Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn GDCD 6 CTST năm 2021-2022 Trường THCS Bạch Đằng

08/07/2022 - Lượt xem: 31
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 233190

Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua ...........

  • A. Rèn luyện.
  • B. Học tập.
  • C. Thực hành.
  • D. Lao động.
Câu 2
Mã câu hỏi: 233191

Thế nào là tình huống nguy hiểm?

  • A. Tình huống nguy hiểm là tham gia giao thông.
  • B. Tình huống nguy hiểm là những tình huống có thể gây ra những tổn hại về thể chất, tinh thần cho con người và xã hội.
  • C. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động vui chơi ngoài trời.
  • D. Tình huống nguy hiểm là những hoạt động thể dục, thể thao.
Câu 3
Mã câu hỏi: 233192

Hậu quả có thể xảy ra do các tình huống nguy hiểm mà thiên nhiên gây ra là gì?

  • A. Gây ra những buồn bực cho cá nhân và cộng đồng.
  • B. Gây mất đoàn kết và ảo giác ở con người.
  • C. Làm mất tình cảm giữa con người với con người.
  • D. Tổn hại về sức khỏe, tinh thần, vật chất.
Câu 4
Mã câu hỏi: 233193

Khi tiết kiệm chúng ta có thể thể hiện điều gì?

  • A. Trở nên giàu có, đáng hãnh diện.
  • B. Thể hiện đẳng cấp của người giàu có.
  • C. Thể hiện được lối sống văn minh và có điều kiện giúp đỡ, chia sẻ với người khác.
  • D. Trở nên giàu có, hạnh phúc.
Câu 5
Mã câu hỏi: 233194

Để tiết kiệm thời gian, vào những lúc rảnh rỗi em sẽ làm gì? Vì sao?

  • A. Học bài cũ và soạn bài mới, giúp bố mẹ việc nhà. Vì em thấy sẽ tiết kiệm được thời gian.
  • B. Chơi game. Vì game giúp em giải trí.
  • C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người. Vì đây là sở thích của em.
  • D. Đi chơi với bạn bè. Vì đi chơi rất vui.
Câu 6
Mã câu hỏi: 233195

Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

  • A. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường.
  • B. Một người đang bẻ khóa lấy trộm tài sản.
  • C. Hai người hàng xóm đang cãi nhau.
  • D. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác.
Câu 7
Mã câu hỏi: 233196

T đủ 18 tuổi, đăng kí đi nghĩa vụ quân sự. Vậy T đã thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào trong Hiến pháp 2013?

  • A. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ.
  • C. Nghĩa vụ bảo vệ trật tự.
  • D. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Câu 8
Mã câu hỏi: 233197

Quyền sống còn là những quyền được .... và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Điền vào dấu chấm (....)

  • A. Tồn tại
  • B. Duy trì
  • C. Sinh hoạt
  • D. Sống
Câu 9
Mã câu hỏi: 233198

Khi phát hiện việc thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và cộng đồng chưa hợp lí các em cần như thế nào?

  • A. Cần có thái độ bình tỉnh.
  • B. Cần có thái độ cứng rắn.
  • C. Cần có thái độ phù hợp.
  • D. Cần có thái độ nhẫn nhịn.
Câu 10
Mã câu hỏi: 233199

Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng ma túy là hành động vi phạm đến nhóm quyền nào của trẻ em?

  • A. Nhóm quyền phát triển.
  • B. Nhóm quyền tham gia.
  • C. Nhóm quyền bảo vệ.
  • D. Nhóm quyền sống còn.
Câu 11
Mã câu hỏi: 233200

Em sẽ làm gì khi phát hiện nhà mình có dấu hiệu điện bị chập cháy?

  • A. Tìm cách chữa cháy.
  • B. La lớn để mọi người đến giúp đỡ.
  • C. Đứng xem tình hình thế nào rồi mới nhờ người giúp.
  • D. Từ từ suy nghĩ xem nên làm gì.
Câu 12
Mã câu hỏi: 233201

Đâu là tình huống nguy hiểm từ con người gây ra?

  • A. Hạn hán kéo dài làm rừng cây bị khô héo.
  • B. Động đất làm nhà cửa bị sụp đổ.
  • C. Mưa kéo dài gây lũ lụt.
  • D. Trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác.
Câu 13
Mã câu hỏi: 233202

Nói về tình huống nguy hiểm, em không đồng tình với việc làm nào sau đây?

  • A. Khi đi học trên đường, cố gắng chạy xe thật nhanh để đến trường sớm.
  • B. Đang chạy xe, nghe có tiếng còi xe máy ở phía sau, chạy chậm lại và sát mép đường bên phải.
  • C. Đang chạy xe trên đường, muốn sang đường thì phải dừng lại quan sát rồi mới sang.
  • D. Khi đi học trên đường, thấy bạn hư xe thì dừng lại giúp đỡ bạn.
Câu 14
Mã câu hỏi: 233203

Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện?

  • A. Tức nước vỡ bờ.
  • B. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo.
  • C. Ăn cây táo, rào cây sung.
  • D. Nhìn mặt bắt hình dong.
Câu 15
Mã câu hỏi: 233204

Hoa đã học lớp 6 nhưng sáng nào đi học mẹ cũng phải chải tóc cho. Việc làm của Hoa thể hiện Hoa là người như thế nào?

  • A. Chưa trung thực.
  • B. Chưa lễ độ.
  • C. Chưa có tính tự lập.
  • D. Chưa tiết kiệm.
Câu 16
Mã câu hỏi: 233205

Người tự tin thì sẽ có biểu hiện thế nào?

  • A. Hành động một cách chắc chắn, không hoang mang.
  • B. Luôn tự ti, mặc cảm về năng lực của bản thân.
  • C. Luôn chịu ảnh hưởng bởi lời nói của người khác.
  • D. Không dám nói chuyện trước chỗ đông người.
Câu 17
Mã câu hỏi: 233206

Phương án nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân?

  • A. Tự nhận thức bản thân giúp con người hiểu rõ được ưu điểm, nhược điểm của bản thân.
  • B. Giúp thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
  • C. Giúp chúng ta tự tin về khả năng của mình, chấp nhận và tôn trọng bản thân.
  • D. Thể hiện mình là người có tài năng, học thức cao và có vị thế quan trọng trong xã hội.
Câu 18
Mã câu hỏi: 233207

Khi bão đổ bộ vào đất liền nơi em đang sinh sống em sẽ làm gì?

  • A. Bão chỉ có gió nhẹ không cần phải lo lắng.
  • B. Bão chỉ có mưa ít không cần phải lo lắng.
  • C. Chọn một nơi an toàn để trú ẩn khi nguy hiểm xảy ra.
  • D. Trú dưới gốc cây to.
Câu 19
Mã câu hỏi: 233208

Theo em, người có đức tính tiết kiệm là người thế nào?

  • A. Đáng được kính trọng, đáng để chúng ta học tập.
  • B. Đáng để chúng ta ganh tị.
  • C. Đáng để chúng ta phê phán.
  • D. Đáng để chúng ta chê cười.
Câu 20
Mã câu hỏi: 233209

Trường hợp nào là không phải là Công dân Việt Nam?

  • A. Trẻ em theo cha mẹ đến Việt Nam du lịch.
  • B. Trẻ em bị bỏ rơi.
  • C. Trẻ em mò cội.
  • D. Trẻ là con nuôi.
Câu 21
Mã câu hỏi: 233210

“Quyền trẻ em là ……. để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm”. Từ còn thiếu trong dấu …….là gì?

  • A. điều kiện cở bản.
  • B. yếu tố cơ bản.
  • C. điều kiện cần thiết.
  • D. yếu tố cần thiết.
Câu 22
Mã câu hỏi: 233211

Có ý kiến cho rằng: Học sinh chỉ cần học tập mà không cần phải tham gia các hoạt động của gia đình và xã hội. Em đồng ý không? Vì sao?

  • A. Không. Vì ngoài học tập trẻ em còn phải có bổn phận với gia đình.
  • B. Không. Vì trẻ em cũng phải có bổn phận với cộng đồng với gia đình.
  • C. Đồng ý. Vì trẻ em chỉ cần học tập thật tốt là đủ.
  • D. Đồng ý. Vì trẻ em chỉ cần học tập thật tốt là đủ, việc tham gia hoạt động gia đình, xã hội là việc của người lớn.
Câu 23
Mã câu hỏi: 233212

Cha mẹ đánh con cái, bắt con nghỉ học là vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em?

  • A. Nhóm quyền phát triển và nhóm quyền bảo vệ.
  • B. Nhóm quyền bảo vệ và nhóm quyền sống còn.
  • C. Nhóm quyền sống còn và nhóm quyền tham gia.
  • D. Nhóm quyền tham gia và nhóm quyền bảo vệ.
Câu 24
Mã câu hỏi: 233213

Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải là công dân Việt Nam?

  • A. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XIô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.
  • B. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia).
  • C. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.
  • D. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.
Câu 25
Mã câu hỏi: 233214

Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với …..…………; được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Từ còn thiếu trong chỗ (...) là gì?

  • A. Nhà nước Việt Nam
  • B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • C. Nhân dân Việt Nam
  • D. Tổ quốc Việt Nam
Câu 26
Mã câu hỏi: 233215

Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

  • A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • B. Quyền ứng cử.
  • C. Quyền kiểm tra, giám sát.
  • D. Quyền đóng góp ý kiến.
Câu 27
Mã câu hỏi: 233216

Những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ là gì?

  • A. Bổn phận trẻ em.
  • B. Trách nhiệm trẻ em.
  • C. Quyền trẻ em.
  • D. Quyền và trách nhiệm trẻ em.
Câu 28
Mã câu hỏi: 233217

Theo em, việc làm nào dưới đây là tôn trọng và thực hiện quyền trẻ em?

  • A. Đưa con đi tiêm phòng dịch.
  • B. Cho trẻ bỏ học đi làm để kiếm tiền.
  • C. Làm theo mọi ý muốn của trẻ.
  • D. Cha mẹ ưu tiên, chiều chuộng con trai hơn con gái.
Câu 29
Mã câu hỏi: 233218

Theo khoản 1 Điều 51 Luật trẻ em năm 2016 thì những ai có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em…?

  • A. Cơ quan, tổ chức,cơ sở giáo dục, cá nhân.
  • B. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
  • C. Tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.
  • D. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân.
Câu 30
Mã câu hỏi: 233219

Theo khoản 1 Điều 37 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì việc xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc lạm dụng, bóc lột sức lao động trẻ em,… là những hành vi bị .........

  • A. Xử lí.
  • B. Truy cứu.
  • C. Nghiêm cấm.
  • D. Nghiêm trị.
Câu 31
Mã câu hỏi: 233220

Bé Bông năm nay lên 6 tuổi. Mẹ đưa bé đến trường Tiểu học trong thôn để xin cho bé vào học, nhưng vì bé không có giấy khai sinh nên trường Tiểu học không nhận bé vào học. Ai có lỗi trong trường hợp này? Vì sao?

  • A. Bệnh viện có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé ngay từ khi bé mới sinh ra.
  • B. Cha mẹ là người có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé từ khi bé mới sinh.
  • C. Nhà trường có lỗi vì đã không tạo điều kiện cho bé vào học.
  • D. Chính quyền cơ sở có lỗi vì đã không làm khai sinh cho bé theo quy định.
Câu 32
Mã câu hỏi: 233221

Những hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác gọi chung là gì?

  • A. Hành vi xâm hại trẻ em.
  • B. Hành vi gây tổn hại trẻ em.
  • C. Hành vi gây bạo lực trẻ em.
  • D. Hành vi ngược đãi trẻ em.
Câu 33
Mã câu hỏi: 233222

Trẻ em bị đe dọa đến tính mạng, không được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Vậy quyền nào của trẻ em đang bị xâm hại?

  • A. Quyền vui chơi, giải trí.
  • B. Quyền được chăm sóc sức khỏe.
  • C. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.
  • D. Quyền sống.
Câu 34
Mã câu hỏi: 233223

H có mẹ là người Việt Nam cha là người nước ngoài, H sinh ra và lớn lên ở Việt Nam có người cho rằng H không phải là công dân Việt Nam vì cha của H không phải người Việt Nam. Trường hợp của H có phải là công dân Việt Nam hay không?

  • A. H là Công dân nước ngoài.
  • B. H Là người gốc việt
  • C. H là Công dân Việt Nam.
  • D. H không phải là Công dân Việt Nam.
Câu 35
Mã câu hỏi: 233224

Nói về tình huống nguy hiểm, em đồng tình với việc làm nào sau đây?

  • A. Khi đi học trên đường, luôn cẩn thận quan sát kĩ càng trong suốt quá trình chạy xe.
  • B. Khi đi học trên đường, cố gắng chạy xe thật nhanh để đến trường sớm.
  • C. Khi đi học trên đường, nên chạy xe từ từ để trò chuyện cùng các bạn.
  • D. Khi đi học trên đường, thấy bạn hư xe thì mặc kệ bạn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 233225

Trên đường đi học về Lan phát hiện có người đàn ông cố tình đi phía sau mình. Nếu em là Lan em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?

  • A. Từ từ chờ xem họ muốn làm gì.
  • B. Im lặng và mặc kệ.
  • C. Quay lại đối mặt hỏi cho rõ ràng.
  • D. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn xung quanh.
Câu 37
Mã câu hỏi: 233226

Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự nhận thức bản thân?

  • A. Có người giúp đỡ thường xuyên.
  • B. Biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu.
  • C. Có điều kiện về kinh tế gia đình.
  • D. Biết làm việc và nghỉ ngơi đúng kế hoạch đã định.
Câu 38
Mã câu hỏi: 233227

Trong giờ sinh hoạt, Ng thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều cô giáo và các bạn góp ý. Nếu em là bạn thân của Ng em sẽ khuyên Ng như thế nào?

  • A. Đừng quan tâm đến ý kiến người khác.
  • B. Nên biết tự nhận thức bản thân để khắc phục hạn chế của mình.
  • C. Bản thân tự quyết không nên nghe ai.
  • D. Tự nhận thức không thích sự góp ý.
Câu 39
Mã câu hỏi: 233228

Bạn Q học lớp 6, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Bạn Q là người ích kỷ.
  • B. Bạn Q là người tự lập.
  • C. Bạn Q là người ỷ lại.
  • D. Bạn Q là người có ý thức.
Câu 40
Mã câu hỏi: 233229

Đ rất được muốn hát trước lớp nhưng lại sợ các bạn chê là hát không hay nên Đ chưa dám thực hiện mong muốn của mình. Theo em Đ là người có biết cách nhận thức bản thân chưa?

  • A. Nhận thức được bản thân.
  • B. Chưa đúng giờ.
  • C. Chưa biết cách tự nhận thức bản thân.
  • D. Vừa nhận thức, vừa chưa nhận thức.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ