Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 : Nguyên sinh vật di chuyển bằng :

  • A

    Roi

  • B

    Chân giả

  • C

    Tiêm mao (tơ)

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết phần đa dạng nguyên sinh vật

Lời giải chi tiết:

Tùy vào cấu tạo cơ thể, nguyên sinh vật có thể di chuyển bằng roi (trùng roi), chân già (trùng biến hình), bào từ (những nguyên sinh vật sống kí sinh), tiêm mao…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau:

1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 …

2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 …

3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 …

  • A

    45 kg; 2,4 kg, 2 tạ

  • B

    45 tạ; 2,4 tấn; 2 g

  • C

    45 kg; 2,4 tấn; 2 g

  • D 45 kg; 2,4 tấn; 2 kg

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ước lượng khối lượng của các vật.

Lời giải chi tiết:

1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 kg

2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 tấn

3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 g

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 : Đâu không phải vai trò của thực vật:

  • A Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí
  • B Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường
  • C Làm ô nhiễm môi trường
  • D Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết phần vai trò thực vật

Lời giải chi tiết:

Thực vật có vai trò:

+ Góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu

+ Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính

+ Thực vât góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

+ Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước.

Cây xanh có khả năng ngăn dòng nước chậm lại giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tai như: sạt lở đất, lũ quét

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 : Trong những cơ thể sinh vật dưới đây, đâu là cơ thể đơn bào

  • A Con voi

  • B Giun đất
  • C Cây hoa hồng
  • D Vi khuẩn E.coli

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lại phần lí thuyết cơ thể đơn bào và đa bào

Lời giải chi tiết:

Đáp án A,B,C đều là cơ thể đa bào (thực vật và động vật)

Đáp án D là vi khuẩn, hầu hết vi khuẩn đều là cơ thể đơn bào

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nước nói nên vai trò gì của khoa học tự nhiên:

  • A

    Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế

  • B

    Bảo vệ môi trường

  • C

    Theo dõi sức khỏe con người

  • D

    Nâng cao hiểu biết của con người về vũ trụ

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nước nhằm bảo vệ môi trường nước

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đâu là đơn vị đo của khối lượng?

  • A

    km

  • B giờ
  • C kg
  • D m

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam (kg)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho các vật thể sau: hoa quả, xe đạp, cây cỏ, nước, quần áo, ngôi nhà, đất, cái bàn, chai nước.

Số vật thể tự nhiên là:

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Các vật thể tự nhiên là: hoa quả, cây cỏ, nước, đất => Có 4 vật thể tự nhiên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau

  • A

    Tấn > tạ > lạng > kilôgam

  • B

    Tấn > lạng > kilôgam > tạ

  • C

    Tấn > tạ > kilôgam > lạng

  • D

    Tạ > tấn > kilôgam > lạng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có, 1 tấn  = 10 tạ = 100 yến  = 1000 kilôgam

1 lạng = 1/10 kg

Vậy tấn > tạ > kilôgam > lạng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Lá cây gồm nhưng mô nào

  • A

    Mô biểu bì, mô cơ bản, mô dẫn

  • B

    Mô biểu bì, mô mạch

  • C

    Mô biểu bì, mô liên kết

  • D

    Mô biểu bì, mô cơ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết từ mô đến cơ quan

Lời giải chi tiết:

Lá cây gồm nhưng mô nào mô biểu bì, mô cơ bản, mô dẫn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ:

  • A

    Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng.

  • B

    Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

  • C

    Đưa mắt ra xa thị kính

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết kính hiển vi quang học

Lời giải chi tiết:

Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, để điều chỉnh ánh sáng chúng ta sẽ điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu hoặc nút chỉnh cường độ nguồn sáng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đâu là ví dụ cho thấy chất khí dễ bị nén:

  • A

    Để một vật rắn trên bàn, vật rắn không chảy tràn trên bề mặt (không tự di chuyển).

  • B

    Khi đổ đầy chất lỏng vào bình, rất khó để nén chất lỏng.

  • C

    Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe.

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ví dụ cho thấy chất khí dễ bị nén: Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chọn câu trả lời sai. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta dùng các danh từ sau để gọi:

  • A

    \(1{\rm{ }}li{\rm{ }} = {\rm{ }}1mm\)

  • B

    \(1\) tấc \( = 1{\rm{ }}dm\)

  • C

    \(1\) phân \( = 1cm\)

  • D

    Cả A ,B ,C đều sai     

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

1 li = 1mm

1 phân = 1cm

1 tấc = 1dm = 10cm

=> A, B, C đều đúng

=> Ý D sai                             

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 : Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan là:

  • A \( - {1^0}C\)
  • B \({32^0}C\)
  • C \({0^0}C\) 
  • D \({20^0}C\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết đo nhiệt độ.

Lời giải chi tiết:

Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đá đang tan là \({0^0}C\).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Vi khuẩn có bao nhiêu hình dạng điển hình

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết hình dạng vi khuẩn

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn có 3 hình dạng điển hình

+ Hình que: Trực khuẩn lị.

+ Hình cầu: Tụ cầu khuẩn.

+ Hình xoắn: Xoắn khuẩn giang mai.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nguyên liệu chính để chế biến đường ăn là:

  • A

    cây mía          

  • B

    cây ngô

  • C

    củ sắn

  • D

    cây lúa

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết:

Cây mía làm nguyên liệu sản xuất ra đường ăn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Thành phần nào ở tế bào nhân sơ không có nhưng tế bào nhân thực có:

  • A Nhân hoặc vùng nhân
  • B Kích thước
  • C Tế bào chất
  • D Lục lạp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết cấu tạo của tế bào

Lời giải chi tiết:

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có những thành phần chính cơ bản: nhân, màng tế bào, tế bào chất

Lục lạp chỉ có ở tế bào nhân thực (thực vật)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung

  • A

    Đều là biển cấm thực hiện

  • B

    Đều là biển bắt buộc thực hiện

  • C

    Đều là biển được thực hiện

  • D

    Đều là biển cảnh báo nguy hiểm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết các kí hiệu cảnh báo

Lời giải chi tiết:

Ba biển báo trên đều là biển cấm thực hiện: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của một tấm gỗ, ba học sinh đã có ba cách đặt mắt để đọc nhanh kết quả đo (hình vẽ). Học sinh nào đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng?

  • A

    Bạn 2

  • B

    Bạn 1

  • C Bạn 3
  • D Cả ba bạn đều đúng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Cần đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật => Cách đặt mắt của bạn 1 là đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là :

  • A 100 cm và 1 cm.            
  • B 100 cm và 2 cm.
  • C 100 cm và 2,5 cm.         
  • D 100 cm và 10 cm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Giới hạn đo là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất là độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

Lời giải chi tiết:

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước là 100 cm và 2 cm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Chọn đáp án sai:

1 ngày bằng:

  • A

    24 giờ

  • B 86400 giây
  • C 1440 min
  • D 14400 phút

Đáp án: D

Phương pháp giải:

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

Lời giải chi tiết:

Ta có:

1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút (min) = 1440.60 = 86400 giây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Sắp xếp các bước khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

a) Bấm nút khởi động

b) Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

c) Tắt nút khởi động

d) Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

e) Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

  • A

    a – b – d – e – c

  • B

    b – a – d – e – c

  • C

    a – b – e – d – c

  • D b – a – e – d – c

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các bước khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

Bước 2: Bấm nút khởi động

Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

Bước 5: Tắt nút khởi động

=> b – a – d – e – c 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng.

  • A

    Nhiệt độ nóng chảy của nến thấp hơn nhiệt độ phòng.

  • B

    Nhiệt độ nóng chảy của nến cao hơn nhiệt độ phòng.

  • C

    Nhiệt độ nóng chảy của nến bằng nhiệt độ phòng.

  • D

    Không so sánh được nhiệt độ của nến với nhiệt độ phòng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ta thấy, ở nhiệt độ phòng, nến ở thể rắn. Muốn nến chuyển sang thể lỏng thì cần đun nóng (tăng nhiệt độ) => Từ đó, em hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến với nhiệt độ phòng.

Lời giải chi tiết:

Nến có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng, do đó ở nhiệt độ phòng nến ở thể rắn. Ta cần đun nóng thì nến mới chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết:

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Loại chất nào tốt cho mắt

  • A

    Vitmine C

  • B

    Vitamine A

  • C

    Vitamine E

  • D

    Vitamine D

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Vitamin A hay còn gọi là beta carotene, là một loại vitamin tan trong chất béo và đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc cho đôi mắt sáng khỏe. Thiếu loại vitamin A, bạn có thể gặp tình trạng khô mắt hoặc tuyến lệ bị khô

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn không hòa tan trong nước?

  • A

    Muối ăn, kẽm.

  • B

    Đường kính, vàng.

  • C

    Đường kính, muối ăn.

  • D

    Vàng, kẽm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát đá…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Chúng ta đều biết biển có rất nhiều nước nhưng là nước mặn (có lẫn muối). Vì vậy, ngư dân và các chiến sĩ hải quân vẫn phải mang theo nước ngọt từ đất liền để sử dụng. Chi phí cho việc vận chuyển nước ngọt khá cao và bình chứa sẽ chiếm mất nhiều thế tích trên tàu. Do đó, ở trên  biển ngư dân và các chiến sĩ hải quân phải sử dụng nước ngọt rất tiết kiệm. Một sản phẩm dự thi với đề tài tách lấy nước. Trước thực tế đó, trong cuộc thi Sáng tạo tạo Khoa học Kĩ thuật dành cho học sinh THCS và THPT, nhiều em học sinh đã tham gia với dự án tách nước ngọt từ nước biển đế cung cấp nước ngọt cho ngư dân trên biến và các chiến sĩ hải quản.

Theo em, về nguyên tắc có thể tách lấy nước ngọt từ nước biển được không?

  • A

    Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi nước.

  • B

    Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi nước và chưng cất.

  • C

    Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp cô cạn.

  • D

    Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp chiết.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết:

Có. Về nguyên tắc hoàn toàn có thể tách nước ngọt từ nước biển bằng phương pháp làm bay hơi nước và chưng cất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Trong hình sau, hình tròn màu xanh ở tế bào cây rêu là gì?

  • A

    Màng tế bào

  • B

    Nhân tế bào

  • C

    Tế bào chất

  • D

    Lục lạp

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hình tròn màu xanh là các hạt lục lạp. Vì chúng có chứa chất diệp lục, nên có màu xanh lục; chúng thực hiện chức năng quang hợp cho cây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Theo dõi cây ngô trong một tháng, người ta nhận thấy sự khác biệt về chiều cao và số lá, nhận định nào sau đây không đúng

  • A

    Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình trao  đổi chất để lớn lên

  • B

    Số lượng tế bào của cây ngô không có gì thay đổi

  • C

    Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình sinh sản

  • D

    Số lượng tế bào của cây ngô đã tăng lên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Lời giải chi tiết:

Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình trao  đổi chất để lớn lên và sinh sản nên số lượng tế bào của cây ngô đã tăng lên

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Loài người thuộc bộ

  • A

    Bộ tinh tinh

  • B

    Bộ khỉ

  • C

    Bộ linh trưởng

  • D

    Bộ vượn

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Loài người thuộc bộ linh trưởng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Quan sát sơ đồ khoá lưỡng phân sau, cho biết để phân loại hổ với khỉ đột, người ta dựa vào đặc điểm nào

  • A

    Cách di chuyển

  • B

    Nhà phân loại học nào đề xuất phân loại sinh vật theo khoá lưỡng phân

  • C

    Whittaker.

  • D

    Aristotle

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nhà phân loại học nào đề xuất phân loại sinh vật theo khoá lưỡng phân là Linnaeus.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Trong những nấm sau, nấm nào là nấm đơn bào

  • A Nấm kim châm
  • B Nấm nhầy
  • C Nấm tai mèo
  • D Nấm mộc nhĩ

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đọc lí thuyết sự đa dạng của nấm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất

  • A

    Khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật

  • B

    Có nhiều loại môi trường sống

  • C

    Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết phần đa dạng thực vật

Lời giải chi tiết:

Thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất do khí hậu ôn hòa, có nhiều loại môi trường sống, biên độ nhiệt ngày đêm không lớn thuận lợi cho sự phát triển của hầu hết các loài thực vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Cơ thể trùng giày chỉ cấu tạo bởi một tế bào, chúng là động vật đơn bào. Để tìm hiểu về sự nhân đôi của trùng giày, bạn Hiếu thực hiện thí nghiện như sau:

  • Đầu tiên cho 5 con trùng giày vào ống nghiệm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Sau 1 ngày Hiếu thấy trong ống nghiệm xuất hiện 10 con trùng giày.
  • Đến ngày thứ hai thì đã thấy xuất hiện 20 con.

Vậy sau một tuần trong ống nghiệm lúc này tổng cộng bao nhiêu con trùng giày?

  • A

    160

  • B

    250

  • C

    640

  • D

    300

Đáp án: C

Phương pháp giải:

tính theo công thức 2n với n là số ngày

Lời giải chi tiết:

Cứ 1 ngày là 5 con, 2 ngày là 10 con, như vậy số lượng trùng giày theo công thức 2n với n là số ngày. Vậy sau một tuần số lượng là: 5.27 = 640 con.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Điền vào chỗ trống:

1 ngày 3 giờ 45 phút = …phút = …giây

  • A

    16650 phút; 999000 giây

  • B

    1665 phút; 9990 giây

  • C

    1665 phút; 99900 giây

  • D 166,5 phút; 9990 giây

Đáp án: C

Phương pháp giải:

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ 1 ngày = 24 giờ = 24.60 = 1440 phút = 86400 giây

+ 3 giờ = 3.60 = 180 phút = 10800 giây

+ 45 phút = 45.60 = 2700 giây

=> 1 ngày 3 giờ 45 phút = 1440 + 180 + 45 = 1665 phút

1 ngày 3 giờ 45 phút = 86400 + 10800 + 2700 = 99900 giây

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào.

  • A

    Cây sồi.

  • B

    Câu táo.

  • C

    Cây đậu.

  • D

    Cây lúa.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ cây sồi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Người ta sử dụng virus NPV để tiêu diệt sâu, đây là ứng dụng gì của virus :

  • A Sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein.
  • B Virus được sử đụng để sản xuất vaccine.
  • C Sản xuất thuốc trừ sâu virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác
  • D Sản xuất dược phẩm

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường sống. Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học (còn gọi là đấu tranh sinh học) đang ngày càng được xã hội quan tâm.

Người ta sử dụng virus NPV để Sản xuất thuốc trừ sâu, loại thuốc trừ sâu này không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ