Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Nhi Chun
Ngữ Văn 11 27/10/2018
Nêu mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là gì?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Pham
02/01/2019

Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác

Chúc cậu học vui vẻ nha ^^

Nhớ tick mình nhé^^

img
Lê Hải Anh
02/01/2019

Lê Hải Anh đề này chỉ là 1 câu hỏi nhỏ trong bài học liên quan của chương trình ngữ văn 11 :(( câu khá khó...

img
Trịnh Linh
31/12/2018

Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong hiện thực, có rất nhiều hiện tượng cũng có mối quan hệ như vậy:

- Ví dụ: Một chiếc tivi Samsung là sự hiện thực hoá của loại máy thu hình. Nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của thể loại máy này (có bóng hình, có loa,...) song nó lại mang những đặc điểm riêng của thương hiệu.

- Có thể nêu ví dụ khác về mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể, chẳng hạn: Giữa chim bồ câu với loài chim, giữa một con cá cụ thể với một loài cá,...

img
Nhi Chun
30/12/2018

Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều:

Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác

Lời nói cá nhân vừa có biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung

img
Hacker mũ trắng
30/12/2018

đề khó đấy

img
Nhi Chun
Ngữ Văn 11 27/10/2018
Lời nói là gì

Lời nói là gì?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Pham
02/01/2019

"Lời nói" là chỉ hoạt động do con người có ý thức tạo ra. Nó dùng để biểu cảm, diễn đạt, truyền thông tin... cho đối phương. Trong quan hệ giao tiếp, đàm phán, nó là phương tiện hữu hiệu để đạt được mục đích

Chúc cậu học vui vẻ nha ^^

Nhớ tick mình nhé^^

img
Nhi Chun
30/12/2018

Lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các qui tắc chung.

img
Nhi Chun
Ngữ Văn 11 27/10/2018
Nêu những phương diện biển hiện tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng

Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện như thế nào ?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Pham
02/01/2019

 Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:

- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)

- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.

- Các từ (từ đơn, từ ghép)

Chúc cậu học vui vẻ nha ^^

Nhớ tick mình nhé^^

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)

img
Nhi Chun
30/12/2018

Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện như:

Các yếu tố ngôn ngữ chung (âm , thanh,  âm tiết, từ và ngữ cố định) 

Các quy tắc chung (qui tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản)

Các phương thức chung (phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ)

img
hà trang
Ngữ Văn 11 27/10/2018
Bố cục bài Vào phủ chúa Trịnh

Bố cục bài " Vào phủ chúa Trịnh ".
Giúp mk nhoa mấy bạn yeu

Câu trả lời của bạn

img
Lưu Nhân Hậu
10/09/2018
- Bố cục bài văn được chia làm 2 phần:
+ Phần 1:
* Từ đầu cho đến " cho đến thật kĩ"
* Nội dung: Nói về quang cảnh trong phủ chúa Trịnh
+ Phần 2:
* Đoạn còn lại
* Quá trình bắt mạch kê đơn và suy nghĩ của tác giả
img
Van Tho
Ngữ Văn 11 27/10/2018
Hướng dẫn soạn bài Vào phủ chúa Trịnh

Hướng dẫn soạn bài " Vào phủ chúa Trịnh"   - Trích " Thượng kinh kí sự " - Lê Hữu Trác

Câu trả lời của bạn

img
Đặng Mai
10/09/2018

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1 :

Đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" ghi lại một cách tỉ mỉ  quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa qua con mắt một thầy thuốc  miền quê. Qua ngòi bút khá chân thực của tác giả, quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa. Cùng với sự xa hoa trong cảnh quang là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách. Những chi tiết trong đoạn trích là những ghi chép chân thực, sắc sảo về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa đồng thời cũng kín đáo bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của người thầy thuốc giàu y đức

Câu 2 :

Đoạn trích có nhiều chi tiết nghệ thuật rất "đắt", thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm. Sự tinh tế của tác giả đọng lại trong đoạn trích là ở những chi tiết tuy nhỏ nhưng rất gây ấn tượng. Ví dụ nhữ chi tiết đối lập : thế tử - một đứa bé - ngồi chễm chệ trên sập vang cho thầy thuốc - một cụ già - quỳ lạy. Để rồi "ngài" cười và ban một lời khen rất trẻ con " Ông này lạy khéo" ....... Hoặc ở một chi tiết khác, khi tác giá đi vào nơi ở của thế tử xem mạch : "Đột nhiên thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào,. Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm"

Có thể nói, đọc đến chi tiết này, nhiều người cắt nghĩa được nguyên căn bệnh của Thái tử Cán. Một đứa trẻ quá nhỏ lại bị "giam hãm" nơi thâm cung không có ánh sáng ban ngày thì làm sao có sinh lực tự nhiên để sống.

Truyện còn có nhiều chi tiết khác cũng sắc sảo như vậy : chi tiết miêu tả nơi " thánh thượng đang ngự", rồi chi tiết miêu tả những dụng cụ dùng để ăn uống, những món ăn khi quan Chánh đường mời thầy thuốc dùng bữa sáng,... Lời văn của tác giả rất tự nhiên, không hề có chút cường điệu nòa. Cũng chính bởi thế mà việc ăn chơi hưởng lạc xa hoa của nhà Chúa tự nó phơi bầy ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời bình nào

Câu 3 :

Như đã nói ở trên, khi quan sát quang cảnh và cuộc sống nơi phủ chúa, Lê Hữu Trác giữ một thái độ rất khách quan. Lời văn khá lạnh lùng và cứng rắn. Chỉ khi đoán bệnh và nhất là lúc chuẩn bị kê đơn thuốc cho Trịnh Cán, tác giả mới có những dòng miêu tả những suy nghĩ nội tâm. Mặc dù vậy, dõi theo từng bước đi của người thầy thuốc, người đọc có thế nhận thấy thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ khá sâu sắc của nhà văn

- Đứng trước cảnh xa hoa lộng lẫy, tấp nập kẻ hầu người hạ nơi phủ chúa, tác giả nhận xét : " Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác hẳng người thường". Trước cảnh ấy, tác giả đã vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả nơi phủ chúa. Trong bài thơ, tác giả đã phải thốt lên : "Cả trời Nam sang nhất là đây"

   + Khi được mời ăn sáng , tác giả đã khéo léo bầy tỏ nhận xét : " mâm vàng, chén bạc, đồ ăn tòan là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia"

    + Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét  :" Vì thế tử trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi".

Qua những chi tiết trên có thể thấy tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất này, đồng thời có những biểu hiện chứng tỏ thái độ không đồng tình với cuộc sống tuy quá no đủ và tiện nghi nhưng lại thiếu khí trời và không khí tự do.

- Tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi chữa bệnh cho thế tử còn diễn biến phức tạp hơn. Thăm bệnh xong, người thầy thuốc đã hiều được rõ nguyên nhân căn bệnh của thái tử. Ông đưa ra những luận giải rất hợp lĩ, có cách chữa trị riêng. Nhưng trong lúc ấy, ông lại lo nến chữa bệnh hiệu quả ngay sẽ được Chúa tin dùng, lúc đó, ông lại bị trói buộc bởi vòng danh lợi. Thoáng nghĩ đến việc kê một đơn thuốc vô thưởng, vô phạt nhưng rồi ông lại quên ngay. Việc làm ấy trái với y đức, trái với lương tâm ông và thậm chí còn phụ lòng trung với tổ tiên. Hai suy nghĩ đó giằng co, xung đột với nhau. Cuối cùng, ông đã chọn theo lương tâm, phẩm chất của người thầy thuốc. Ông thẳng thắn đưa ra bài thuốc của mình - một bài thuốc trái với ý của nhiều người khiên quan Chánh đường thậm chí có ý đắn đo

Từ những chi tiết về việc chữa bệnh của thầy thuốc Lê Hữu Trác, có thể thấy :

+ Tác giả là một thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng

+ Bên cạnh tài năng, ông còn là một người thầy giàu y đức

+ Trên cả những điều đó là một thái độ coi thường danh lợi, yêu thích nếp sống tự do, thanh đạm quê nhà. Quan điểm này tất nhiên cũng gián tiếp cho thấy, tác giả không đồng tình với lối sống xa hoa của những người nằm trọng trách quốc gia

Câu 4 :

Từ những điều đã phân tích trên đây, có thể thấy đặc sắc trong nghệ thuật viết kí sự của nhà văn được bộc lộ ở những điểm sau :

- Sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế và sắc sảo; bút pháp tả cảnh sinh động

- Nôi dung ghi chép trung thực

- Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn, hấp dẫn, đặc biệt là những chi tiết nhỏ có tính chất tạo nên cái thần của cảnh và việc

img
Nguyễn Hằng
Ngữ Văn 11 27/10/2017
Văn học 11 kì 2

Khái quát các tác phẩm văn học hiện đại kì 2 đã học trong chương trình lớp 11?

Câu trả lời của bạn

img
hoàng duy
18/07/2017

Chào các bạn! smiley

Các tác phẩm văn học hiện đại học kì 2 đã học trong chương trình lớp 11 (theo chương trìn cơ bản) bao gồm:

  • Các tác phẩm chính như:
    • Hầu trời
      • Cái tôi cá nhân, một cái tôi ngông phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời
      • Thể thơ: Thất ngôn trường thiên khá tự do, cảm xúc bộ lộ tự nhiên, phóng túng
      • Ngôn ngữ có sự chọn lọc tinh tế gợi cảm nhưng vẫn sống động, giản dị, gắn bó với đời sống, không cách điệu ước lệ
      • Cách kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc
    • Vội Vàng
      • Quan niệm nhân sinh mới mẻ, thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả
      • Ý thức về cái tôi cá nhân mang đậm bản sắc riêng - một Xuân Diệu cuồng nhiệt, mạnh mẽ quyết liệt trước sự sống, một Xuân Diệu đắm say cùng sự sống
      • Ngôn ngữ thơ táo bạo, nhịp thơ hối hả, sôi nổi.
      • Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo, mới mẻ
      • Những câu thơ mang tính triết lí (sự kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí)
    • Tràng giang
      • Nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn
      • Niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu nước tha thiết
      • Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại
      • Nghệ thuật đối, dùng từ láy.....
    • Đây thôn Vĩ Dạ
      • Bức tranh thôn Vĩ đẹp, nên thơ nhưng phảng phất dư vị buồn bã.....
      • Tâm hồn tha thiết, yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ Hàn Mặc Tử
      • Các câu hỏi tu từ, nghệ thuật so sánh, nhân hóa....
      • Sự hòa điệu giữa thực và ảo
    • Chiều tối
      • Bức tranh thiên nhiên và con người vùng sơn cước lúc chiều ta
      • Nghị lực, tâm hồn lạc quan, bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng
      • Bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại
    • Từ ấy
      • Lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước, giác ngộ lí tưởng Cộng Sản (niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn)
      • Hình ảnh thơ tươi sáng, mang ý nghĩa biểu tượng, ngôn ngữ thơ gợi cảm, nhịp thơ giàu nhạc điệu.
  • Ngoài ra còn có các tác phẩm đọc thêm:
    • Lai Tân
    • Nhớ Đồng
    • Tương Tư
    • Chiều Xuân
img
Hoàng Linh
Ngữ Văn 11 27/10/2017
Ý nghĩ của chi tiết bát cháo hành

Phân tích ý nghĩ của chi tiết bát cháo hành

Câu trả lời của bạn

img
Phạm Hoàng Thị Trà Giang
22/01/2018
  • Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
    • Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm "Chí Phèo", góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:
      • Bát cháo ấy không những giúp Chí thoát khỏi trận ốm “thừa sống thiếu chết” mà hơn hết, nó là liều thuốc khai sáng cho quãng đời tội lỗi của Chí Phèo.
      • Chí sung sướng hạnh phúc khi cảm nhận được vị ngọt của tình yêu qua bát cháo hành của Thị. Vì vậy, bát chào hành của Thị chất chứa tình yêu thương chân thành đã biến Chí từ một thằng lưu manh chuyên rạch mặt ăn vạ thành một anh nông dân lương thiện với biết bao cảm xúc,nghĩ suy của một con người khát khao được trở về với xã hội loài người. Bát cháo đầy tình yêu thương của Thị đã giúp Chí rũ bỏ lốt quỷ để trở lại làm người.
      • Tuy nhiên, hương vị của bát cháo hành cũng làm tăng thêm bi kịch mồ côi của Chí Phèo. Hương vị bát cháo hành cũng là hương vị tình yêu của Thị Nở, làm xúc động Chí, đây là lần đầu tiên Chí có tình cảm của một con người: bâng khuâng buồn, vui hồn nhiên như đứa trẻ “muốn làm nũng với thị như với mẹ”.
img
Nguyễn Thảo Vy
Ngữ Văn 11 27/10/2017
Thị Nở Hiện thân của lòng nhân đạo?

Có người cho rằng  Thị Nở chính là hiện thân của lòng nhân đạo, có đúng không ạ. Vì sao?

Câu trả lời của bạn

img
Hoa Hong
06/12/2017
  • Thị Nở chính là hiện thân của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Vì:
    • Với thị Nở, cách xây dựng nhân vật của Nam Cao bề ngoài có vẻ theo chủ nghĩa tự nhiên song trong chiều sâu ý nghĩa thì đó lại là tinh thần nhân đạo sâu sắc bởi nó xuất phát từ thái độ trân trọng con người, đề cao vai trò, sức mạnh của tình thương đối với con người.
      • Thị Nở được xây dựng như một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một tình huống đặc biệt của truyện (cuộc gặp gỡ Chí Phèo - Thị Nở) và thúc đẩy quá trình diễn biến của tác phẩm. Trong tình huống truyện ấy, cả hai nhân vật đều bộc lộ trọn vẹn những gì tốt đẹp bấy lâu nay bị che khuất. Trong diễn biến cốt truyện Chí Phèo, sự hiện diện của thị Nở một mặt tạo cho truyện cái ý vị trữ tình đặc biệt qua sự toả sáng của tình thương, tình người, mặt khác tạo ra tính bước ngoặt cho mạch truyện khiến chủ đề tư tưởng của tác phẩm trở nên sáng rõ.
      • Giữa lúc cả làng Vũ Đại không chấp nhận giao tiếp, xem Chí như quỷ dữ, thì một người đàn bà thuộc dòng giống ma hủi, xấu đến ma chê quỷ hờn lại có tấm lòng vàng, thấy Chí hiền lành, Thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí ở đáy sâu của sự tha hóa thức tỉnh bản chất người lao động. Bằng sự chăm sóc giản dị, tình yêu thương mộc mạc mà chân thành của người đàn bà khốn khổ đã khơi dậy linh hồn Chí Phèo. Chí nghe thấy những âm thanh cuộc sống thường ngày mà bấy lâu nay vùi trong những cơn say nên Chí không biết đến. Nó vang động sâu xa trong lòng Chí, trở thành tiếng gọi cuộc sống khẩn thiết, làm Chí nhớ đến ước mơ nho nhỏ ngày xưa. Có lẽ đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí tỉnh táo để tự ý thức về thân phận. Để rồi nhận ra sự tác oai, tác quái của mình bấy lâu nay. Và mong muốn: "giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?"... "Hay mình sang ở với tớ một nhà cho vui?". Khi Thị Nở bê bát cháo hành đến hắn ngạc nhièn bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Hắn nhận ra hương cháo hành - hương vị tình yêu thương chân thành, hạnh phúc giản dị mà có thật. Hắn thèm lương thiện, làm hòa với mọi người. Tình yêu của Thị Nở cũng sẽ hé mở cho hắn con dường trở lại làm người. Hai con người bị làng Vũ Đại xua đuổi đã đến với nhau, tình yêu chân chính đã nhân đạo hóa con người. Chẳng phải tình yêu có phần thô lỗ của người đàn bà xấu xí đã gọi dậy linh hồn người trong con quỷ dữ đó sao?
img
Pham Anh
Ngữ Văn 11 27/10/2017
Chữ người tử tù

Lập dàn ý chi tiết cảnh cho chữ trong tác phẩm "Chữ người tử tù".

Câu trả lời của bạn

img
minh dương
09/12/2017

Chào bạn, bạn có thể tham khảo bài văn mẫu: Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân của DapAnHay nha bạn. Bài văn này ngoài việc cung cấp cho bạn dàn bài chi tiết còn cung cấp thêm cho bạn sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp bạn nắm chắc và ghi nhớ lâu hơn những ý chính cần có đối với dạng đề văn này. Ngoài ra, tài liệu còn cung cấp thêm cho bạn 1 bài văn mẫu để bạn tham khảo nè. và điều đặc biệt ở đây chính là video bài giảng "Chữ người tử tù" vô cùng hấp dẫn, chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ của cô Phan Thị Mỹ Huệ đấy bạn ah. Rất tuyệt đúng không nè?! Chúc bạn có một buổi tự học ở nhà cùng cô Huệ thật tốt và có cho mình một bàivăn phân tích cảnh cho chữ thật hấp dẫn nha bạn! Thân!

img
Pham Anh
Ngữ Văn 11 27/10/2017
Văn bản

Lập dàn ý chi tiết cho đề bài Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An.

Câu trả lời của bạn

img
Xuan Xuan
15/11/2017

Mời bạn tham khảo dàn ý và bài văn mẫu cho đề bài: Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên và An trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam.

I. DÀN BÀI GỢI Ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về Thạch Lam, tác phẩm “Hai đứa trẻ” dẫn dắt vào yêu cầu của đề.

2. Thân bài

  • Nêu hoàn cảnh và lí do thức đợi tàu của hai chị em Liên.
  • Diễn biến tâm trạng của chị em Liên.
  • Ý nghĩa tư tưởng toát lên từ đó nói về nghệ thuật biểu hiện tâm trạng.
    • Ý nghĩa.
    • Nghệ thuật.

3. Kết luận

  • Đánh giá và cảm nghĩ.

II. BÀI LÀM THAM KHẢO

     Trong các nhà văn lãng mạn nổi tiếng (1930-1945), Thạch Lam có phong cách riêng biệt không lẫn với bất kì nhà văn nào. Đang khi các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng thiên về tần lớp trên của xã hội thì Thạch Lam lại viết về những con người bé nhỏ, nghèo khổ , sống trong bóng tối. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng với lối quan sát độc đáo và phân tích tâm lí tinh tế. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam cho lí tưởng xã hội và quan điểm thẩm mĩ của Thạch Lam.

Thạch Lam có lối viết truyện ngắn không có cốt truyện. Ông không kích thích người đọc bằng cốt truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn người đọc bằng chất liệu bên trong của đời sống, bằng lí tưởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng phân tích tâm lí tinh tế và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam dồn nén các nhân vật, các sự kiện và diễn biến của con người, của hành động trong một thời gian ngắn và không gian nhỏ. Nó cũng thích hợp với những nhân vật nhỏ bé của ông. Truyện của Thạch Lam có chiều sâu hun hút, chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng người và chiều sâu của mộng mơ, ước vọng.

     Liên và An là hai đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, rồi gia đình bị sa cơ thất thế nên đã trở về quê, một phố huyện hẻo lánh. Hai chị em trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. “Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”. Buổi tối hai chị em cùng ngủ ở đây để trông hàng. “Đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh”, thế giới chung quanh hai đứa trẻ là những con người bé nhỏ đáng thương, sống lẩn lút trong bóng tối. Đó là chị Tí ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng với ngọn đèn Hoa Kỳ leo lét. Đó là cụ Thi, bà lão hơi điên, tối tối đến cửa hàng Liên nốc một cút rượu rồi lẫn vào bóng tối với giọng cười khanh khách. Đó là bác phở Siêu gánh gánh phở, món quà xa xỉ của phố huyện, có chấm than hồng như ma trơi. Đó là vợ chồng bác Xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi nhặt thanh nứa thanh tre hoặc bất cứ cái gì có thể dùng được. Từ cảnh thiên nhiên đến số phận con người đều có một cái gì tàn lụi, không tương lai, leo lét một cách tội nghiệp, trong nghèo đói, buồn chán và tăm tối.

“Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Thạch Lam đã hiểu sâu sắc những con người bé nhỏ trong bóng tối này với những ước vọng đáng thương của họ.

Sống trong bóng tối, trong yên lặng, trong buồn chán, đêm đêm chị em Liên cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!”. Nghe lời dặn của bé An ta cảm thấy hai đứa trẻ tha thiết với chuyến tàu đêm đến biết chừng nào. Rồi đèn ghi ra. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vọng lại trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Và chỉ cần nghe chị Liên gọi: “Dậy đi An! Tàu đến rồi!” là Anh nhổm dậy dụi mắt và tỉnh hẳn. Rồi tiếng còi rít lên, đoàn tàu rầm rộ đi tới. Liên quan sát rất kĩ đoàn tàu, thèm khát như được nhìn một thế giới xa lạ “Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng”. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Chuyến tàu đã xáo trộn cả cõi yên tĩnh của phố huyện. Chuyến tàu gợi cho Liên mơ tưởng: “Họ ở Hà nội về! Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.

Rõ ràng là Liên và An đợi tàu không phải để bán ít quà vặt cho khách đi đường mà là một nhu cầu bức xúc về tinh thần của hai đứa trẻ, muốn trong chốc lát được thoát ra khỏi cuộc sống buồn chán tối tăm này. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên khác hẳn các vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu”. Dưới mắt hai đứa trẻ, chiếc tàu là hình ảnh của một thế giới văn minh, giàu sang, nhộn nhịp, huyên nào và đầy ánh sáng.

Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ, tác phẩm thể hiện một niền xót thương vô hạn đối với những con người nhỏ bé vô danh không bao giờ được biết ánh sáng và hạnh phúc. Cuộc sống mãi mãi bị chôn vùi trong tăm tối nghèo đói, buồn chán nơi phố huyện và nói rộng ra trên đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ và đói nghèo. Qua tâm trạng Liên, tác giả đồng thời cũng muốn thức tỉnh tâm hồn uể oải đang lụi tắt ngọn lửa lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ.

 
 
Chia sẻ