Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Trần Hưng Đạo

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 15511

Số điện thoại 115 là số điện thoại khẩn cấp của cơ quan, tổ chức nào?

  • A. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em
  • B. Cấp cứu y tế.
  • C. Công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh, trật tự.
  • D. Cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Câu 2
Mã câu hỏi: 15512

Nội dung nào không đúng khi phản ánh về khái niệm “tình huống nguy hiểm”?

  • A. Là những sự việc bất ngờ xảy ra.
  • B. Có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người.
  • C. Có thể gây nên những thiệt hại vật chất cho cộng đồng xã hội.
  • D. Là những sự việc diễn ra theo kế hoạch, có chủ đích của con người.
Câu 3
Mã câu hỏi: 15513

"Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam” là điều mấy trong Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014?

  • A. Điều 16.
  • B. Điều 15.
  • C. Điều 5.
  • D. Điều 17.
Câu 4
Mã câu hỏi: 15514

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”?

  • A. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng.
  • B. Những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ.
  • C. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
  • D. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp.
Câu 5
Mã câu hỏi: 15515

Thực hiện các quyền trẻ em là trách nhiệm chung của ai?

  • A. trẻ em và gia đình.
  • B. mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
  • C. nhà trường và xã hội.
  • D. gia đình và xã hội.
Câu 6
Mã câu hỏi: 15516

Để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?

  • A. Thường xuyên xem dự báo thời tiết.
  • B. Chủ động chuẩn bị phòng chống (đèn phin, thực phẩm…).
  • C. Nhanh chóng bơi qua sông, suối để di chuyển tới nơi an toàn.
  • D. Gọi số 112 khi cần trợ giúp tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc.
Câu 7
Mã câu hỏi: 15517

Tiết kiệm được hiểu là: biết sách sử dụng hợp lí, đúng mức nội dung nào sau đây?

  • A. của cải vật chất của bản thân.
  • B. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
  • C. thời gian của bản thân và người khác.
  • D. thời gian và công sức của bản thân.
Câu 8
Mã câu hỏi: 15518

Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em.
  • B. Chủ động thực hiện quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân.
  • C. Quản lí, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
  • D. Xây dựng và thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
Câu 9
Mã câu hỏi: 15519

Đâu là việc làm thể hiện gia đình đã thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Xã B tổ chức tiêm phòng vacxin cho trẻ từ 13-16 tuổi.
  • B. Anh T bắt bé K (con anh T) nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
  • C. Anh T tới Ủy ban nhân dân xã để làm thủ tục khai sinh cho con.
  • D. Trường X tổ chức giao lưu, chia sẻ về cách phòng chống bạo lực học đường.
Câu 10
Mã câu hỏi: 15520

Câu tục ngữ “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện” phản ánh đức tính gì ở con người?

  • A. Siêng năng, chăm chỉ.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Kiên trì.
  • D. Thương yêu con người.
Câu 11
Mã câu hỏi: 15521

Nhóm quyền tham gia được hiểu là gì?

  • A. những quyền được sống và được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại.
  • B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại.
  • C. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện.
  • D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em.
Câu 12
Mã câu hỏi: 15522

Nhân vật trong tình huống nào dưới đây đã biết ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?

  • A. L lên xe của một người đàn ông lạ mặt khi ông ấy đề nghị đưa L về nhà.
  • B. Khi bị người đàn ông lạ mặt chạm vào vùng nhạy cảm, B sợ hãi, không dám nói với ai.
  • C. Nhà ông K bị trộm đột nhập, lấy đi nhều tài sản, nhưng ông K không dám báo công an.
  • D. Khi phát hiện có hỏa hoạn, A nhanh chóng thông báo cho mọi người và gọi số 114.
Câu 13
Mã câu hỏi: 15523

Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền chính trị của công dân Việt Nam?

  • A. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
  • B. Quyền tự do kinh doanh.
  • C. Quyền tự do đi lại và cư trú.
  • D. Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
Câu 14
Mã câu hỏi: 15524

Hãy chỉ ra hành vi có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh?

  • A. Đi xe đạp dàng hàng ngang để nói chuyện và cười đùa với các bạn
  • B. Đùa nghịch chạy nhảy, xô đẩy nhau trên cầu thang
  • C. Mùa hè tổ chức đi tắm biển khi không có người lớn đi cùng
  • D. Cả 3 trường hợp trên
Câu 15
Mã câu hỏi: 15525

Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệnm nào sau đây?

  • A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
  • B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em.
  • C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.
  • D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.
Câu 16
Mã câu hỏi: 15526

Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền nào sau đây?

  • A. bảo vệ của trẻ em.
  • B. phát triển của trẻ em.
  • C. sống còn của trẻ em.
  • D. tham gia của trẻ em.
Câu 17
Mã câu hỏi: 15527

Hoàn thành nội dung: Quyền trẻ em là tất cả ...........

  • A. những gì trẻ em mong muốn.
  • B. những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
  • C. những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
  • D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình.
Câu 18
Mã câu hỏi: 15528

Trường hợp nào dưới đây là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  • A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống.
  • B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
  • C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.
  • D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.
Câu 19
Mã câu hỏi: 15529

Để tự bảo vệ bản thân được an toàn tránh tình huống bắt cóc xảy ra chúng ta nên làm gì?

  • A. không đi một mình nơi vắng người.
  • B. luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ.
  • C. có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ.
  • D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 20
Mã câu hỏi: 15530

Ở Việt Nam quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?

  • A. Căn cước công dân.
  • B. Giấy khi sinh.
  • C. Hộ chiếu.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 15531

Đối với công dân, nhà nước có vai trò như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật?

  • A. Bảo vệ và bảo đảm.
  • B. Bảo vệ và duy trì.
  • C. Duy trì và phát triển.
  • D. Duy trì và bảo đảm.
Câu 22
Mã câu hỏi: 15532

Việc làm nào sau đây không đúng với quyền trẻ em?

  • A. Khai sinh cho trẻ em.
  • B. Tổ chức tiêm vacxin cho trẻ em.
  • C. Lợi dụng trẻ để buôn bán ma túy.
  • D. Trẻ em được bày tỏ ý kiến và hội họp.
Câu 23
Mã câu hỏi: 15533

Hoàn thành nội dung sau: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người ..........

  • A. có quốc tịch Việt Nam.
  • B. sống trên một đất nước.
  • C. làm việc và sống ở Việt Nam.
  • D. có quyền và nghĩa vụ theo qui định.
Câu 24
Mã câu hỏi: 15534

Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu?

  • A. Luật Quốc tịch Việt Nam.
  • B. Luật hôn nhân và gia đình.
  • C. Luật đất đai.
  • D. Luật trẻ em.
Câu 25
Mã câu hỏi: 15535

Bạn A giả vờ ốm để xin cô giáo nghỉ lao động. Hành động đó của A nói lên điều gì?

  • A. A là người vô trách nhiệm.
  • B. A là người vô tâm.
  • C. A là người không tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
  • D. A là người ích kỷ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 15536

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực hiện theo nội dung nào?

  • A. Luật Dân sự.
  • B. Luật pháp.
  • C. Hiến pháp 2013.
  • D. Luật Dân sự và Luật Lao động.
Câu 27
Mã câu hỏi: 15537

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm quyền nào?

  • A. Chính trị.
  • B. Văn hóa, xã hội.
  • C. Kinh tế.
  • D. Dân sự.
Câu 28
Mã câu hỏi: 15538

Nhóm quyền về chính trị bao gồm những quyền nào?

  • A. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.
  • B. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
  • C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 15539

Nghĩa vụ cơ bản của công dân được hiểu là gì?

  • A. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện.
  • B. Yêu cầu của nhà nước mà mọi công dân thực hiện hoặc không thực hiện.
  • C. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện.
  • D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện.
Câu 30
Mã câu hỏi: 15540

Khi có việc liên quan tới an, trật tự chúng ta cần gọi tới số điện thoại nào?

  • A. 112
  • B. 113
  • C. 114
  • D. 115
Câu 31
Mã câu hỏi: 15541

Hãy chỉ ra tình huống không phải là một tình huống nguy hiểm?

  • A. Bị bong gân.
  • B. Bị axit rơi vào mắt.
  • C. Bị rắn cắn.
  • D. Bị điểm kém vì không thuộc bài.
Câu 32
Mã câu hỏi: 15542

Hai câu danh ngôn dưới đây nhắc nhở chúng ta ứng phó với điều gì?

- “Thà mất một phút trong đời còn hơn mất một đời trong một phút”.

- “Khi trời đẹp, hãy chuẩn bị cho lúc thời tiết xấu”.

  • A. Tình huống nguy hiểm.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Nguy hiểm tự nhiên.
  • D. Nguy hiểm từ xã hội.
Câu 33
Mã câu hỏi: 15543

Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng mà cần phải trải qua quá trình nào?

  • A. qua nhiều biến cố.
  • B. qua rèn luyện.
  • C. có sự lựa chọn đúng đắn.
  • D. có quyết định đúng đắn.
Câu 34
Mã câu hỏi: 15544

Ý nào không đúng khi nói về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

  • A. Các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • B. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • D. Không cần phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của người khác. Chỉ cần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình.
Câu 35
Mã câu hỏi: 15545

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ ra sao?

  • A. Đều có quyền như nhau.
  • B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
  • C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
  • D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Câu 36
Mã câu hỏi: 15546

Hành vi nào đã vi phạm quyền trẻ em?

  • A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
  • B. Khuyến khích trẻ em đi học dù bị khuyết tật.
  • C. Giáo dục trẻ em.
  • D. Bóc lột sức lao động của trẻ em.
Câu 37
Mã câu hỏi: 15547

Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?

  • A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.
  • B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng.
  • C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.
  • D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.
Câu 38
Mã câu hỏi: 15548

T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?

  • A. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.
  • B. Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.
  • C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.
  • D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.
Câu 39
Mã câu hỏi: 15549

Vào một buổi trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của quận H thấy một cháu bé khoảng 3 tuần tuổi bị bỏ rơi trước cửa trung tâm. Khắp người cháu bé bị bầm tím và sưng tấy do bị kiến cắn. Manh mối duy nhất để lại là một mảnh giấy ghi tên và ngày sinh của cháu. Biết bé đã bị cha mẹ bỏ rơi nên cơ sở bảo trợ đã đưa em bé về chăm sóc. Việc đưa em bé vào cơ sở bảo trợ để chăm sóc, thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

  • A. Nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền phát triển.
  • C. Nhóm quyền sống còn.
  • D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 40
Mã câu hỏi: 15550

Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy anh hàng xóm góp ý “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ”. Trung và các bạn nhao nhao phản đối. Theo em, việc làm của Trung là đúng hay sai, vì sao?

  • A. Đúng, vì vỉa hè là nơi công cộng, Trung có quyền đá bóng ở đó.
  • B. Sai, vì thực hiện quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • C. Đúng, vì pháp luật đã quy định trẻ em có quyền vui chơi, giải trí.
  • D. Sai, vì vỉa hè phải nhường cho việc trông giữ xe máy, buôn bán hàng hóa.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ