn thì con người sẽ bót cô đơn.

- Câu hỏi thứ ba mang chút hoài nghi, làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

img
Huy Hạnh
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Có người cho rằng “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là câu hay nhất trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ . Nhận xét đó có đúng không ? Vì sao ?

Câu trả lời của bạn

img
Phan Thiện Hải
16/03/2022

Bài thơ đẹp trong chỉnh thể của nó. Tuy nhiên trong đó cũng có những điểm sáng thẩm mĩ nổi trội. Cho nên có thể nói “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” là một trong những câu thơ hay nhất vì các lí do sau :

- Tình yêu của Hàn Mặc Tử với người thôn Vĩ được biểu hiện kín đáo qua tình yêu với thôn Vĩ. Vĩ Dạ chủ yếu sống bằng nghề vườn nên cái thần thái của thôn Vĩ là vườn cây. Trong bút kí Đường vô miền Trung (in trong tập Phấn thông vàng, 1939), Xuân Diệu rất có ân tượng với những khu vườn thôn Vĩ, vườn bao bọc quanh nhà, gắn vói ngôi nhà thành một cấu trúc thẩm mĩ xinh xắn, cấu trúc vườn - nhà, khiến nhà thơ có cảm giác “giống như bài thơ tứ tuyệt”. Với cấu trúc ấy, vườn được chăm sóc chu đáo, những khóm hoa cây cảnh vốn đã xanh tươi lại được những bàn tay khéo léo chăm sóc nên càng thêm đẹp, thêm tươi.

- Ở đây chỉ với một chữ mướt, Hàn Mặc Tử đã gợi được sự chăm sóc ấy, gợi được vẻ tươi tốt, đầy sức sống của vườn cây cũng như cái sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá cây dưới ánh mặt trời, còn ý thơ vườn ai mướt quá như lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca ; trong khi đó xanh như ngọc là một so sánh thật đẹp gợi hình ảnh những lá cây xanh mướt, mượt mà được nắng mói lên, cái ánh mặt trời rực rỡ buổi sớm mai, chiếu xuyên qua trở nên có màu xanh trong suốt và ánh lên như ngọc. Phải là một người có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, có ân tình thật sâu sắc, đậm đà với thôn Vĩ mới lưu giữ được trong tâm trí những hình ảnh sống động và đẹp đẽ như thế.

img
Tran Chau
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Giữa nhân vật anh trong câu đầu khổ 1 (“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”) với nhân vật khách trong câu đầu khổ 3 (“Mơ khách đường xa, khách đường xa”) có mối liên hệ gì không ? Phân tích mối liên hệ đó

Giữa nhân vật anh trong câu đầu khổ 1 (“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”) với nhân vật khách trong câu đầu khổ 3 (“Mơ khách đường xa, khách đường xa”) có mối liên hệ gì không ? Phân tích mối liên hệ đó.

Câu trả lời của bạn

img
Sam sung
16/03/2022

Tấm bưu thiếp vẽ phong cảnh Huế mà Hoàng Cúc gửi tặng Hàn Mặc Tử có mấy lời ở mặt sau : “Túc hạ có được khoẻ không ? Bao giờ túc hạ thư thả mời túc hạ về VI Dạ chơi”. Từ đó có thể hiểu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?” là lời mời gọi của cô gái thôn Vĩ, cũng là lòi nhà thơ tự hỏi mình, là ước ao được về lại thôn Vĩ. Vì có lòi mời ấy, nỗi ước ao ấy nên nhà thơ mới có cảm nghĩ mình sẽ là khách thôn Vĩ. Như vậy, nhân vật anh trong câu mở đầu và nhân vật khách trong câu “Mơ khách đường xa, khách đường xa” tưởng là hai nhưng thực ra chỉ là một, đó là Hàn Mặc Tử với bao nỗi luyến tiếc, xót xa : do bệnh tật hiểm nghèo, và có thể, do cả mặc cảm về tình người, về tình yêu, mãi mãi nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế chỉ là người khách trong mơ mà thôi.

img
Bánh Mì
Ngữ Văn 11 30/03/2022
Trong thơ bài Đây thôn Vĩ Dạ có câu: Mơ khách đường xa khách đường xa, tìm phép điệp và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép điệp đó ?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hiền
16/03/2022

Phép điệp trong câu thơ: điệp ngữ  khách đường xa  hai lần
Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, như lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình. Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ (Sao anh không về chơi thôn Vĩ), có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế, chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy tư ấy, nhưng ở đây chủ yếu là mặc cảm về tình người.

 
 
Chia sẻ