Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Bánh Mì
Lịch Sử 11 30/04/2022
Vào đầu thế kỉ XX ở Việt Nam không thể bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?

Câu trả lời của bạn

img
na na
29/04/2022

Nguyên nhân sâu sa dẫn đến đầu thế kỉ XX ở Việt Nam không thể bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản là do Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế- xã hội đủ mạnh. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập không hoàn toàn làm cho nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại vẫn trong tình trạng lạc hậu, phát triển thiếu cân đối, ngày càng lệ thuộc vào tư bản Pháp. Về xã hội giai cấp tư sản, tiểu tư sản chưa ra đời, các sĩ phu tiến bộ không thể vượt qua được những hạn chế của giai cấp và thời đại => chỉ tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự

img
Huong Hoa Hồng
Lịch Sử 11 30/04/2022
Em hãy cho biết điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Trung Thành
29/04/2022

Điểm khác biệt cơ bản giữa những đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX với cuộc vận động duy tân đầu thế kỉ XX là mục tiêu

- Cuối thế kỉ XIX, những đề nghị cải cách duy tân được đưa ra nhằm cải thiện tình hình đất nước để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến

- Đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy Tân được ví như một cuộc cách mạng thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và hướng tới giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội.

img
Phan Thị Trinh
Lịch Sử 11 30/04/2022
Hiệp ước nào đã đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến trước thế lực xâm lăng?

Câu trả lời của bạn

img
thu thủy
29/04/2022

Hiệp ước Pat-tơ-nốt (1884) là hiệp ước cuối cùng, đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Nguyễn trước thế lực xâm lăng, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập

img
Hong Van
Lịch Sử 11 30/04/2022
Chế độ phong kiến khủng hoảng và nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược vào giữa thế kỉ XIX đặt ra yêu cầu lịch sử gì cho nhà Nguyễn?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Anh Hưng
29/04/2022

Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Chế độ phong kiến ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Các nước thực dân phương Tây nhòm ngó và chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi nhà Nguyễn phải tiến hành cải cách để giải phóng sức sản xuất, nâng cao sức nước sức dân, đồng thời có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước thực dân phương Tây

img
Vương Anh Tú
Lịch Sử 11 30/04/2022
Từ chính sách ngoại giao sai lầm của nhà Nguyễn, Việt Nam đã rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới hiện nay?

Câu trả lời của bạn

img
Huong Duong
29/04/2022

- Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX: có nhiều sai lầm, đặc biệt là chính sách cấm đạo, đuổi giáo sĩ phương Tây, gây ra những mâu thuẫn, làn rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.

- Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú ý rút ra một số bài học kinh nghiệm từ những sai lầm đó để đề ra những đường lối đúng đắn phù hợp với tình hình thế giới và trong nước trong chính sách ngoại giao nói riêng và trong đường lối phát triển đất nước về mọi mặt nói chung, đặc biệt là tập trung phát triển kinh tế gắn liền với mở cửa, tăng cường hợp tác để phát triển toàn diện hơn. Mở cửa không chỉ hòa chung với xu thế chung của thế giới mà còn học hỏi được thành tựu khoa học - kĩ thuật, trình độ quản lí và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cải cách và đổi mới giúp Việt Nam tăng trường nhanh, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới.

img
Bin Nguyễn
Lịch Sử 11 30/04/2022
Cho biết nhân tố nào dẫn đến sự chuyển biến của kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Câu trả lời của bạn

img
Bánh Mì
29/04/2022

Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự, thực dân Pháp đã triển khai chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã dẫn tới những chuyển biến lớn về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX

img
Nguyễn Thị Lưu
Lịch Sử 11 30/04/2022
Tính chất cách mạng của phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Việt Nam được biểu hiện chủ yếu ở

Câu trả lời của bạn

img
Bánh Mì
29/04/2022

So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX cho đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất không đơn thuần là chỉ chống Pháp bằng bạo động vũ trang mà còn gắn liền với đẩy mạnh cải cách, canh tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn. Tiêu biểu là phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh, thực hiện những cải cách về kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền, gắn liền giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của ngoại xâm. Hay phong trào Đông kinh nghĩa thục – mở trường học và đưa vào nội dung học tập mới, trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì. Duy tân đất nước mới khiến thực lực đất nước mạnh hơn, tạo điều kiện quan trọng chống lại kẻ thù.

=> Mục tiêu giải phóng dân tộc gắn với duy tân là nội dung thể hiện tính chất cách mạng, cũng là điểm mới tiến bộ của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX so với giai đoạn trước.

img
Nguyễn Duy Quân
Lịch Sử 11 30/04/2022
CTTG II kết thúc đã ảnh hưởng đến Cách mạng Việt Nam như thế nào ?

 CTTG II kết thúc đã ảnh hưởng đến Cách mạng Việt Nam như thế nào ?

Câu trả lời của bạn

img
Anh Nguyễn Thị Mai
Lịch Sử 11 30/04/2022
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất năm 1897 đến 1914 em hãy?a.Trình bày những chính sách khai thác của thực dân Pháp về chính trị kinh tế văn hóa giáo dụcb. Phân tích những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất năm 1897 đến 1914 em hãy?a.Trình bày những chính sách khai thác của thực dân Pháp về chính trị kinh tế văn hóa giáo dụcb. Phân tích những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta

Câu trả lời của bạn

img
Bảo Lộc
Lịch Sử 11 30/04/2022
Cho biết mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?

Câu trả lời của bạn

img
Bảo Hân
15/04/2022

Thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương nhằm mục tiêu bù đắp những thiệt hại của Pháp trong quá trình xâm lược vũ trang và bình định quân sự; bóc lột thuộc địa để làm giàu cho chính quốc, đồng thời cũng để khuếch trương công lao khai hóa của thực dân Pháp ở thuộc địa

 
 
Chia sẻ