Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật lý 10 năm học 2018-2019 trường THPT Hoàng Hoa Thám

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 89909

Khi nói về khí lý tưởng, phát biểu nào sau đây là không đúng

  • A. Là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.          
  • B. Khi va chạm vào thành bình gây nên áp suất  
  • C. Là khí mà các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi va chạm.       
  • D. Là khí mà thể tích của các phân tử khí có thể bỏ qua.
Câu 2
Mã câu hỏi: 89910

Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị: 

  • A. 25,92.10J       
  • B. 10J           
  • C. 51,84.10J                
  • D. 2.10J      
Câu 3
Mã câu hỏi: 89911

Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g=10m/s2 là bao nhiêu?  

  • A. -100 J                           
  • B.  200J         
  • C. -200J               
  • D.  100J      
Câu 4
Mã câu hỏi: 89912

Một vật rơi tự do từ độ từ độ cao 120m. Lấy g=10m/s2 .Bỏ qua sức cản .Tìm độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng: 

  • A. 10m                    
  • B. 30m     
  • C. 20m     
  • D. 40 m 
Câu 5
Mã câu hỏi: 89913

Chọn phương án đúng và tổng quát nhất : Cơ năng của hệ vật và Trái Đất bảo toàn khi: 

  • A. Không có các lực cản, lực ma sát                  
  • B. Vận tốc của vật không đổi
  • C.  Vật chuyển động theo phương ngang                   
  • D. Lực tác dụng duy nhất là trọng lực (lực hấp dẫn) 
Câu 6
Mã câu hỏi: 89914

Một vật có khối lượng 0,2 kg được phóng thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc 10m/s.Lấy g=10m/s2.Bỏ qua sức cản. Hỏi khi vật đi được quãng đường 8m thì động năng của vật có giá trị bằng bao nhiêu? 

  • A. 9J                        
  • B. 7J                     
  • C. 8J                   
  • D. 6J 
Câu 7
Mã câu hỏi: 89915

Một vật nằm yên có thể có: 

  • A. Động năng                   
  • B. Vận tốc     
  • C. Động lượng     
  • D. Thế năng 
Câu 8
Mã câu hỏi: 89916

Một xilanh chứa 150cm3khí ở áp suất 2.105Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm3.Tính áp suất khí trong xilanh lúc này. Coi nhiệt độ không đổi. 

  • A. 3.105Pa            
  • B. 4.105Pa       
  • C. 5.105Pa                   
  • D. 2.105Pa               
Câu 9
Mã câu hỏi: 89917

Xác định xuất căng mặt ngoài của et – xăng nếu trong một ống mao dẫn bán kính 0,2 mm độ cao của cột et-xăng bằng 3 cm. biết khối lượng riêng của et-xăng là 700 kg/m

  • A. 0,021 N/m                  
  • B. 0,032 N/m   
  • C. 0,0065 N/m           
  • D. Một đáp số khác
Câu 10
Mã câu hỏi: 89918

Chọn đáp án đúng : Cơ năng là: 

  • A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại số         
  • B. Một đại lượng véc tơ
  • C. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương 
  • D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0  
Câu 11
Mã câu hỏi: 89919

Một vòng kim loại có bán kính 6 cm và trọng lượng 6,4.10-2 N tiếp xúc với dung dịch xà phòng có suất căng bề mặt là 40.10-3 N. Muốn nâng vòng ra khỏi dung dịch thì phải phải cần một lực là : 

  • A. 1,3 N                    
  • B. 6,9.10-2 N    
  • C. 3,6.             
  • D. 7,910-2 N
Câu 12
Mã câu hỏi: 89920

Một ống nhỏ giọt, đầu mút có đường kính 0,24 mm có thể nhỏ giọt chất lỏng với độ chính xác 0,008 kg / giọt. Hệ số căng bề mặt của chất lỏng là : 

  • A. 0,24 N/m      
  • B. 0,53 N/m              
  • C. 106 N/m        
  • D. 1,32 N/m
Câu 13
Mã câu hỏi: 89921

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất vô định  hình ? 

  • A. Vật rắn vô định không có cấu trúc tinh thể    
  • B. Vật rắn vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định
  • C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng                   
  • D. Khi bị nung nóng vật rắn vô định hình mềm dần và hóa lỏng
Câu 14
Mã câu hỏi: 89922

Với một  chất xác định hệ số nở dài và hệ số nở khối có mối liên hệ : 

  • A.  b = 3 a               
  • B.  b = a3             
  • C. b = 1/3 a                    
  • D. b = a1/2
Câu 15
Mã câu hỏi: 89923

Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương : 

  • A. Hợp với mặt thoáng góc 45o        
  • B. Vuông góc với bề mặt chất lỏng
  • C. Bất kì                           
  • D. Tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông góc với đường giới hạn mặt thoáng
Câu 16
Mã câu hỏi: 89924

Gọi lo là chiều dài của thanh rắn ở OoC, l là chiều dài ở toC, a là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây đúng ? 

  • A.  l=lo( 1+a.t)           
  • B. l=lo+ a.t       
  • C. l=loa.t           
  • D. \(l = \frac{{{l_o}}}{{1 + \alpha .t}}\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 89925

Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn ? 

  • A. Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc  
  • B. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút
  • C. Bấc đèn hút dầu                                           
  • D. Giấy thấm hút mực
Câu 18
Mã câu hỏi: 89926

Theo nguyên lý I nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng : 

  • A. Tổng đại số công và nhiệt lượng mà vật nhận được       
  • B. Nhiệt lượng mà vật nhận được
  • C. Tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được          
  • D. Công mà vật nhận được
Câu 19
Mã câu hỏi: 89927

Phương án để nâng cao hiệu suất của động cơ nhiệt là : 

  • A. Nâng cao nhiệt độ của nguồn nóng            
  • B. Hạ thấp nhiệt độ của nguồn lạnh
  • C. Một cách làm khác
  • D. Cả A và C                 
Câu 20
Mã câu hỏi: 89928

Trong động cơ nhiệt, nguồn nóng có tác dụng : 

  • A. Duy trì nhiệt độ cho tác nhân         
  • B. Cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân
  • C. Cung cấp nhiệt lượng trực tiếp cho nguồn lạnh      
  • D. Lấy nhiệt lượng của tác nhân
Câu 21
Mã câu hỏi: 89929

Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào sau đây không liên quan tới sự nở vì nhiệt ? 

  • A. Rơle nhiệt              
  • B. Nhiệt kế kim loại    
  • C. Đồng hồ bấm dây      
  • D. Dụng cụ đo độ nở dài
Câu 22
Mã câu hỏi: 89930

Trong trường hợp nào, độ dâng của lên chất lỏng trong ống mao dẫn tăng ? 

  • A. Tăng nhiệt độ của chất lỏng       
  • B.  Tăng trọng lượng riêng của chất lỏng
  • C. Tăng đường kính ống mao dẫn       
  • D. Giảm đường kính ống mao dẫn
Câu 23
Mã câu hỏi: 89931

Một quả bóng đang bay với động lượng p thì đập vuông góc vào bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là: 

  • A. 0                     
  • B.  -2 p      
  • C. 2 p              
  • D.  p
Câu 24
Mã câu hỏi: 89932

Từ điểm M có độ cao so với mặt đất là 0,8 m ném xuống một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Khi đó cơ năng của vật bằng : 

  • A. 5 J                 
  • B. 8 J           
  • C. 4 J                  
  • D. 1 J
Câu 25
Mã câu hỏi: 89933

Công thức \(\frac{V}{T} = const\) áp dụng cho quá trình biến đổi trạng thái nào của một khối khí xác định ? 

  • A. Quá trình bất kì        
  • B. Quá trình đẳng nhiệt   
  • C. Quá trình đẳng tích             
  • D. Quá trình đẳng áp
Câu 26
Mã câu hỏi: 89934

Biểu thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng nhiệt ? 

  • A. p ~\(\frac{1}{V}\)
  • B. \(p.V = const\)
  • C. V ~ P
  • D. V~ T
Câu 27
Mã câu hỏi: 89935

Trong hệ tọa độ p - T đường đẳng tích có dạng  ? 

  • A. Đường thẳng song song với trục tung          
  • B. Đường hypebol
  • C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ     
  • D. Đường thẳng song song với trục hoành 
Câu 28
Mã câu hỏi: 89936

Trên đồ thị biểu diễn đường đẳng tích của hai lượng khí giống nhau. Kết luận nào là đúng khi so sánh các thể tích V1 và V­2  ? 

  • A.  V1 =  V2          
  • B. V1 < V2
  • C. V1 > V2           
  • D.  V1 ~ V2
Câu 29
Mã câu hỏi: 89937

Một xăm xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2 atm. Hỏi xăm có bị nổ không khi để ở ngoài nắng nhiệt độ 40oC. Coi sự tăng thể tích của xăm là không đáng kể và xăm chỉ chịu được áp suất tối đa là 2,5 atm. 

  • A. Bị  nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 = 4 atm > 2,5 atm 
  • B.  Có thể nổ hoặc không nổ tùy thuộc vào vật liệu cấu tạo xăm
  • C. Không nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 =1,87 atm < 2,5 atm 
  • D. Không nổ vì khi để ngoài nắng áp suất của khí trong xăm p2 =2,13 atm < 2,5 atm
Câu 30
Mã câu hỏi: 89938

Trong xi lanh của một động cơ đốt trong có 2 dm3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 atm và nhiệt độ 47oC. Pittông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm3 và áp suất tăng lên tới 15 atm . Tìm nhiệt độ của hỗn hợp khí nén . 

  • A. 70,5oC         
  • B. 207o
  • C. 70,5 K              
  • D.  207 K
Câu 31
Mã câu hỏi: 89939

Tính khối lượng riêng của không khí ở 100oC và áp suất 2.105 Pa. Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC và áp suất 1,01.105 Pa là 1,29 kg/m3 .  

  • A. 15,8 kg/m3      
  • B.  1,86 kg/m3  
  • C.  1,58 kg/m3    
  • D. 18,6 kg/m3  
Câu 32
Mã câu hỏi: 89940

Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ? 

  • A. DU = A với A > 0        
  • B. DU = Q với Q > 0  
  • C. DU = A với A < 0        
  • D. DU = Q với Q <0
Câu 33
Mã câu hỏi: 89941

Hệ thức \DeltaU =  Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học 

  • A. Áp dụng cho quá trình đẳng áp             
  • B. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt
  • C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích       
  • D.  Áp dụng cho cả ba quá trình trên   
Câu 34
Mã câu hỏi: 89942

Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên của khí , biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J ? 

  • A.  \DeltaU = -600 J      
  • B. \DeltaU = 1400 J  
  • C. \DeltaU = - 1400 J               
  • D. \Delta​U = 600 J 
Câu 35
Mã câu hỏi: 89943

Người ta cung cấp một nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xilanh đặt nằm ngang. Khí nở ra đẩy pittông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20 N. Tính độ biến thiên nội năng của khí : 

  • A.  \DeltaU = 0,5 J         
  • B. \DeltaU = 2,5 J     
  • C. \DeltaU = - 0,5 J    
  • D. \Delta​U =  -2,5 J
Câu 36
Mã câu hỏi: 89944

Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ? 

  • A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định  
  • B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
  • C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định           
  • D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định
Câu 37
Mã câu hỏi: 89945

Một thanh nhôm và một thanh thép ở 0oC có cùng độ dài lo . Khi nung hai thanh tới 100oC thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5 mm. Tính độ dài lo . Biết hệ số nở dài của nhôm là 24.10-6 K-1 và của thép là 12.10-6 K-1

  • A.  lo \( \approx \) 1500 mm      
  • B. lo \( \approx \) 500 mm  
  • C.  lo \( \approx \) 417 mm       
  • D.  lo \( \approx \) 250 mm
Câu 38
Mã câu hỏi: 89946

Tìm câu Sai khi nói về động lượng: 

  • A. Động lượng có đơn vị là : kgm/s2                
  • B. Động lượng là một đại lượng véc tơ
  • C. Động lượng được xác  định bằng tích khối lượng của vật và véc tơ vận tốc của vật  
  • D. Đối với một hệ kín thì động lượng của hệ được bảo toàn
Câu 39
Mã câu hỏi: 89947

Tìm câu đúng khi nói về định lí biến thiên động lượng : 

  • A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn là một hằng số 
  • B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn nhỏ hơn xung của lực tác dụng tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó
  • C. Độ biến thiên động lượng của một vật t rong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó 
  • D. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó tỷ lệ thuận với xung của lực tác dụng tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó
Câu 40
Mã câu hỏi: 89948

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử , phân tử trong chất rắn 

  • A. Các nguyên tử phẩn tử nằm ở nhưng vị trí xác định và chỉ dao động quanh các vị trí cân bằng này 
  • B. Các nguyên tử phẩn tử nằm ở những vị trí cố định
  • C. Các nguyên tử ,phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi 
  • D. Các nguyên tử ,phân tử nằm ở những vị trí cố định ,sau một tời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị  trí cố đinh khác

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ