Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Sam sung
Lịch Sử 11 28/10/2018
Ấn Độ phù hợp với con đường đấu tranh chính trị hay vũ trang?

Ấn Độ phù hợp với con đường đấu tranh chính trị hay vũ trang? Vì sao?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hậu
18/10/2018

ấn độ phù hợp với con đường đấu tranh vũ trang vì Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

mà cũng chả biết có đúng hay là ko đâu

img
Nguyễn My
Lịch Sử 11 28/10/2018
Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Quốc đại là

A. đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ. 
B. giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
C. bước ngoặt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.
D. thể hiện ý thức và lòng tự tôn dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

Câu trả lời của bạn

img
HT Phuong
27/06/2021

B

img
Nguyễn Hoàng Ngân
14/10/2018

D

img
Nguyễn Quang Thanh Tú
Lịch Sử 11 28/10/2018
Cải cách Duy Tân Minh Trị

Việt Nam học tập được gì từ cuộc Duy Tân Minh Trị?

Câu trả lời của bạn

img
Lê Minh Trí
13/07/2018

- Khi được giáo dục, người dân Nhật mới đủ bản lĩnh tiếp theo nền tri thức tiến bộ của các nước phương Tây.
- Từ sau khi lĩnh ngộ được tri thức, người Nhật mới có thể thoát khỏi 1 nước Nông Nghiệp lạc hậu, trở thành 1 nước tư bản hùng mạnh, sau đó là 1 nuớc đế quốc ở Châu Á

img
Nguyễn Xuân Ngạn
Lịch Sử 11 28/10/2018
Chứng minh nhân tố chìa khóa đưa Nhật phát triển

Hãy chứng minh nhân tố nào là nhân tố chìa khóa đưa Nhật Bản phát triển?

Câu trả lời của bạn

img
Long lanh
13/07/2018

Yếu tố chìa khóa đưa Nhật Bản phát triển là ''Giáo dục''

- Khi được giáo dục, người dân Nhật mới đủ bản lĩnh tiếp theo nền tri thức tiến bộ của các nước phương Tây 
- Từ sau khi lĩnh ngộ được tri thức, người Nhật mới có thể thoát khỏi 1 nước Nông Nghiệp lạc hậu, trở thành 1 nước tư bản hùng mạnh, sau đó là 1 nuớc đế quốc ở Châu Á .

img
Choco Choco
Lịch Sử 11 28/10/2018
Ngành kinh tế nào ở Nhật Bản chịu tác động nghiêm trọng nhất

Ngành kinh tế nào ở Nhật Bản chịu tác động nghiêm trọng nhất  do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Ngoại thương                    C. Tiền tệ

B. Công nghiệp                      D.  Nông nghiệp      

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Đình Hiệp
06/09/2018

Ngành kinh tế nào ở Nhật Bản chịu tác động nghiêm trọng nhất  do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

                  D.  Nông nghiệp      

img
minh dương
Lịch Sử 11 28/10/2018
Biện pháp giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng?

Biện pháp giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng từ nửa sau thế kỉ XIX là gì ?

  1.  “bế quan toả cảng” để tránh những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
  2. lật đổ Mạc phủ Tôkugaoa, thiết lập  một chính quyền phong kiến chuyên chế tiến bộ hơn.
  3. Cải cách đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.                                                                       4.  Duy trì và củng cố vững chắc bộ máy nhà nước phong kiến

Câu trả lời của bạn

img
hoàng phương thanh
04/10/2019
3
img
Nguyễn Thúy Nga
09/07/2019
3
img
Nguyen Chau
06/09/2018

Biện pháp giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng từ nửa sau thế kỉ XIX là

3.Cải cách đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

img
Nguyễn Lê Tín
Lịch Sử 11 28/10/2018
Tại sao nói Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa một cuộc cách mạng tư sản ở Nhật Bản?

 Tại sao nói: Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa một cuộc cách mạng tư sản ở Nhật Bản?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Quốc Huy
18/10/2018

Bởi cuộc cải cách Minh Trị (Mâygi) đã làm được những điều sau: 
- Về kinh tế: xoá bỏ sự độc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, liên lạc 
- Về chính trị: Chính phủ được tổ chức lại theo kiểu châu Âu gồm 12 bộ, Toà án mới cũng được thành lập theo kiểu tư sản 
Tóm lại là cuộc cải cách Minh Trị đã đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình của các nước tư bản, tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triệt để xoá bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến, nên có thể gọi đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Nó chưa phải là một cuộc cách mạng tư sản mà chỉ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản mà thôienlightened

img
Nguyễn My
14/10/2018

Cách mạng tư sản có đặc điểm:

- Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.

- Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

⟹ Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.


 

img
Diệu Thúy
06/09/2018

- Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản: gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

- Biến Nhật Bản từ một nước phong kiến, kinh tế kém phát triển trở thành một nước tư bản đế quốc duy nhất ở châu Á, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

img
Bin Nguyễn
Lịch Sử 11 28/10/2018
Nguyên nhân thành công của Nhật Bản là gì?

Nguyên nhân thành công của Nhật Bản là gì?   ghi cụ thể

mọi người giúp với 

Câu trả lời của bạn

img
Hoàng Vinh
06/09/2018

Theo Đào Trinh Nhất, dân tộc Nhật Bản trước hết nhờ sự tin tưởng mình là Thần quốc mà được bền bỉ lâu dài, xưa nay không bị ngoại hoạn; lại nhờ có địa lý hun đúc khiến cho người Nhật có nhiều đức tính tốt: tự tôn, coi trọng danh dự, thượng võ, hiếu chiến, coi cái chết như không và đặc biệt là biết dung hòa tốt. Sau hết nhờ chế độ phong kiến đắp đổi đã thao luyện tinh thần, trí hóa cho họ, cho nên đến khi gặp thời thế phong trào duy tân của họ được nhanh chóng thực hiện và gặt hái thành công.

Ngoài ra, người Nhật cũng chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo Trung Hoa nhưng họ biết tiếp thu có chọn lọc, không mù quáng theo khoa cử, kinh nghĩa, thi phú và sĩ phu không bị danh lợi của cử nhân, tiến sĩ làm cho mê muội. Họ cũng không mê tín, không tin phong thủy, bói toán, không đốt vàng mã, không tin quỷ thần. Vì thế, khi thấy có Tây học văn minh thì họ không chần chừ, nghi ngại mà theo ngay. 

Điển hình cho sự khác biệt về tư tưởng này là phụ nữ Nhật Bản có địa vị, được tôn trọng từ rất sớm. Nếu Việt Nam chỉ có duy nhất một vị vua nữ là Lý Chiêu Hoàng, và cũng chỉ tại vị được hơn một năm, ở Trung Hoa có duy nhất Nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên; thì ở Nhật có tới mấy đời Thiên hoàng là nữ.

Cũng theo tác giả Đào Trinh Nhất, mô hình cai trị ở Nhật Bản lúc bấy giờ có phần giống với thời vua Lê chúa Trịnh ở Việt Nam. Suốt mấy trăm năm, Thiên hoàng ở ngôi chỉ như phỗng đá, làm vua hư danh vậy thôi, bao nhiêu đại quyền trong nước đều bị các Tướng quân thay nhau nắm giữ. Mặc dầu vậy, đời Mạc phủ nào cũng vẫn dốc lòng tôn kính hộ vệ Thiên hoàng, luôn tỏ ra tuân thủ các nguyên tắc của đạo lý truyền thống, bởi trên danh nghĩa Thiên hoàng vẫn là người có quyền uy cao, đồng thời là biểu tượng cho sự trường tồn và thống nhất dân tộc.

Ngoài Thiên hoàng Minh Trị (Fukuzawa Yukichi) tác giả Đào Trinh Nhất còn giúp chúng ta biết đến vai trò của Đức Xuyên Khánh Hỷ (Tokugawa Yoshinobu), vị Tướng quân cuối cùng đã đóng vai trò quan trọng trong việc nhanh chóng kết thúc chế độ Mạc phủ, trao lại chính quyền cho Thiên hoàng, cũng như tầng lớp tinh hoa của Nhật Bản, những người ngay từ khi tiến hành cuộc duy tân đã biết mấu chốt của cải cách phải bắt đầu từ học thuật tư tưởng.

Giới nghiên cứu ngày nay cũng đồng quan điểm với tác giả Nhật bản duy tân 30 năm khi cho rằng, một những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của cuộc cải cách Minh Trị là vai trò của những nhà lãnh đạo mà nổi bật nhất là vai trò của “Duy tân tam kiệt”, bao gồm ba tay chí sỹ Saigo Takamori (Tây Hương Long Thịnh), Okubo Toshimichi (Đại Cửu Bảo Lợi Thông), Kido Takayoshi (Mộc Hộ Hiếu Doãn). 

Đây được xem là nhóm lãnh đạo đầu tiên đã có công lèo lái đất nước trong những năm đầu sau cuộc cải cách. Đó là những cánh tay đắc lực đã giúp Thiên hoàng thực hiện những chính sách cải cách về kinh tế, chính trị và quân sự hết sức hiệu quả, góp phần xây dựng chính quyền trung ương và tạo ra một thời kỳ phát triển vượt bậc về văn hóa, luật pháp và quân sự. Các nội dung này cũng được tác giả khảo cứu kỹ lưỡng trong các chương sau chót của cuốn sách.

bn tư chọn lọc những ý chính nhé ,

img
Lê Gia Bảo
Lịch Sử 11 28/10/2018
Con đường cải cách của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX ảnh hưởng như thế nào đến phong trào yêu nước?

Con đường cải cách của Nhật Bản cuối Thế kỷ XIX đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm đầu Thế kỷ XIX? Những hạn chế trong việc tiếp thu ảnh hưởng nói trên?  Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thời kỳ hội nhập. 

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Gia Bảo
06/09/2018

bài học :

Bài học quan trọng nhất là phải luôn phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đi đôi với tăng cường đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; xác định đúng, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu; có cách nhìn đúng đắn, linh hoạt về đối tượng và đối tác trong bối cảnh mới.

Bài học về thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoại: Điều này chỉ có thể có được bằng việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, mà nổi bật là nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù". Quá trình đổi mới tư duy phải luôn gắn chặt với hoàn cảnh thực tế, yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết của đất nước, trên quan điểm nhìn nhận Việt Nam là một bộ phận của thế giới, có sự gắn bó, tác động qua lại mật thiết với thế giới bên ngoài. Đổi mới tư duy đối ngoại thể hiện ở cách nhìn nhận, tiếp cận mới khi đánh giá, dự báo tình hình thế giới, xu thế của thế giới, thời đại.

Bài học về công tác lý luận, nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình: Thực tiễn cho thấy phải luôn luôn chú trọng công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình, tổng kết lý luận và thực tiễn để kịp thời rút ra những bài học quý báu cho các giai đoạn tiếp theo của công tác đối ngoại.

Bài học về thống nhất đối ngoại: Phải không ngừng hoàn thiện cơ chế thống nhất quản lý đối ngoại nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của cả nước trong triển khai chính sách và hoạt động đối ngoại.

Bài học về công tác cán bộ: Phải luôn quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ mới. 
Tiếp tục đổi mới công tác đối ngoại trong tình hình mới 

img
Nguyễn Minh Hải
Lịch Sử 11 28/10/2018
Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản có điểm gì khác so ở Đức?

Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản có điểm gì khác so với quá trình phát xít hóa ở Đức?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hải Thanh
06/09/2018

- Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị chuyển sang chế độ độc tài phát xít. Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên hoàng, quá trình phát xít hóa chính là quá trình quân phiệt hóa bộ máy này nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

- Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Ở Nhật Bản, quá trình quân phiệt hóa kéo dài trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệt của những người lao động diễn ra quyết liệt.

 
 
Chia sẻ