Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Câu phát biểu nào sau đây là đúng? Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới \(40V\) thì:

  • A

    dòng điện không khi nào đi qua cơ thể người

  • B

    dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng

  • C

    dòng điện có thể đi qua cơ thể người và gây nguy hiểm đến tính mạng

  • D

    dòng điện có thể đi qua cơ thể người và gây chết người

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới \(40V\) thì dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

  • A

    Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên

  • B

    Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng

  • C

    Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở

  • D

    Tác dụng nhiệt của dòng điện luôn có hại

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C – đúng

D – sai vì: Tác dụng nhiệt của dòng điện có thể có hại có thể có lợi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phát biểu đúng nhất. Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa:

  • A

    Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết

  • B

    Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện

  • C

    Là các quy ước, không mang ý nghĩa gì

  • D

    Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa: Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong những trường hợp sau, trường hợp nào ánh sáng truyền đi theo đường thẳng?

  • A

    Ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất

  • B

    Ánh sáng từ bóng đèn truyền đến mắt ta

  • C

    Ánh sáng truyền từ không khí vào chậu nước

  • D

    A và B

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng:

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Lời giải chi tiết:

Ta có: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

=>Khi ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất và khi ánh sáng từ bóng đèn truyền đến mắt ta là truyền đi theo đường thẳng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

  • A

    Song song

  • B

    Hội tụ

  • C

    Phân kì

  • D

    Không truyền theo đường thẳng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra, ta thấy:

  • A

    Mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng Mặt Trời

  • B

    Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa

  • C

    Mật Trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của Mặt Trời

  • D

    Một phần Mặt Trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Gõ búa vào kẻng thì:

  • A

    Gõ càng mạnh kêu càng trầm

  • B

    Gõ càng mạnh kêu càng bổng

  • C

    Gõ càng mạnh kêu càng to

  • D

    Gõ càng mạnh kêu càng nhỏ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to

Nhận thấy: Gõ cành mạnh, biên độ càng lớn => âm càng to

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nguồn sáng là:

  • A

    Các vật tự nó phát ra ánh sáng

  • B

    Các vật được kích thích phát ra ánh sáng

  • C

    Các vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó

  • D

    Các vật màu đen

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc:

  • A

    Ampe kế song song với vật dẫn

  • B

    Ampe kế nối tiếp với vật dẫn

  • C

    Vôn kế song song với vật dẫn

  • D

    Vôn kế nối tiếp với vật dẫn

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế)

Hay nói cách khác: Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho một lớp học gần chợ, có thể thực hiện theo cách nào sau đây:

  • A

    Chuyển vị trí chợ hoặc lớp học đi nơi khác

  • B

    Ngăn cách lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa, treo rèm

  • C

    Xây tường chắn, trông cây xung quanh trường học

  • D

    Cả A, B và C

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho một lớp học gần chợ, có thể thực hiện bằng tất cả các cách:

+ Chuyển vị trí chợ hoặc lớp học đi nơi khác

+ Ngăn cách lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa, treo rèm

+ Xây tường chắn, trông cây xung quanh trường học

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Âm thanh được tạo ra nhờ:

  • A

    Nhiệt

  • B

    Điện

  • C

    Ánh sáng

  • D

    Dao động

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Âm thanh được tạo ra nhờ dao động

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đơn vị đo hiệu điện thế là:

  • A

    Jun (J)

  • B

    Ampe (A)

  • C

    Vôn (V)

  • D

    Niutơn (N)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đơn vị đo hiệu điện thế là: Vôn – kí hiệu \(V\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Đặt một viên phấn thẳng đứng trước một gương cầu lồi. Phát biểu nào sau đây là sai.

  • A

    Ảnh của viên phấn trong gương có thể hứng được trên màn

  • B

    Ảnh của viên phấn trong gương không thể hứng được trên màn

  • C

    Mắt có thể quan sát thấy ảnh của viên phấn trong gương

  • D

    Không thể sờ được, nắm được ảnh của viên phấn trong gương

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có, ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật

=> A – sai

B, C, D – đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đối với mỗi bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì:

  • A

    dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn

  • B

    điện trở của mạch càng lớn

  • C

    dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng nhỏ

  • D

    dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đối với mỗi bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Một vật nhiễm điện âm nếu:

  • A

    Nhận thêm electron

  • B

    Mất bớt electron

  • C

    Nhận thêm hoặc mất bớt electron

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng:

  • A

    hút các vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm

  • B

    hút các mẩu giấy vụn

  • C

    đẩy các vật bằng sắt hoặc thép

  • D

    đẩy các mẩu giấy vụn

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Trường hợp nào ta có thể nghe rõ tiếng vang?

  • A

    Nói to trên chiếc tàu ngoài khơi

  • B

    Nói to trong phòng học

  • C

    Nói to trong hang động lớn

  • D

    Nói to trong phòng tắm mở cửa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trong các trường hợp trên, trường hợp nói to trong hang động lớn ta có thể nghe rõ tiếng vang nhất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc

  • A

    Cây thước hút sợi tóc.

  • B

    Cây thước đẩy sợi tóc.

  • C

    Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc.

  • D

    Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

+ Trước khi cây thước nhựa bị cọ xát thì nó không có phản ứng gì với sợi tóc

+ Sau khi cây thước nhựa bị cọ xát vào mảnh vải khô nó sẽ trở thành vật nhiễm điện và có thể hút sợi tóc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Trong các hình vẽ dưới đây, AB là một mũi tên, A’B’ là ảnh của AB do gương phẳng tạo ra. Hình nào sau đây vẽ đúng.

  • A

    Hình a

  • B

    Hình b

  • C

    Hình c

  • D

    Hình d

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A – sai vì:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một vật dao động với tần số \(8Hz\). Hỏi trong một phút vật thực hiện được bao nhiêu dao động?

  • A

    \(7,5\) dao động

  • B

    \(8\) dao động

  • C

    \(480\) dao động

  • D

    \(60\) dao động

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Tần số là số dao động trong một giây

+ Tần số của vật trên là \(8Hz\)=> trong một giây vật thực hiện được \(8\) dao động

=> Trong một phút \( = 60\) giây vật thực hiện được \(8.60 = 480\) dao động

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Sau khi nhìn thấy tia chớp thì \(5\) giây sau mới nghe tiếng sấm. Hỏi nơi xảy ra tiếng sấm cách người nghe bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là \(340m/s\)

  • A

    \(68km\)

  • B

    \(1,7km\)

  • C

    \(24km\)

  • D

    \(335m\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức: \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, \(v = \frac{s}{t} \to s = vt\) (1)

Từ dữ kiện đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}t = 5s\\v = 340m/s\end{array} \right.\)

Thay số vào (1), ta được: \(s = 340.5 = 1700m = 1,7km\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Đứng trong một hành lang dài, cách một bức tường \(10m\), một học sinh gõ mạnh lên sàn nhà. Nếu vận tốc âm trong không khí là \(340m/s\) thì sau bao lâu bạn học sinh đó nghe được âm phản xạ?

  • A

    \(0,015s\)

  • B

    \(0,029s\)

  • C

    \(0,059s\)

  • D

    \(1,7s\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Xác định quãng đường mà âm truyền đi

+ Sử dụng công thức : \(t = \frac{s}{v}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Quãng đường mà âm truyền được là: \(s = 2.10 = 20m\) (quãng đường âm truyền từ lúc bạn học sinh đó gõ mạnh lên sàn nhà => truyền đến tường => phản xạ lại bạn học sinh đó)

Thời gian bạn đó nghe thấy âm phản xạ là:

\(t = \dfrac{s}{v} = \dfrac{{20}}{{340}} = 0,059s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho bốn mạch điện sau:

  • A

    Các mạch a, b và c tương đương nhau

  • B

    Các mạch b, c và d tương đương nhau

  • C

    a và b tương đương nhau, c và d không tương đương nhau

  • D

    a và b tương đương nhau, c và d tương đương nhau

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vẽ lại mạch điện

Lời giải chi tiết:

Vẽ lại sơ đồ mạch điện, ta có:

+ a và b tương đương nhau

+ c và d tương đương nhau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong mạch điện có sơ đồ như hình sau. Ampe kế có số chỉ \(I = 0,54A\). Biết cường độ dòng điện đi qua đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua đèn Đ2. Cường độ dòng điện qua đèn Đ1 có giá trị là:

  • A

    \(0,18A\)

  • B

    \(0,27A\)

  • C

    \(0,54A\)

  • D

    \(0,36A\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song: \(I = {I_1} + {I_2} + ... + {I_n}\)

Lời giải chi tiết:

Vì đèn 1 mắc song song với đèn 2, nên ta có: \(I = {I_1} + {I_2}\) (1)

Theo đề bài ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}I = 0,54A\\{I_1} = 2{I_2}\end{array} \right.\)

 Thay vào (1), ta được:

\(\begin{array}{l}I = 2{I_2} + {I_2} = 0,54\\ \to {I_2} = 0,18A,{I_1} = 0,36A\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Tia sáng Mặt Trời chiếu xiên hợp với mặt ngang một góc \({36^0}\) đến gặp gương phẳng cho tia phản xạ có phương thẳng đứng xuống dưới. Góc hợp bởi mặt gương và đường thẳng đứng là:

  • A

    \({36^0}\)

  • B

    \({72^0}\)

  • C

    \({63^0}\)

  • D

    \({27^0}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dạng 4

+ Vẽ tia tới, tia phản xạ => Xác định vị trí của gương phẳng

+ Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ