Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập HK1 môn Vật lý 10 năm học 2019-2020 trường THPT Thuận Thành- Bắc Ninh

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 89389

Chuyển động của vật nào dưới dây là chuyển động tròn đều? Chuyển động của 

  • A. Một con lắc đồng hồ. 
  • B. Một mắt xích xe đạp.
  • C. Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều. 
  • D. Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
Câu 2
Mã câu hỏi: 89390

Câu nào đúng? 

  • A.

    Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. 

  • B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
  • C.

    Với tốc độ dài, tốc độ góc cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. 

  • D. Cả ba đại lượng tốc độ dài, tốc độ góc và gia tốc hướng tâm không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 3
Mã câu hỏi: 89391

Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:

  • A.

    Quỹ đạo là đường tròn. 

  • B. Vectơ vận tốc không đổi.
  • C.

    Tốc độ góc không đổi.

  • D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm.
Câu 4
Mã câu hỏi: 89392

Chuyển động nào dưới dây có thể coi như chuyển động rơi tự do? Chuyển động của một hòn sỏi được

  • A. ném lên cao.  
  • B. ném theo phương nằm ngang.
  • C. ném theo phương xiên góc.   
  • D. thả rơi xuống.
Câu 5
Mã câu hỏi: 89393

Ở gần mặt đất, một vật nhỏ chuyển động rơi tự do từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = t0 thì 

  • A.

    ở thời điểm t = 0, vận tốc của vật bằng 0. 

  • B. ở thời điểm t = 0, vận tốc của vật có hướng đi lên.
  • C.

    Quãng đường vật đi được tỉ lệ với bình phương thời gian vật rơi. 

  • D. Thành phần vận tốc của vật theo phương ngang luôn bằng 0.
Câu 6
Mã câu hỏi: 89394

Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật khi chạm đất là: 

  • A. \(v = \sqrt {2gh} .\)
  • B. \(v = \sqrt {gh}\)
  • C. \(v = \sqrt {0,5gh} .\)
  • D. \(v = 2\sqrt {gh} \)
Câu 7
Mã câu hỏi: 89395

Tại thời điểm t = 0, học sinh A ở tầng 9 của một tòa nhà ném một viên bi thẳng đứng lên trên. Đến thời điểm t = t0, viên bi đi qua tầng 7, đúng lúc này, học sinh B ném một hòn đá thẳng đứng xuống dưới. Đến thời điểm t = t1 cả hòn đá và viên bi cùng chạm đất. Trong khoảng thời gian t = 05(t0 + t1) đến t = t1 thì chuyển động của vật nào là rơi tự do? 

  • A.

    Chỉ viên bi.        

  • B. Chỉ hòn đá.
  • C. Cả viên bi và hòn đá.   
  • D. Không có vật nào.
Câu 8
Mã câu hỏi: 89396

Tìm các cặp công thức đúng, liên hệ giữa tốc độ góc  với chu kì T và với tần số f trong chuyển động tròn đều. 

  • A. \(\omega = 2\pi /T;\omega = 2\pi f.\)
  • B. \(\omega = 2\pi T;\omega = 2\pi f.\)
  • C. \(\omega = 2\pi T;\omega = 2\pi /f.\)
  • D. \(\omega = 2\pi /T;\omega = 2\pi /f.\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 89397

Một đĩa tròn quay đều quanh một trục đi qua tâm đĩa. Điểm A nằm ở mép đĩa, điểm N nằm ở chính giữa bán kính r của đĩa. Tốc độ góc của A và B lần lượt là  \({\omega _A};{\omega _B}.\)  Tốc độ dài của A và B lần lượt là vA và vB. Gia tốc hướng tâm A và B tương ứng là aA và aB. Chọn câu đúng.  

  • A. \({\omega _A} = {\omega _B}.\)
  • B. vA = vB.       
  • C. aA =2aB.            
  • D. aA = aB.
Câu 10
Mã câu hỏi: 89398

Một ô tô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ô tô trong một phần tư của khoảng thời gian này là 60 km/h và trong phần còn lại là 40 km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường AB. 

  • A. 48 km/h.      
  • B. 50 km/h.       
  • C. 36 km/h.    
  • D. 45 km/h.
Câu 11
Mã câu hỏi: 89399

Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB có độ dài là s. Tốc độ của xe đạp trong một phần ba đoạn đường này là 12 km/h và trong phần còn lại là 18 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB. 

  • A. 48 km/h.       
  • B. 108/7 km/h.      
  • C. 14,4 km/h.     
  • D. 60 km/h.
Câu 12
Mã câu hỏi: 89400

Hai người xuất phát cùng một vị trí, cùng một thời điểm, đi bộ cùng chiều trên một đường thẳng, người thứ nhất đi với tốc độ không đổi bằng 0,8 m/s. Người thứ hai đi với tốc độ không đổi 2,0 m/s. Người thứ hai đi được một đoạn đường b (m) và mất thời gian t1 (s) thì dừng lại, sau 5,5 phút thì người thứ nhất đến. Tích bt1 gần giá trị nào nhất sau đây? 

  • A.

    239000 m.s.           

  • B. 242000 m.s.     
  • C. 439000 m.s.       
  • D. 532000 m.s.
Câu 13
Mã câu hỏi: 89401

Lúc 7 giờ sáng một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B với tốc độ 60 km/h. Nửa giờ sau một ô tô khác xuất phát từ tỉnh B đi đến tỉnh A với tốc độ 40 km/h. Coi đường đi giữa hai tỉnh A và B là đường thẳng, cách nhau 180 km và các ô tô chuyển động thẳng đều. Hai xe gặp nhau lúc 

  • A.

    11 h.               

  • B. 8 h.          
  • C. 9 h.      
  • D.  10 h.
Câu 14
Mã câu hỏi: 89402

Lúc 7 giờ sáng một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B với tốc độ 60 km/h. Nửa giờ sau một ô tô khác xuất phát từ tỉnh B đi đến tỉnh A với tốc độ 40 km/h. Coi đường đi giữa hai tỉnh A và B là đường thẳng, cách nhau 180 km và các ô tô chuyển động thẳng đều. Các xe A và B đi đến nơi đã định lần lượt là: 

  • A. 12 h và 10 h.        
  • B. 10 h và 14 h.     
  • C.  10 h và 12 h.         
  • D. 10 h và 11 h.
Câu 15
Mã câu hỏi: 89403

 Một vật chuyển động có phương trình vận tốc v = (10 + 2t) (m/s). Sau 10 giây kể từ lúc t = 0, vật đi được quãng đường 

  • A. 30 m.   
  • B. 110 m.        
  • C. 200 m.        
  • D. 300 m.
Câu 16
Mã câu hỏi: 89404

Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 400 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Tính gia tốc của xe. 

  • A.

    -0,165 m/s2  .         

  • B. -0,125 m/s2 .  
  • C. -0,258m/s2  .   
  • D.   -0,188 m/s2 .
Câu 17
Mã câu hỏi: 89405

Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 20 m/s và với độ lớn gia tốc 0,4 m/s2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) khi t < 50 giây được tính theo công thức 

  • A.

    s = 20t – 0,2t2.    

  • B.  s = 20t + 0,2t2.
  • C. s = 20 + 0,4t.        
  • D. s = 20t – 0,4t2.
Câu 18
Mã câu hỏi: 89406

Khi ô tô chạy với tốc độ 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu? 

  • A.

    a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.     

  • B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
  • C.  a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s.            
  • D.  a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.
Câu 19
Mã câu hỏi: 89407

Từ độ cao 180 m người ta thả rơi tự do một vật nặng không vận tốc ban đầu. Cùng lúc đó từ mặt đất người ta bắn thẳng đứng lên cao một vật nặng với tốc độ ban đầu 75 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Hai vật đi ngang qua nhau ở độ cao h và ở thười điểm t0. Độ lớn h/t0 gần giá trị nào nhất sau đây? 

  • A.

    68 m/s.              

  • B. 15 m/s.         
  • C. 62 m/s.        
  • D.  88 m/s.
Câu 20
Mã câu hỏi: 89408

Tại thời điểm t = 0, từ độ cao 180 m người ta thả rơi tự do một vận nặng không vận tốc ban đầu. Cùng lúc đó từ mặt đất người ta bắn thẳng đứng lên cao một vật nặng với tốc độ ban đầu 60 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời điểm mà độ lớn vận tốc của hai vật bằng nhau là :

  • A.

    3 s.          

  • B. 2 s.           
  • C. 4 s.           
  • D.  6 s.
Câu 21
Mã câu hỏi: 89409

Hai viên bi sắt được thả rơi không vận tốc ban đầu từ cùng một độ cao đủ lớn cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng cách giữa hai viên bi theo phương thẳng đứng sau khi viên bi thă rơi được 1 s là 

  • A.

    5 m.           

  • B. 6,25 m.        
  • C. 4 m.          
  • D. 3,75 m.
Câu 22
Mã câu hỏi: 89410

Hai viên bi A và B được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ hai điểm cùng một độ cao đủ lớn và cách nhau 20 m. Viên bị A rơi sau viên bi B một khoảng thời gian là 1 s. Tính khoảng cách giữa hai viên bi sau thời gian 2 s kể từ khi B bắt đầu rơi. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2

  • A.

    15 m.             

  • B. 32 m.              
  • C.  14 m.                
  • D. 25 m.
Câu 23
Mã câu hỏi: 89411

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của nó khi chạm đất bằng 

  • A.

    50 m/s.       

  • B. 10 m/s.  
  • C.  40 m/s.        
  • D. 30 m/s.
Câu 24
Mã câu hỏi: 89412

Một vật được thả rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật trước khi chạm đất là ?

  • A.

    9,8 m/s.   

  • B.  9,9 m/s.       
  • C. 10 m/s.       
  • D. 9,6 m/s.
Câu 25
Mã câu hỏi: 89413

Một vât được thả từ trên máy bay ở độ cao 80 m. Cho rằng vật rơi tự do không vận tốc đầu. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian rơi. 

  • A.

    4 s.      

  • B.  2 s.     
  • C. 1,4 s.               
  • D. 1,6 s.
Câu 26
Mã câu hỏi: 89414

Hai viên bi sắt được thả rơi từ độ cao đủ lớn cách nhau một khoảng thời gian 0,2 s. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên bi thả trước rơi được 1,5 s là: 

  • A.

    5 m.       

  • B. 6,25 m.          
  • C. 4 m.        
  • D. 3,75 m.
Câu 27
Mã câu hỏi: 89415

Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với tốc độ ban đầu bằng 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Hỏi sau bao lâu hòn sỏi rơi tới đất? 

  • A.

    1 s.             

  • B.  2s.      
  • C. 3 s.             
  • D. 4 s.
Câu 28
Mã câu hỏi: 89416

Bánh xe đạp bán kính 0,66 m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với tốc độ 12 km/h. Tốc độ góc của bánh xe đối với người ngồi xe gần giá trị nào nhất sau đây? 

  • A.

    12 rad/s.            

  • B. 5 rad/s.           
  • C. 50 rad/s.     
  • D. 10 rad /s.
Câu 29
Mã câu hỏi: 89417

Chiều dài của kim giây của đồng hồ là 3 cm. Xem kim chuyển động tròn đều. Gia tốc của đầu mút kim giây gần giá trị nào nhất sau đây? 

  • A. \(3,{2.10^{ - 4}}m/{s^2}.\)
  • B. \(2,{4.10^{ - 4}}m/{s^2}.\)
  • C. \(2,{6.10^{ - 4}}m/{s^2}.\)
  • D. \(2,{9.10^{ - 4}}m/{s^2}.\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 89418

Từ trường có thể buộc một hạt mang điện chuyển động theo một quỹ đạo tròn. Giả sử trong từ trường, một electron chuyển động tròn đều có gia tốc hướng tâm là  \(3,{5.10^{14}}m/{s^2}.\) Nếu bán kính quỹ đạo bằng 20 cm thì tốc độ dài của electron gần giá trị nào nhất sau đây? 

  • A. \(7,{2.10^6}\)m/s.      
  • B. \(7,{5.10^6}\)m/s.      
  • C. \(7,{9.10^6}\)m/s.      
  • D. \(8,{3.10^6}\)m/s.      
Câu 31
Mã câu hỏi: 89419

Để chuẩn bị bay trên các con tàu vụ trũ, các nhà du hành phải tập luyện tập trên các máy quay li tâm. Giả sử ghế ngồi cách tâm của máy quay một khoảng 6 m và nhà du hành chịu một gia tốc hướng tâm bằng 7 lần gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Tốc độ dài của nhà du hành bằng 

  • A.

    18,7 rad/s.     

  • B. 18,5 rad/s.    
  • C. 13,7 rad/s.        
  • D. 20,5 rad/s.
Câu 32
Mã câu hỏi: 89420

Cho bán kính Trái Đất là 6400 km. Tốc độ dài của điểm A nằm trên đường xích đạo và điểm B nằm trên vĩ tuyến 30 trong chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất lần lượt là vA và vB. Hiệu (vA – vBgần giá trị nào nhất sau đây? 

  • A.

    84 m/s.       

  • B. 70 m/s.            
  • C. 89 m/s.      
  • D. 62 m/s.
Câu 33
Mã câu hỏi: 89421

Hai chất điểm M và N chuyển động cùng chiều trên đường tròn tâm O, bán kính 0,4 m. Tại thời điểm t = 0, hai chất đểm cùng xuất phát từ gốc A trên đường tròn với tốc độ góc lần lượt là 10π (rad/s) và 5π (rad/s). Hai chất điểm gặp nhau lần 3 (không tính lần xuất phát) ở thời điểm 

  • A.

    1,2 s.       

  • B. 0,8 s. 
  • C. 1,6 s.             
  • D. 0,4 s.
Câu 34
Mã câu hỏi: 89422

Quan sát đồng hồ kim, hiện tại là 5 giờ đúng. Sau khoảng thời gian ngắn nhất \(\Delta t\)  thì hai kim vuông góc nhau. Giá trị của \(\Delta t\) bằng: 

  • A.

    7/9 giờ.      

  • B. 5/11 giờ. 
  • C. 7/11 giờ.          
  • D. 5/9 giờ.
Câu 35
Mã câu hỏi: 89423

Quan sát đồng hồ kim, hiện tại là 12 giờ đúng. Sau khoảng thời gian ngắn nhất \(\Delta t\) thì hai kim vuông góc nhau. Giá trị của \(\Delta t\)  bằng: 

  • A.

    7/9 giờ.      

  • B. 5/11 giờ.  
  • C. 3/11 giờ.         
  • D. 5/9 giờ.
Câu 36
Mã câu hỏi: 89424

Một chiếc đồng hồ đang hoạt động bình thường, hiện tại kim giờ và kim phút không trùng nhau. Sau 24 giờ (tức 1 ngày đêm) hai kim đó trùng nhau bao nhiêu lần? 

  • A.

    18 lần.     

  • B. 19 lần.         
  • C. 21 lần.        
  • D. 22 lần.
Câu 37
Mã câu hỏi: 89425

Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông, sau 1 phút trôi được 30 m. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của thuyền. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng bao nhiêu? 

  • A.

    11,8 km/h.       

  • B. 10 km/h.    
  • C.  12 km/h.        
  • D. 15 km/h.
Câu 38
Mã câu hỏi: 89426

Một ô tô A chạy đều trên một đường thẳng với độ lớn vận tốc 40 km/h. Một ô tô B đuổi theo ô tô A với độ lớn vận tốc 70 km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của các ô tô. Xác định vận tốc của ô tô B đối với ô tô A. 

  • A.

    20 km/h.        

  • B. -20 km/h.    
  • C. – 30 km/h.  
  • D. 30 km/h.
Câu 39
Mã câu hỏi: 89427

A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 20 km/h đang đi ngược chiếu vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đoạn tàu mà A ngồi. Tính vận tốc của B đối với A. 

  • A.

    – 35 km/h.         

  • B.  35 km/h.   
  • C. 25 km/h.       
  • D. -25 km/h.
Câu 40
Mã câu hỏi: 89428

Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn  

  • A.

    tăng gấp đôi.            

  • B. giảm đi một nửa   
  • C. tăng gấp bốn.       
  • D. không đổi.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ