Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 2 :

Chọn câu đúng:

  • A

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều cao của màn hìng tivi

  • B

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của màn hình tivi

  • C

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là đường chéo của màn hình tivi

  • D

    “Tivi 17 inch” có nghĩa là chiều rộng của cái tivi

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thuật ngữ “Tivi 17 inch” để chỉ đường chéo của màn hình tivi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là

  • A

    Nước và đường 

  • B

    Dầu ăn và xăng 

  • C

    Rượu và nước        

  • D

    Dầu ăn và cát

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là: dầu ăn và cát

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tên địa phương của loài được hiểu là

  • A

    Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

  • B

    Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).

  • C

    Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.

  • D

    Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố).

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tên địa phương của loài được hiểu là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Em hãy quan sát hình dưới đây:

Em hãy cho biết, trong hình trên, vật không sống là:

  • A

    con người      

  • B

    con chim       

  • C

    đám mây       

  • D

    tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vật không sống (hay vật vô sinh) là vật không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và lớn lên. Vậy vật không sống là: đám mây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Quan sát tế bào người ta thường sử dụng

  • A

    Kính hiển vi

  • B

    Kính lúp

  • C

    Mắt thường

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết kich thước tế bào 

Lời giải chi tiết:

Khi quan sát tế bào người ta sử dụng kính hiển vi, do tế bào thường có kích thước nhỏ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò gì

  • A

    Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.

  • B

    Tảo và nguyên sinh động vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn

  • C

    Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết vai trò của nguyên sinh vật

Lời giải chi tiết:

Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò:

  • Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
  • Tảo và nguyên sinh động vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn
  • Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?

  • A

    Nước biển, đường kính, muối ăn

  • B

    Nước sông, nước đá, nước chanh

  • C

    Vòng bạc, nước cất, đường kính

  • D

    Khí tự nhiên, gang, dầu hoả

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chất tinh khiết là: vòng bạc, nước cất, đường kính vì chúng chỉ được tạo thành từ một chất duy nhất.

Loại A vì nước biển có muối, nước.

Loại B vì nước sông còn chứa các loại chất khác và đất, cát,…; nước đá, nước chanh ngoài nước cũng chứa một số thành phần khác.

Loại D vì gang được tạo thành từ sắt và carbon.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nhiên liệu tồn tại ở những thể nào?

  • A

    Rắn

  • B

    Lỏng

  • C

    Khí     

  • D

    Tất cả đáp án trên

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Dựa vào trạng thái, phân loại nhiên liệu thành:

- Nhiên liệu khí (gas, biogas, khí than,…)

- Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu, cồn,…)

- Nhiên liệu rắn (cúi, than đá, nến, sáp,…)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Câu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của thể rắn:

  • A

    Các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.

  • B

    Các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; dễ bị nén.

  • C

    Các hạt liên kết không chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.

  • D

    Các hạt chuyển động tự do; có hình dạng không xác định, thể tích xác định; dễ bị nén.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ở thể rắn, các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đặc điểm cấu tạo của virus

  • A

    Chưa có cấu tạo tế bảo, gồm hai phần: lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền

  • B

    Chưa có cấu tạo tế bào, chỉ gồm phần lõi chứa vật chất di truyền

  • C

    Có cấu tạo tế bào, gồm hai phần: lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền

  • D

    Có cấu tạo tế bào, chỉ gồm phần lõi chứa vật chất di truyền

Đáp án: A

Phương pháp giải:

xem lý thuyết phần cấu tạo virus

Lời giải chi tiết:

- Virus chưa có cấu tạo tế bào, chỉ gồm 2 thành phần cơ bản:

+ Lớp vỏ protein

+ Phần lõi chứa vật chất di truyền (AND hoặc ARN)

- Một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  • A

    78%

  • B

    21%

  • C

    90%

  • D

    100%

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách, báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết:

Oxygen chiếm 21% thể tích không khí.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải).

Loại đồng hồ

Công dụng

1. Đồng hồ treo tường

2. Đồng hồ cát

3. Đồng hồ bấm giây

a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm

b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao

c) dùng để đo thời gian hằng ngày

  • A

    1 – c; 2 – b; 3 – a

  • B

    1 – b; 2 – c; 3 – a

  • C

    1 – c; 2 – a; 3 – b

  • D 1 – a; 2 – b; 3 – c

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồng hồ treo tường: dùng để đo thời gian hằng ngày

Đồng hồ cát: dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao

Đồng hồ bấm giây dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là:

  • A

    \(m\)

  • B

    \(cm\)

  • D

    \(mm\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km)...

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Đâu là đơn vị đo của khối lượng?

  • A

    km

  • B giờ
  • C kg
  • D m

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam (kg)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Có thể quan sát trùng roi và vi khuẩn bằng gì?

  • B Kính hiển vi
  • C Kính lúp
  • D Kính viễn vọng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết cơ thể đơn bào

Lời giải chi tiết:

Trong thực tế, không thể quan sát được trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường bởi vì nó chỉ có kích thước bé như một tế bào.

Các đáp án A,C chỉ quan sát được tế bào đơn bào có kích thước lớn (tảo)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung

  • A

    Đều là biển cấm thực hiện

  • B

    Đều là biển bắt buộc thực hiện

  • C

    Đều là biển được thực hiện

  • D

    Đều là biển cảnh báo nguy hiểm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết các kí hiệu cảnh báo

Lời giải chi tiết:

Ba biển báo trên đều là biển cấm thực hiện: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 : \({45^0}C\) tương ứng với bao nhiêu \(^0F\)?

  • A

    \({113}^0C\)

  • B

    \({112}^0C\)

  • C

    \({110}^0C\)

  • D

    \({113}^0F\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cách quy đổi từ 0C sang 0F:

\(t{(^0}F) = ({t^0}C).1,8 + 32\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\({45^0}C = 45.1,8 + 32 = {113^0}F\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Trong các nhiệt độ sau: 00C; 50C; 36,50C; 3270C. Hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi trường hợp ở hình dưới đây:

  • A

    a: 50C; b: 3270C; c: 36,50C; d: 00C

  • B

    a: 00C; b: 3270C; c: 36,50C; d: 50C

  • C

    a: 50C; b: 36,50C; c: 3270C; d: 00C

  • D a: 3270C; b: 50C; c: 36,50C; d: 00C

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Ước lượng nhiệt độ.

Lời giải chi tiết:

Hình a: 50C

Hình b: 3270C

Hình c: 36,50C

Hình d: 00C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Sắp xếp các bước khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

a) Bấm nút khởi động

b) Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

c) Tắt nút khởi động

d) Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

e) Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

  • A

    a – b – d – e – c

  • B

    b – a – d – e – c

  • C

    a – b – e – d – c

  • D b – a – e – d – c

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Các bước khi sử dụng nhiệt kế điện tử:

Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế

Bước 2: Bấm nút khởi động

Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi

Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

Bước 5: Tắt nút khởi động

=> b – a – d – e – c 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Hiện tượng tự nhiên nào say đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A

    Tạo thành mây

  • B

    Lốc xoáy       

  • C

    Gió thổi

  • D

    Mưa rơi

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Trong các hiện tượng trên thì hơi nước ngưng tụ tạo thành mây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào:

  • A

    độ tuổi

  • B

    Giới tính

  • C

    Hoạt động nghề nghiệp

  • D

    Cả ba đáp án

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tổ như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, hoạt động thể lực,...

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Dãy nào dưới đây gồm các chất rắn không hòa tan trong nước?

  • A

    Muối ăn, kẽm.

  • B

    Đường kính, vàng.

  • C

    Đường kính, muối ăn.

  • D

    Vàng, kẽm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chất rắn không hòa tan trong nước: đồng, chì, kẽm, cát đá…

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Dùng phương pháp nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này?

  • A

    Phương pháp lọc     

  • B

    Phương pháp cô cạn

  • C

    Phương pháp chiết

  • D

    Đầu tiên sử dụng phương pháp lọc, sau đó dùng phương pháp cô cạn.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

- Để tách riêng bột mì và đường ta có thể hoà tan cả hỗn hợp vào nước rồi đổ tất cả lên phễu có chứa giấy lọc, đặt trên cốc thủy tinh ⇒ Phương pháp lọc.

- Vì đường tan trong nước nên sẽ theo nước chảy xuống cốc, bột mì bị giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước đường bằng cách đưa cách thuỷ ta sẽ thu được đường ở dạng rắn ⇒ Phương pháp cô cạn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Đây là tế bào nào:

  • A Tế bào hồng cầu
  • B Tế bào thần kinh
  • C Tế bào cơ
  • D Tế bào biểu bì

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tế bào hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 micromet, chỗ dày nhất khoảng 2,5 micromet và không quá 1 micromet ở trung tâm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Tế bào biểu bì da ở người và tế bào biểu bì ở lá giống nhau ở

  • A

    Chức năng đều là bảo vệ

  • B

    Cấu tạo tế bào

  • C

    Kích thước và hình dạng tế bào

  • D

    Cả ba đáp án

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cả hai loại tế bào trên đều có chức năng là bảo vệ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Theo dõi cây ngô trong một tháng, người ta nhận thấy sự khác biệt về chiều cao và số lá, nhận định nào sau đây không đúng

  • A

    Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình trao  đổi chất để lớn lên

  • B

    Số lượng tế bào của cây ngô không có gì thay đổi

  • C

    Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình sinh sản

  • D

    Số lượng tế bào của cây ngô đã tăng lên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Lời giải chi tiết:

Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình trao  đổi chất để lớn lên và sinh sản nên số lượng tế bào của cây ngô đã tăng lên

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Điều gì xảy ra nếu cây cà chua mất đi hệ rễ?

  • A

    Cây cà chua không sao

  • B

    Cây cà chua chỉ bị héo mấy hôm 

  • C

    Cây cà chua sẽ héo và chết

  • D

    Cả ba đáp án đều sai

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cây cà chua sẽ héo và chết, do rễ thực hiện chức năng hút nước và muối khoáng, nếu mất hệ rễ thì hệ chồi không hoạt động được và cây cà chua sẽ chết

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Để xây dựng khóa lưỡng phân cho các sinh vật sau, người ta sử dụng đặc điểm nào:

  • A Cấu tạo tế bào
  • B Cách dinh dưỡng
  • C Bộ phận cơ thể
  • D Cách sinh sản

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết phần khóa lưỡng phân

Lời giải chi tiết:

Để xây dựng khóa lưỡng phân cho các sinh vật sau, người ta sử dụng các đặc điểm cơ thể: Có chân, không chân; có cách; không có cánh; có lông, không có lông; có mỏ, không có mỏ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

Đặc điểm nào của vi khuẩn khác với virus

  • A

    Môi trường sống

  • B

    Vi khuẩn cấu tạo từ tế bào, virus thì không

  • C

    Dinh dưỡng

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lại lí thuyết cấu tạo của vi khuẩn và virus

Lời giải chi tiết:

Vi khuẩn cấu tạo từ tế bào, virus thì không

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Tại sao thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất

  • A

    Khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật

  • B

    Có nhiều loại môi trường sống

  • C

    Biên độ nhiệt ngày đêm không lớn

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết phần đa dạng thực vật

Lời giải chi tiết:

Thực vật ở vùng Nhiệt đới lại đa dạng và phong phú nhất do khí hậu ôn hòa, có nhiều loại môi trường sống, biên độ nhiệt ngày đêm không lớn thuận lợi cho sự phát triển của hầu hết các loài thực vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 : Tại sao nấm không phải là 1 loại thực vật:

  • A

    không có dạng thân, lá

  • B

    Có dạng sợi

  • C

    Sinh sản chủ yếu bằng bào tử

  • D

    Không có diệp lục nên không quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nấm không được coi là thực vật vì chúng không có diệp lục nên không thể tự dưỡng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Khi đang quan sát bọ cánh cứng, đều gì xảy ra khi đưa kính lại gần bọ hơn

  • A

    Nhìn rõ bọ hơn

  • B

    Nhìn mờ hơn

  • C

    Nhìn bọ to hơn và rõ hơn

  • D

    Nhìn bọ bé hơn

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi đưa kính lại gần vật mẫu hơn, vật nhìn qua kính bị mờ hơn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Người ta sử dụng virus NPV để tiêu diệt sâu, đây là ứng dụng gì của virus :

  • A Sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein.
  • B Virus được sử đụng để sản xuất vaccine.
  • C Sản xuất thuốc trừ sâu virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác
  • D Sản xuất dược phẩm

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường sống. Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học (còn gọi là đấu tranh sinh học) đang ngày càng được xã hội quan tâm.

Người ta sử dụng virus NPV để Sản xuất thuốc trừ sâu, loại thuốc trừ sâu này không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?

  • A

    An

  • B

    Bình

  • C

    An và Bình nhanh như nhau

  • D An và Bình chậm như nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Tính số hộp kẹo An và Bình đóng gói được trong 1 giờ.

Lời giải chi tiết:

Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là:

1410 : 30 = 47 (hộp)

Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là:

408 : 8 = 51 (hộp)

Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ