Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Vật lý 10 năm 2019-2020 trường THPT Lê Hồng Phong

15/04/2022 - Lượt xem: 34
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 89229

Xe ca chuyển động từ A đến B với tốc độ 20 km/h và từ B quay trở lại A với tốc độ 30 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong cả quá trình là 

  • A. 25 km/h.      
  • B. 24 km/h
  • C.  50 km/h.        
  • D. 5 km/h.
Câu 2
Mã câu hỏi: 89230

Phương trình nào dưới đây biểu diễn chuyển động thẳng biến đổi đều của một chất điểm. Trong đó x là độ rời, t là thời gian, a, b, c là các hằng số 

  • A. \(x = \frac{a}{t} + bt\)
  • B.  x =  at
  • C. \(x = at + b{t^2}\)
  • D. \(x = at + b{t^2} + c{t^3}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 89231

Một xe ca đang chuyển động với vận tốc 40 m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần, đạt vận tốc 80 m/s sau khi đi được 200 m. Gia tốc chuyển động của xe trong quá trình này là 

  • A.

    8 m/s2             

  • B. 9,6 m/s2          
  • C. 12 m/s2          
  • D. 24 m/s2
Câu 4
Mã câu hỏi: 89232

 Một vật bắt đầu chuyển động 40 s dưới tác dụng của lực không đổi. Nếu quãng đường vật đi được trong 20 s đầu là s1, quãng đường vật đi được trong 20 s tiếp theo là s2. Khi đó 

  • A.

    s1 = s2                

  • B. s2 = 2s1           
  • C. s2 = 3s1         
  • D. s2 = 4s1
Câu 5
Mã câu hỏi: 89233

Từ một vị trí, hai ô tô đồng thời xuất phát, ô tô thứ nhất chuyển động với vận tốc không đổi 20 m/s, ô tô thứ hai chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Biết hai ô tô chuyển động cùng hướng trên một đường thẳng. Hai ô tô gặp nhau sau khoảng thời gian 

  • A.

    10 s           

  • B. 20 s            
  • C. 30 s      
  • D. 35 s
Câu 6
Mã câu hỏi: 89234

Một vật chuyển động từ trạng thái nghỉ, chuyển động nhanh dần đều, tỉ số quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 và sau 5 giây là 

  • A. 9/25        
  • B. 3/5              
  • C. 25/9                
  • D. 1/25
Câu 7
Mã câu hỏi: 89235

Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 30 cm. Xe chạy với vận tốc 15m/s. Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài xe là 

  • A. 20 rad/s       
  • B. 40 rad/s               
  • C. 50 rad /s            
  • D. 60 rad/s
Câu 8
Mã câu hỏi: 89236

Đồ thị tọa độ - thời gian của một vật thể hiện ở bên cho biết 

  • A.

    Tốc độ của vật luôn không đối  

  • B. Tốc độ của vật thay đổi liên tục
  • C.

     Vật chuyến động với tốc độ không đổi đến thời điểm t1 sau đó dừng lại 

  • D. Vật chuyển động nhanh dần tới thời điểm t1 sau đó chuyển động đều
Câu 9
Mã câu hỏi: 89237

Khi tổng hợp lực tác dụng lên vật bằng 0 thì một vật đang chuyển động thẳng sẽ 

  • A. chuyển động chậm dần và cuối cùng dừng hẳn 
  • B. dùng ngay lập tức
  • C. chuyển động với vận tốc không đổi 
  • D. Rẽ sang trái hoặc sang phải
Câu 10
Mã câu hỏi: 89238

Khi nước yên lặng, một chiếc thuyền mất 2 h để đi từ A đến B và từ B quay trở lại A với khoảng cách AB = 8 km. Nếu nước chảy thành dòng theo hướng AB với tốc độ dòng chảy là 4 km/h thì thời gian để thuyền đi từ A đến B và quay trở lại A là 

  • A. 2 giờ.        
  • B. 2 giờ 40 phút.
  • C. 1 giờ 20 phút.     
  • D. 1 giờ.
Câu 11
Mã câu hỏi: 89239

Một vật rơi tự do, nó có vận tốc v sau khi rơi đuợc quãng đường bằng h. Quãng đường mà vật đã rơi khi nó có vận tốc v/2 là 

  • A. \(\frac{h}{8}\)
  • B. \(\frac{h}{4}\)
  • C. \(\frac{h}{2}\)
  • D. \(\frac{h}{12}\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 89240

Từ một đỉnh tháp cao 5 m, một vật được ném theo phương nằm ngang, nó chạm đất ở một điểm cách chân tháp 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ném vật là :

  • A.

    25 m/s   

  • B. 5 m/s      
  • C. 10 m/s            
  • D. 20 m/s
Câu 13
Mã câu hỏi: 89241

Khi một chiếc ô tô nằm yên trên đường thì lực tác dụng lên nó 

  • A. bằng 0          
  • B. hướng lên
  • C. hướng xuống        
  • D. nằm ngang
Câu 14
Mã câu hỏi: 89242

Một hành khách đứng trên một chiếc xe buýt đang chuyển động, quay mặt về phía trước đột nhiên ngã về phía sau. Điều này có thể là do 

  • A. Xe buýt tăng tốc 
  • B. Xe buýt chuyển động chậm lại
  • C. Xe buýt không thay đổi vận tốc 
  • D.  Xe buýt rẽ phái hoặc trái
Câu 15
Mã câu hỏi: 89243

Một vật có khối lượng 1 kg có thể chuyển động không ma sát trên mặt bàn nằm ngang. Nếu tác dụng một lực không đổi bằng 1 N vào vật theo phương song song với mặt bàn thì vật sẽ thu được 

  • A.

    tốc độ bằng 1 m/s2           

  • B. gia tốc bằng 1 m/s2
  • C. tốc độ bằng 1 cm/s2      
  • D. gia tốc bằng 1 cm/s2
Câu 16
Mã câu hỏi: 89244

Chiếc xe ô tô khối lượng 1200 kg tăng tốc từ trạng thái nghỉ bởi một lực không đổi 2400 N. Tốc độ của xe sau 8 s là 

  • A. 0,4 m/s      
  • B. 1,6 m/s           
  • C. 16 m/s     
  • D. 8 m/s
Câu 17
Mã câu hỏi: 89245

Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Để dừng được xe trong 1/10 giây cần một lực hãm bằng 

  • A. 5000 N           
  • B. 500 N       
  • C. 500 N      
  • D. 1000 N
Câu 18
Mã câu hỏi: 89246

Ở hình bên, sức căng trên sợi dây nằm ngang là 30 N. Trọng lượng P, sức căng T trên sợi dây OA là 

  • A. 30\(\sqrt 3 \) N, 30 N.    
  • B. 30\(\sqrt 3 \) N, 60N.         
  • C. 60\(\sqrt 3 \) N, 30N.   
  • D. 30 N, 30\(\sqrt 3 \)  N.
Câu 19
Mã câu hỏi: 89247

Lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 30 cm treo thẳng đứng. Khi treo vật có khối lượng 200 g vào đầu dưới lò xo thì chiều dài của lò xo bằng 34 cm. Nếu treo thêm vào lò xo một vật có khối lượng 300 g thì chiều dài của lò xo bằng 

  • A. 37 cm.     
  • B. 40 cm.     
  • C. 44 cm.         
  • D. 36 cm.
Câu 20
Mã câu hỏi: 89248

Độ lớn của lực hướng tâm tác dụng lên một vật khối lượng m chuyển động đều trên vòng tròn bán kính r với tốc độ v là :

  • A.

    mvr.

  • B. \(\frac{{m{v^2}}}{r}\)
  • C. \(\frac{v}{{m{r^2}}}\)
  • D. \(\frac{v}{{rn}}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 89249

Một chiếc xe ca chuyển động trên một mặt phẳng lượn theo một vòng tròn bán kính r = 10 m. Biết ma sát cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 0,5 mg, trong đó m là khối lượng của xe ca. Lấy g = 9,8 m/s2. Vận tốc của xe ca là 

  • A.

    10 m/s 

  • B.  7 m/s         
  • C. 4,9 m/s         
  • D. 14,2 m/s
Câu 22
Mã câu hỏi: 89250

Một vật có dạng hình hộp, khối lượng m được kéo bởi lực \(\overrightarrow F \)  tạo với phương nằm ngang góc  α để vật trượt trên sàn (hình vẽ). Biết lực ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là Fms. Gia tốc của vật là 

  • A. \(\frac{F}{m}\)
  • B. \(\frac{{F - {F_{ms}}}}{m}\)
  • C. \(\frac{{F.\cos \alpha - {F_{ms}}}}{m}\)
  • D. \(\frac{{F.\sin \alpha - {F_{ms}}}}{m}\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 89251

Cho hệ thống ở hình bên, thanh đồng chất có thể quay quanh trục R nằm ngang. Lực tác dụng lên hai đầu P và Q tương ứng bằng 5 N và 3 N. Giá trị của PR bằng :​

  • A. \(\frac{1}{4}RQ\)
  • B. \(\frac{3}{8}RQ\)
  • C. \(\frac{3}{5}RQ\)
  • D. \(\frac{2}{5}RQ\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 89252

 Lúc 7h15p, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với vận tốc không đổi 36km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với v = 5m/s đã đi được 36km kể từ A. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ.

  • A. 9h15phút
  • B. 8h10phút
  • C. 10h10phút
  • D. 10h50phút
Câu 25
Mã câu hỏi: 89253

Hai lực cân bằng là:

  • A.

    Hai lực đặt vào 2 vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên 1 đường thẳng, có chiều ngược nhau

  • B. Hai lực cùng đặt vào 1 vật , cùng cường độ có chiều ngược nhau, có phương nằm trên 2 đường thẳng khác nhau
  • C.

    Hai lực cùng đặt vào 1 vật , cùng cường độ có chiều ngược nhau

  • D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 26
Mã câu hỏi: 89254

Một quả cầu có khối lượng 5kg được treo vào tường bằng dây hợp với tường 1 góc \(\alpha = {20^0}\) . Bỏ qua ma sát giữa quả cầu và tường.

Lực căng dây và phản xạ của tường tác dụng lên quả cầu xấp xỉ là ?  

  • A.

    47N;138N 

  • B. 138N;47N      
  • C.

    18N;53N

  • D. 53N;18N
Câu 27
Mã câu hỏi: 89255

Vật có trọng lượng P=200N được treo bằng 2 dây OA và OB như hình.

Khi cân bằng , lực căng 2 dây OA và OB là bao nhiêu?   

  • A. 400N;  \(200\sqrt 3 \)N     
  • B. \(200\sqrt 3 N;400N\)
  • C. 100N; \(100\sqrt 3 N\)               
  • D. \(100\sqrt 3 N;100N\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 89256

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
  • B. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn hợp lực tác dụng lên vật khác không.
  • C. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật đứng yên.
  • D. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên vật.
Câu 29
Mã câu hỏi: 89257

Đơn vị của mômen lực M = F. d là?

  • A. m/s        
  • B. N. m        
  • C.  kg. m       
  • D. N. kg
Câu 30
Mã câu hỏi: 89258

Đầu dưới của một lực kế treo trong một buồng thang máy có móc một vật khối lượng  m = 2 kg. Cho biết buồng thang máy đang chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng và lực kế đang chỉ 15 N. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Buồng thang máy đang chuyển động.

  • A.

    lên trên với gia tốc 2,5 m/s2.  

  • B.

    lên trên với gia tốc 5 m/s2.

  • C. xuống dưới với gia tốc 2,5 m/s2.       
  • D. xuống dưới với gia tốc 5 m/s2.
Câu 31
Mã câu hỏi: 89259

Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,1 kg được treo vào một đầu sợi dây nhẹ không dãn, đầu còn lại của sợi dây được buộc chặt vào điểm cố định O. Cho vật m chuyển động theo quỹ đạo tròn nằm trong mặt phẳng thẳng đứng với tâm O và bán kính r = 0,5 m (hình bên). Bỏ qua sức cản của không khí và lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2.

Cho biết vận tốc của vật khi đi qua vị trí cao nhất của quỹ đạo là v = 5 m/s. Lực căng của sợi dây khi vật đi qua vị trí cao nhất của quỹ đạo là

  • A.

    5 N.    

  • B. 1 N.    
  • C.  6 N. 
  • D. 4 N.
Câu 32
Mã câu hỏi: 89260

Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng

  • A.

    đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó.

  • B. đặc tưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m).
  • C.

    đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực.

  • D. luôn có giá trị âm.
Câu 33
Mã câu hỏi: 89261

Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho

  • A.

    lực tác dụng lên vật.       

  • B. mức quán tính của vật.
  • C. gia tốc của vật.   
  • D.  cảm giác nặng nhẹ về vật.
Câu 34
Mã câu hỏi: 89262

Một vật khối lượng m = 0,4 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang như hình bên. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là μt = 0,2. Tác dụng vào vật một lực kéo Fk = 1 N có phương nằm ngang. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2.

Tính từ lúc tác dụng lực kéo Fk, sau 2 giây vật đi được quãng đường là

  • A.

    400 cm.      

  • B. 100 cm. 
  • C. 500 cm.     
  • D. 50 cm.
Câu 35
Mã câu hỏi: 89263

Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị

  • A.

    bằng không.     

  • B. luôn dương.           
  • C. luôn âm.     
  • D. khác không.
Câu 36
Mã câu hỏi: 89264

Cùng một lúc, từ cùng một độ cao, vật A được ném ngang với vận tốc đầu v0, vật B được ném ngang với vận tốc đầu 2vvà vật C được thả rơi tự do. Bỏ qua sức cản của không khí. Chọn kết luận đúng.

  • A.

    Vật A chạm đất đầu tiên.       

  • B. Vật B chạm đất đầu tiên.
  • C. Vật C chạm đất đầu tiên.     
  • D. Cả ba vật chạm đất cùng lúc.
Câu 37
Mã câu hỏi: 89265

Từ độ cao h = 5 m so với mặt đất, một vật nhỏ được ném chếch lên trên với vận tốc đầu v0 = 20 m/s, vectơ vận tốc đầu  hợp với phương ngang góc α = 600. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Độ cao cực đại so với mặt đất mà vật đạt được là

  • A.

    15 m.   

  • B. 20 m.   
  • C. 12,5 m.  
  • D. 10 m.
Câu 38
Mã câu hỏi: 89266

Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc mô men lực?

  • A.

    Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.

  • B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải bằng hằng số
  • C.

    Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải khác không

  • D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải là một véctơ có giá đi qua trục quay
Câu 39
Mã câu hỏi: 89267

Một học sinh thực hiện đẩy tạ. Quả tạ rời tay tại vị trí có độ cao h = 2 m so với mặt đất, với vận tốc đầu v= 7,5 m/s và góc đẩy (góc hợp bởi vectơ vận tốc đầu  và phương ngang) là α = 450. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Thành tích đẩy tạ của học sinh này (tầm bay xa của quả tạ)

  • A.

    7,74 m

  • B. 5,74 m. 
  • C. 7,31 m.       
  • D. 8,46 m.
Câu 40
Mã câu hỏi: 89268

Một quả bóng khối lượng m = 200 g bay với vận tốc v1 = 20 m/s thì đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc v2 = 10 m/s. Khoảng thời gian va chạm vào tường là Δt = 0,05 s. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng.

  • A.

    160 N.    

  • B.  40 N.        
  • C. 80 N.      
  • D. 120 N.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ