Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Huệ

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 162695

Một đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm .Công suất bức xạ của đèn là 10W .Số photôn mà đèn phát ra trong 1s bằng :

  • A. 3.1019          
  • B. 4.1019
  • C. 0,4.1019       
  • D. 0,3.1019
Câu 2
Mã câu hỏi: 162696

Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào

  • A. điện trường giữa anôt và catôt.
  • B. điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện.
  • C. bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt.
  • D. bản chất của kim loại.
Câu 3
Mã câu hỏi: 162697

Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, cường độ dòng quang điện bão hoà đo được là 16µA. Số electrôn đến anốt trong 1 giờ là:

  • A. 3,6.1017   
  • B. 1014
  • C. 3,6 .1013      
  • D. 1013
Câu 4
Mã câu hỏi: 162698

Số nơtron trong hạt nhân \({}_{13}^{27}Al\) là bao nhiêu ?

  • A. 27.        
  • B. 14.
  • C. 40.      
  • D. 13.
Câu 5
Mã câu hỏi: 162699

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 1m. Khoảng cách giữa 3 vân sáng liên tiếp là 0,9mm. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là

  • A. 0,65 µm.      
  • B. 0,51µm.
  • C. 0,6µm.        
  • D. 0,45 µm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 162700

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

  • A. Chiếu sáng.             
  • B. Kích thích sự phát quang. 
  • C. Sinh lí.
  • D. Tác dụng lên phim ảnh.
Câu 7
Mã câu hỏi: 162701

Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện λ0, công thoát A, hằng số Planck h và vận tốc ánh sáng c là:

  • A. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{c}{{hA}}\)    
  • B. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{{hA}}{c}\) 
  • C. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{A}{{hc}}\)     
  • D. \(\lambda \)0 = \(\dfrac{{hc}}{A}\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 162702

Để so sánh độ bền vững giữa hai hạt nhân chúng ta dựa vào đại lượng

  • A. Độ hụt khối của hạt nhân.
  • B. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.
  • C. Năng lượng liên kết của hạt nhân.
  • D. Số khối A của hạt nhân.
Câu 9
Mã câu hỏi: 162703

Trong mạch dao động điện từ LC, điện tích trên tụ điện biến thiên với chu kỳ T. Năng lượng điện trường ở tụ điện

  • A. không biến thiên theo thời gian.
  • B. biến thiên tuần hoàn với chu kì T.
  • C. biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2.
  • D. biến thiên tuần hoàn với chu kì 2T.
Câu 10
Mã câu hỏi: 162704

Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng

  • A. chỉ xảy ra với chất rắn.
  • B. chỉ xảy ra với chất rắn và lỏng.
  • C. là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh.
  • D. xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí.
Câu 11
Mã câu hỏi: 162705

Chọn câu đúng. Ánh sáng lân quang là :

  • A. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
  • B. có thể tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
  • C. được phát ra bởi chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí.
  • D. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Câu 12
Mã câu hỏi: 162706

Một mạch dao động LC có điện tích cực đại trên một bản tụ là Q0 = 4.10-8 C, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 0,314A. Lấy π = 3,14. Chu kì dao động điện từ trong mạch là

  • A. 8.10-8 s.         
  • B. 8.10-5 s.
  • C. 8.10-7 s.           
  • D. 8.10-6 s.
Câu 13
Mã câu hỏi: 162707

Một sóng điện từ có tần số f = 6 MHz. Bước sóng của sóng điện từ đó là

  • A. λ = 60 m     
  • B. λ = 100 m
  • C. λ = 50 m          
  • D. λ = 25 m
Câu 14
Mã câu hỏi: 162708

Trong thí nghiệm I-âng, các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng, biết λđ =0,76µm và λt =0,38µm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm, hai khe cách màn là 2m. Bề rộng quang phổ bậc 3 trên màn là:

  • A. 5,1mm         
  • B. 9,6mm
  • C. 8,7mm        
  • D. 7,6mm
Câu 15
Mã câu hỏi: 162709

Chu kỳ bán rã của U238 là 4,5.109 năm, của U235 là 7,13.108 năm. Hiện nay, trong quặng Urani thiên nhiên có lẫn U238 và U235 theo tỉ lệ số nguyên tử là 140 : 1.Giả thiết ở thời điểm tạo thành trái đất tỉ lệ trên là 1: 1. Tuổi của Trái Đất là:

  • A. ≈ 108 năm         
  • B. ≈6,03.109 năm
  • C. ≈ 3.109 năm    
  • D. ≈6.107 năm
Câu 16
Mã câu hỏi: 162710

Trong thí nghiệm giao thoa Iâng có khoảng vân giao thoa là i, khoảng cách từ vân sáng bậc 5 bên này đến vân tối bậc 4 bên kia vân trung tâm là:

  • A. 6,5i          
  • B. 8,5i
  • C. 7,5i             
  • D. 9,5i
Câu 17
Mã câu hỏi: 162711

Phương trình phóng xạ :  \[{}_{17}^{37}{\rm{Cl }} + {\rm{ }}{}_{\rm{Z}}^{\rm{A}}{\rm{X}} \to {\rm{n}} + {}_{{\rm{18}}}^{{\rm{37}}}{\rm{Ar}}\] Trong đó Z, A là

  • A. Z = 1 ; A = 1       
  • B. Z = 2 ; A = 4
  • C. Z = 1 ; A = 3      
  • D. Z = 2 ; A = 3
Câu 18
Mã câu hỏi: 162712

Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li?

  • A. Sóng trung.         
  • B. Sóng dài.
  • C. Sóng cực ngắn.    
  • D. Sóng ngắn.
Câu 19
Mã câu hỏi: 162713

Biết công cần thiết để bứt electrôn ra khỏi tế bào quang điện là A = 4,14eV. Hỏi giới hạn quang điện của tế bào ?

  • A. λ0 = 0,6mm      
  • B. λ0 = 0,3mm
  • C. λ0 = 0,5mm            
  • D. λ= 0,4mm
Câu 20
Mã câu hỏi: 162714

Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng của Y-âng, khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liên tiếp bằng

  • A. một khoảng vân.
  • B. hai lần khoảng vân.
  • C. một nửa khoảng vân.
  • D. một phần tư khoảng vân.
Câu 21
Mã câu hỏi: 162715

Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động LC lí tưởng là i = 0,08cos2000t(A). Cuộn dây có độ tự cảm là 50 mH. Xác định hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tại thời điểm cường độ dòng điện tức thời bằng giá trị hiệu dụng ?

  • A. \(4\sqrt 2 \)V   
  • B. \(4\sqrt 5 \)V
  • C. \(4\sqrt 3 \)V  
  • D. 4V
Câu 22
Mã câu hỏi: 162716

Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm,khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm. M là một điểm trên màn, cách vân sáng trung tâm 2 cm. Trong các bước sóng của các bức xạ cho vân sáng tại M, bước sóng dài nhất là:

  • A.  570 nm              
  • B. 760 nm.
  • C. 417 nm          
  • D. 714 nm
Câu 23
Mã câu hỏi: 162717

Hiệu điện thế “hiệu dụng” giữa anốt và catốt của một ống Cu-lít-giơ là 10kV .Bỏ qua động năng của các êlectron khi bứt khỏi catốt . Tốc độ cực đại của các êlectron khi đập vào anốt là :

  • A. 70000km/s         
  • B. 50000km/s
  • C. 60000km/s      
  • D. 80000km/s
Câu 24
Mã câu hỏi: 162718

Trong phóng xạ β+, trong bảng phân loại tuần hoàn, hạt nhân con so với hạt nhân mẹ

  • A. tiến một ô.
  • B. tiến hai ô.
  • C. Không thay đổi vị trí. 
  • D. Lùi một ô.
Câu 25
Mã câu hỏi: 162719

Chu kì bán rã của chất phóng xạ \({}_{38}^{90}\)Sr là 20 năm. Sau 80 năm có bao nhiêu phần trăm chất phóng xạ đó phân rã thành chất khác ?

  • A. 6,25%.       
  • B. 87,5%.
  • C. 93,75%.     
  • D. 12,5%.
Câu 26
Mã câu hỏi: 162720

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch?

  • A. Xảy ra do sự hấp thụ nơtrôn chậm.
  • B. Là phản ứng tỏa năng lượng.
  • C. Chỉ xảy ra với hạt nhân nguyên tử \({}_{92}^{235}{\rm{U}}\).
  • D. Tạo ra hai hạt nhân có khối lượng trung bình.
Câu 27
Mã câu hỏi: 162721

Trong thí nghiệm Y-âng, bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 0,6µm. Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến vân sáng bậc hai trên màn bằng

  • A. 1,2µm.   
  • B. 2,4µm.
  • C. 1,8µm.    
  • D. 0,6µm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 162722

Cho rằng khi một hạt nhân urani 23592U phân hạch thì toả ra năng lượng trung bình là 200 MeV. Lấy NA = 6,023.1023 mol−1, khối lượng mol của urani 23592U là 235 g/mol. Năng lượng tỏa ra khi phân hạch hết 1 kg urani 23592U là

  • A. 5,12.1026 MeV.     
  • B. 51,2.1026 MeV.
  • C. 2,56.1015 MeV.        
  • D. 2,56.1016 MeV.
Câu 29
Mã câu hỏi: 162723

Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kỳ

  • A. phụ thuộc vào C,không phụ thuộc vào L
  • B. phụ thuộc vào cả L và C
  • C. phụ thuộc vào L,không phụ thuộc vào C
  • D. không phụ thuộc vào L và
Câu 30
Mã câu hỏi: 162724

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,05sin(2000t). Tần số góc của mạch dao động là

  • A. ω= 20000 rad/s. 
  • B. ω = 1000π rad/s.
  • C. ω = 2000 rad/s.   
  • D. ω = 100 rad/s.
Câu 31
Mã câu hỏi: 162725

Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

  • A. Là quang phổ gồm những 7 màu riêng rẽ từ đỏ đến tím
  • B. Là quang phổ gồm những vạch sáng trên nền tối
  • C. Là quang phổ gồm những dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
  • D. Là quang phổ gồm những vạch tối trên nền sáng
Câu 32
Mã câu hỏi: 162726

Cho khối lượng của hạt  proton, notron và hạt nhân Heli (\(_2^4He\)) lần lượt là 1,0073u; 1,0087u và 4,0015u. Biết \(1u = 931,5MeV/{c^2}\). Năng lượng liên kết của hạt nhân (\(_2^4He\)) xấp xỉ bằng:

  • A. 35,79 MeV                    
  • B. 21,92 MeV                  
  • C. 16,47 MeV              
  • D. 28,41 MeV
Câu 33
Mã câu hỏi: 162727

Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein thì một hạt ánh sáng (photon) của ánh sáng đơn sắc có tần số f phải có năng lượng là

  • A. \(\varepsilon = hf\)
  • B. \(\varepsilon = \frac{{{\rm{hc}}}}{f}\)
  • C. \(\varepsilon = \frac{{\rm{h}}}{f}\)
  • D. \(\varepsilon = \frac{{\rm{c}}}{f}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 162728

Chọn phát biểu sai?

  • A. Biến điệu sóng là làm cho biên độ của sóng cao tần biến thiên tuần hoàn theo âm tần.
  • B. Mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến hoạt động dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện từ.
  • C. Trong tín hiệu vô tuyến được phát đi, sóng cao tần là sóng điện từ, âm tần là sóng cơ.
  • D. Một hạt mang điện dao động điều hòa thì nó bức xạ ra sóng điện từ cùng tần số với dao động của nó.
Câu 35
Mã câu hỏi: 162729

Hiện tượng phóng xạ là    

  • A. Hiện tượng hạt nhân không bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác 
  • B. Hiện tượng hạt nhân bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
  • C. Hiện tượng hạt nhân không bền vững tự phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác  
  • D. Hiện tượng hạt nhân bền vững bị tác động của hạt nhân khác gây ra phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành các hạt nhân khác
Câu 36
Mã câu hỏi: 162730

Trong công nghiệp cơ khí, dựa vào tính chất nào sau đây của tia tử ngoại mà người ta sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật kim loại:

  • A. Kích thích nhiều phản ứng hóa học
  • B. Kích thích phát quang nhiều chất
  • C. Tác dụng lên phim ảnh
  • D. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khác
Câu 37
Mã câu hỏi: 162731

Hiện tượng giao thoa sóng ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn:   

  • A. Đơn sắc  
  • B. Cùng màu sắc  
  • C. Kết hợp  
  • D. Cùng cường độ sáng
Câu 38
Mã câu hỏi: 162732

Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0. Cường độ dòng điện đi qua cuộn dây thuần cảm có giá trị cực đại là:

  • A. I0 = ω q0.
  • B. I0 = ω2 q0
  • C. I0 = 2ω q0.
  • D. I0 = ω.q02.
Câu 39
Mã câu hỏi: 162733

Ánh sáng vàng có bước sóng trong chân không là 0,5893 μm. Tần số của ánh sáng vàng là

  • A. 5,05.1014Hz
  • B. 5,16.1014Hz
  • C. 6,01.1014Hz
  • D. 5,09.1014 Hz
Câu 40
Mã câu hỏi: 162734

Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?   

  • A. Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.  
  • B. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy. 
  • C. Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch. 
  • D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ