Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Phạm Văn Đồng

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 89309

Lúc 6h trên cùng một đường thẳng từ hai điểm A và B (AB = 50km). Hai xe chuyển động hướng vào nhau : xe đi từ A có vận tốc 15km/h, xe đi từ B có vận tốc 10km/h. Chọn hệ trục tọa độ : gốc trùng A, chiều dương từ A đến B. Gốc thời gian là lúc 6 h. Phương trình chuyển động hai xe : 

  • A.

    x1 = 50 – 10t (m) và x2 = 15t (m)   

  • B. x1 = 15t (km) và x2 = 50 - 10t (km)     
  • C. x1 = 15t (km) và x2  = 50 - 10t (km)    
  • D. x1 = 15t (km) và x2 = 50 + 10t (km)
Câu 2
Mã câu hỏi: 89310

Chọn câu trả lời đúng : Chuyển động cơ học là sự thay đổi: 

  • A. năng lượng của vật theo thời gian. 
  • B. tốc độ của vật theo thời gian.
  • C. khoảng cách của vật so với các vật khác theo thời gian 
  • D. vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian.
Câu 3
Mã câu hỏi: 89311

Lúc 7h tại hai điểm A và B cách nhau 130km(coi là thẳng) có hai ôtô chạy ngược chiều đi về phía nhau. Tốc độ của ôtô chạy từ A là 60km/h và tốc độ của ôtô chạy từ B là 40km/h. Khoảng cách giữa hai ôtô lúc 8h là: 

  • A. 20 km       
  • B. 100km         
  • C. 230 km          
  • D. 30 km
Câu 4
Mã câu hỏi: 89312

Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều. 

  • A.

    v + v0 =   \(\sqrt {2as} \)             

  • B. v2 - v02 = 2as              
  • C.

    v - v0 =    \(\sqrt {2as} \)        

  • D.

    v02 + v2 = 2as 

Câu 5
Mã câu hỏi: 89313

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều: 

  • A. bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều    
  • B. tăng đều theo thời gian
  • C. chỉ có độ lớn không đổi        
  • D. có phương, chiều và độ lớn không thay đổi
Câu 6
Mã câu hỏi: 89314

Xe lửa bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2. Khoảng thời gian t để xe lửa đạt vận tốc 36 km/h là: 

  • A.

    t = 200s       

  • B.  t = 300s           
  • C.  t = 100s          
  • D.  t = 360s
Câu 7
Mã câu hỏi: 89315

Phương trình nào sau đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều? 

  • A.

    v = 20 – 2t.     

  • B. v = 20 + 2t + t2.
  • C. v = t2 – 1.       
  • D. v = t2 + 4t.
Câu 8
Mã câu hỏi: 89316

Một vật được thả rơi tự do ở độ cao 80m so với mặt đất. Cho gia tốc rơi tự do là 10m/s2, thời gian rơi của vật là 

  • A.

    3s.   

  • B.

    4s.        

  • C.  6s.           
  • D. 5s.
Câu 9
Mã câu hỏi: 89317

Sự rơi tự do là chuyển động : 

  • A. thẳng nhanh dần đều          
  • B. thẳng nhanh dần
  • C. thẳng chậm dần đều              
  • D. thẳng đều
Câu 10
Mã câu hỏi: 89318

Chọn câu sai: Chuyển động tròn đều có: 

  • A. tốc độ góc không đổi         
  • B. quỹ đạo là đường tròn
  • C. véc tơ gia tốc không đổi       
  • D. tốc độ dài không đổi
Câu 11
Mã câu hỏi: 89319

Chọn câu trả lời đúng   Gia tốc của chuyển động tròn đều: 

  • A. là một đại lượng véctơ luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động. 
  • B. là một đại lượng véctơ luôn hướng về tâm quĩ đạo chuyển động.
  • C. là một đại lượng véctơ luôn cùng phương, chiều với véctơ vận tốc dài. 
  • D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 12
Mã câu hỏi: 89320

Vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên gọi là: 

  • A. Vận tốc trung bình.        
  • B. Vận tốc kéo theo.      
  • C. Vận tốc tương đối.           
  • D. Vận tốc tuyệt đối.
Câu 13
Mã câu hỏi: 89321

Chọn các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

“Lực là đại lượng đặc trưng cho .......... của vật này vào vật khác, kết quả là .......... hoặc làm cho vật ..........” 

  • A. Tác dụng, làm cho vật chuyển động, biến dạng 
  • B. Tác dụng, truyền gia tốc cho vật, biến dạng
  • C. Tương tác, làm cho vật chuyển động, ngừng chuyển động 
  • D. Tương tác, truyền gia tốc cho vật, chuyển động
Câu 14
Mã câu hỏi: 89322

Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng  7 N và 10 N. Trong các giá trị sau giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực? 

  • A. 1 N.       
  • B. 2 N.            
  • C. 16 N.          
  • D. 18 N.
Câu 15
Mã câu hỏi: 89323

Một có khối lượng 2,5 kg, chuyển động với gia tốc 0,05 m/s2. Lực tác dụng vào vật có độ lớn là: 

  • A.

    0,02 N     

  • B. 0,125 N               
  • C. 50 N      
  • D. 0,215 N.
Câu 16
Mã câu hỏi: 89324

Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1 = 1 m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2 = 3 m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m =\(\frac{{{m_1} + {m_2}}}{2}\) một gia tốc là bao nhiêu? 

  • A.

    1,5 m/s2             

  • B. 2 m/s2      
  • C. 1 m/s2   
  • D. 4 m/s2
Câu 17
Mã câu hỏi: 89325

Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính? 

  • A.  Chiếc bè trôi trên sông.     
  • B. Vật rơi trong không khí.
  • C.  Giũ quần áo cho sạch bụi.      
  • D. Vật rơi tự do.
Câu 18
Mã câu hỏi: 89326

Theo định luật II Niu-tơn thì 

  • A. Khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng.       
  • B. Khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật.
  • C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật. 
  • D. Gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.
Câu 19
Mã câu hỏi: 89327

Lực và phản lực của nó luôn 

  • A. Khác nhau về bản chất.    
  • B. Xuất hiện và mất đi đồng thời.
  • C.  Cùng hướng với nhau.        
  • D. Cân bằng nhau.
Câu 20
Mã câu hỏi: 89328

Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào 

  • A. Thể tích của hai vật.       
  • B. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.
  • C. Môi trường giữa hai vật.    
  • D. Khối lượng của Trái Đất.
Câu 21
Mã câu hỏi: 89329

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm, khi bị kéo bằng lực 10N thì lò xo dài 24 cm. Độ cứng của lò xo bằng: 

  • A. 4 N/m           
  • B. 25 N/m              
  • C. 250 N/m            
  • D. 2,5 N/m
Câu 22
Mã câu hỏi: 89330

Vật nặng được gắn vào một đầu của lò xo treo thẳng đứng. Gọi độ cứng của lò xo là k, khối lượng vật nặng m, gia tốc rơi tự do là g. Độ giãn của lò xo phụ thuộc vào những đại lượng nào? ( khi vật cân bằng) 

  • A. m,k,g       
  • B. m, k       
  • C. k,g        
  • D. m,g
Câu 23
Mã câu hỏi: 89331

Một trái bóng được truyền một vận tốc đầu v0=0,8m/s. Hệ số ma sát giữa quả bóng và sàn nhà bằng 0,01, lấy g= 10 m/s2. Quãng đường mà quả bóng chuyển động trên sàn cho đến khi dừng lại là 

  • A. 1,6 m           
  • B. 0,16 m         
  • C. 8m     
  • D. 4m.
Câu 24
Mã câu hỏi: 89332

Chọn phát biểu đúng về lực ma sát trượt: 

  • A. Có độ lớn tỉ lệ với vận tốc của vật      
  • B. Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực
  • C. Có độ lớn tỉ lệ với trọng lượng của vật          
  • D. Có độ lớn tỉ lệ với khối lượng của vật
Câu 25
Mã câu hỏi: 89333

Một chiếc xe chạy trên chiếc cầu cong vòng lên bán kính R. Tại Điểm cao nhất của cầu, áp lực gây ra do xe tác dụng lên cầu 

  • A. nhỏ hơn trọng lượng xe.       
  • B. nhỏ hơn khối lượng xe.
  • C. lớn hơn trọng lượng xe.      
  • D. bằng trọng lượng xe.
Câu 26
Mã câu hỏi: 89334

Một vật được ném ngang ở độ cao h = 80m với vận tốc đầu v0 = 20m/s. lấy g = 10 m/s2. Tầm ném xa của vật là: 

  • A. 160 m      
  • B. 60 m   
  • C. 40 m       
  • D.  80 m
Câu 27
Mã câu hỏi: 89335

Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là 

  • A. Một đường thẳng.        
  • B. Một đường tròn.
  • C. Lúc đầu thẳng, sau đó cong.              
  • D. Một nhánh của đường parabol.
Câu 28
Mã câu hỏi: 89336

Gọi d là cánh tay đòn của lực \(\overrightarrow F \)  đối với trục quay. Mômen lực của lực \(\overrightarrow F \)   đối với trục quay đó là 

  • A. M =  \(\overrightarrow F \).d      
  • B. M = \(\overrightarrow d \). F               
  • C. M=d.F      
  • D. M=  \(\overrightarrow F \).\(\overrightarrow d \)
Câu 29
Mã câu hỏi: 89337

Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu? 

  • A. 160N        
  • B. 80N             
  • C. 120N               
  • D. 60N
Câu 30
Mã câu hỏi: 89338

Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu? 

  • A. 160N        
  • B. 80N             
  • C. 120N               
  • D. 60N
Câu 31
Mã câu hỏi: 89339

Chọn đáp án đúng. Giới hạn đàn hồi của vật là giới hạn trong đó vật:

  • A. còn giữ được tính đàn hồi.         
  • B. không còn giữ được tính đàn hồi.
  • C. bị mất tính đàn hồi.         
  • D. bị biến dạng dẻo.
Câu 32
Mã câu hỏi: 89340

Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng ?

  • A. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 
  • B. Ba lực phải đồng qui.
  • C. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui.   
  • D. Ba lực phải đồng phẳng.
Câu 33
Mã câu hỏi: 89341

Chọn đáp án đúng. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực:

  • A. phải xuyên qua mặt chân đế.          
  • B. không xuyên qua mặt chân đế.
  • C. nằm ngoài mặt chân đế.         
  • D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.
Câu 34
Mã câu hỏi: 89342

Chọn đáp án đúng. Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là :

  • A. Chuyển động thẳng và chuyển động xiên. 
  • B. Chuyển động tịnh tiến.
  • C. Chuyển động quay.                        
  • D. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
Câu 35
Mã câu hỏi: 89343

Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức:

  • A. M = Fd.             
  • B. M = F.d/2.           
  • C. M = F/2.d.   
  • D. M = F/d
Câu 36
Mã câu hỏi: 89344

Một ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 80 km/h. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường và xe ô tô xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật mốc, thời điểm ô tô xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương. Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này như thế nào?

  • A. x = 3 +80t.  
  • B. x = ( 80 -3)t.                 
  • C. x =3 – 80t.        
  • D. x = 80t.
Câu 37
Mã câu hỏi: 89345

Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là:

  • A. s = 45m.         
  • B. s = 82,6m.         
  • C. s = 252m.         
  • D. s = 135m.
Câu 38
Mã câu hỏi: 89346

Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?

  • A.

    a = 0,7 m/s2; v = 38 m.s.       

  • B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
  • C. a =0,2 m/s2 ; v = 8m/s.               
  • D. a =1,4 m/s2, v = 66m/s.
Câu 39
Mã câu hỏi: 89347

Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.

  • A.

    t = 1s.             

  • B. t = 2s.         
  • C. t = 3 s.      
  • D. t = 4 s.
Câu 40
Mã câu hỏi: 89348

Vật rơi tự do ở độ cao 240m trong 7s. Quãng đường vật đi trong giây cuối cùng là?

  • A. 40,5m.            
  • B. 63,7m.          
  • C. 60m.       
  • D. 112,3m.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ