Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn GDCD 6 Cánh diều năm 2021-2022 Trường THCS Long Thượng

08/07/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 233230

Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

  • A. Vung tay quá trán.
  • B. Năng nhặt chặt bị.
  • C. Vắt cổ chày ra nước.
  • D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
Câu 2
Mã câu hỏi: 233231

Để tránh tình huống bị đuối nước các em tự bảo vệ mình bằng cách nào?

  • A. đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm.
  • B. đi bơi một mình không thích bơi theo nhóm.
  • C. đi bơi không cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ.
  • D. thích bơi xa ra biển khơi để thử cảm giác.
Câu 3
Mã câu hỏi: 233232

Đâu không phải là quyền và nghĩa vụ của công dân?

  • A. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào ...
  • B. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội biểu tình....
  • C. Công dân có quyền tự do ngôn luận tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội biểu tình,...
  • D. Công dân dưới mười tám tuổi có quyền bầu cử và dưới hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Câu 4
Mã câu hỏi: 233233

Tiết kiệm thể hiện điều gì ở mỗi người?

  • A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.
  • B. Xài thoải mái.
  • C. Làm gì mình thích.
  • D. Có làm thì có ăn.
Câu 5
Mã câu hỏi: 233234

Phương án nào sau đây không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?

  • A. Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn
  • B. Đánh lạc hướng đối phương
  • C. Gọi điện cho người thân hoặc cơ quan hỗ trợ
  • D. Tránh những chỗ đông người, không cần của hỗ trợ người lớn
Câu 6
Mã câu hỏi: 233235

Chúng ta cần làm gì để nhận thức đúng về bản thân?

  • A. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa. 
  • B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình. 
  • C. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
  • D. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình
Câu 7
Mã câu hỏi: 233236

Việc làm nào sau đây không nên làm để tự nhận thức bản thân?

  • A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
  • B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
  • C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
  • D. Xem bói để tìm hiểu đặc điểm của bản thân.
Câu 8
Mã câu hỏi: 233237

Hãy chọn cách ứng xử đúng khi đối mặt tình huống gây nguy hiểm?

  • A. Hưng thường đi học nhóm về muộn và đi xe đạp một mình qua quãng đường vắng
  • B. Nhóm bạn rủ nhau tự đi đón xe khách, trốn bố mẹ đến nhà một bạn cùng lớp chơi, cách khoảng 30km.
  • C. Khi trực nhật, mai sơ ý làm vỡ bình hoa trên bàn giáo viên và lấy tay nhặt các mảnh vỡ đó.
  • D. Khi có người lạ theo sát, Phương hét to và kêu cứu từ người xung quanh.
Câu 9
Mã câu hỏi: 233238

Hãy chỉ ra tình huống không gây nguy hiểm đến con người?

  • A. Đá trượt lở trên núi xuống đường.
  • B. Đang đi trên đường xuất hiện sấm sét.
  • C. Bạn T đi học về thấy cơn dông tìm chỗ trú ẩn.
  • D. Các bạn đang tụ tập thấy mưa dông xuất hiện.
Câu 10
Mã câu hỏi: 233239

Thiên nhiên có vai trò thế nào đối với cuộc sống của con người?

  • A. Cần thiết.
  • B. Không quan trọng.
  • C. Không cần thiết.
  • D. Rất cần thiết.
Câu 11
Mã câu hỏi: 233240

Những hậu quả thiên nhiên đem lại cho con người khi không có ý thức bảo vệ là gì?

  • A. Lũ lụt, hạn hán
  • B. Bão tố, sóng thần
  • C. A, B đúng
  • D. Con người làm chủ được thiên nhiên, sẽ không có hậu quả nào xảy ra cả
Câu 12
Mã câu hỏi: 233241

Hành vi nào thể hiện Bảo Anh là người siêng năng, kiên trì?

  • A. Bảo Anh thường xuyên trốn học
  • B. Bảo Anh luôn làm bài tập, học bài trước khi đến lớp
  • C. Bảo Anh không giúp mẹ làm việc nhà
  • D. Bảo Anh thường bỏ qua các công việc để đi chơi với bạn.
Câu 13
Mã câu hỏi: 233242

Tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên có thể gây ra hậu quả gì?

  • A. không tổn hại về vật chất và tinh thần của con người.
  • B. gây tổn hại về vật chất, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • C. có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước.
  • D. không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Câu 14
Mã câu hỏi: 233243

Biết ơn có ý nghĩa gì đối với mỗi người?

  • A. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
  • B. Tạo nên môi trường lành mạnh.
  • C. Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn.
  • D. Giúp đất nước phát triển.
Câu 15
Mã câu hỏi: 233244

Bạn Nam cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại dịp Tết Nguyên Đán. Hành động đó thể hiện ?

  • A. Sự biết ơn tới đấng sinh thành.
  • B. Sự tiếc nuối tới đấng sinh thành.
  • C. Sự lo lắng tới đấng sinh thành.
  • D. Sự vô ơn với đấng sinh thành.
Câu 16
Mã câu hỏi: 233245

Học sinh cần rèn luyện những phẩm chất gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?

  • A. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân
  • B. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam
  • C. Rèn luyện phẩm chất đạo đức
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17
Mã câu hỏi: 233246

Hoàn thành nội dung: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một ........

  • A. giá trị sống cơ bản.
  • B. điều tất yếu của con người.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.
Câu 18
Mã câu hỏi: 233247

Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ gây nên tâm lí như thế nào?

  • A. tự cao, tự đại.
  • B. tự ti và mặc cảm.
  • C. thẹn thùng, e lệ.
  • D. khiêm tốn, nhường nhịn.
Câu 19
Mã câu hỏi: 233248

T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình. Điều này thể hiện T là người như thế nào?

  • A. Vui vẻ
  • B. Tiết kiệm
  • C. Tự nhận thức của bản thân
  • D. Khoan dung
Câu 20
Mã câu hỏi: 233249

“Khám phá ra ưu điểm của bạn và rèn luyện chúng” là lời khuyên đúng đắn về cách để chúng ta sống như thế nào?

  • A. sống vui vẻ hơn.
  • B. tăng sự gắn bó, đoàn kết.
  • C. tự nhận thức về bản thân mình.
  • D. yêu đời hơn, sống có ý nghĩa hơn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 233250

Câu tục ngữ dưới đây nào nói về sự hoang phí?

  • A. Kiến tha lâu đầy tổ.
  • B. Vắt cổ chày ra nước.
  • C. Vung tay quá trán.
  • D. Năng nhặt chặt bị.
Câu 22
Mã câu hỏi: 233251

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ……………… là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

  • A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • B. Quyền cơ bản của công dân.
  • C. Quốc tịch.
  • D. Hiến pháp.
Câu 23
Mã câu hỏi: 233252

Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền dân sự của công dân Việt Nam?

  • A. Quyền bình đẳng giới.
  • B. Quyền học tập.
  • C. Quyền có việc làm.
  • D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 24
Mã câu hỏi: 233253

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): ………… là những quyền được đáp ứng những nhu cầu phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, như được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp cận thông tin.

  • A. Nhóm quyền được sống còn.
  • B. Nhóm quyền được phát triển.
  • C. Nhóm quyền được bảo vệ.
  • D. Nhóm quyền được tham gia.
Câu 25
Mã câu hỏi: 233254

Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia?

  • A. Quyền được chăm sóc sức khỏe.
  • B. Quyền được vui chơi, giải trí.
  • C. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy.
  • D. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.
Câu 26
Mã câu hỏi: 233255

Câu tục ngữ nào dưới đây nói về siêng năng, kiên trì của con người?

  • A. Có chí thì nên.
  • B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  • C. Lá lành đùm lá rách.
  • D. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 233256

Đâu là cách tự nhận thức bản thân chưa đúng?

  • A. Lập kế hoạch phát huy trừ điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
  • B. Ghi lại những cảm xúc và hành vi khi đối diện với các tình huống căng thẳng.
  • C. Tập cách tư duy tích cực, lạc quan, sáng tạo và xây dựng sự tin tưởng với người khác.
  • D. Không tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
Câu 28
Mã câu hỏi: 233257

Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?

  • A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.
  • B. Có khoản tiền tự phòng để giúp đỡ cho chính bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.
  • C. Bản thân có nhiều tiền.
  • D. Ý A và B đều đúng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 233258

Để tiết kiệm, học sinh nên tránh điều gì?

  • A. Lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
  • B. Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
  • C. Bảo quản, sử dụng và tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.
  • D. Trân trọng vật chất và sức lao động của người khác.
Câu 30
Mã câu hỏi: 233259

Bố mẹ Chiến là người Nhật đến Việt Nam sinh sống. Chiến sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Chiến là công dân nước nào? 

  • A. Chiến là công dân quốc tế.
  • B. Chiến là công dân Việt Nam.
  • C. Chiến là công dân Nhật.
  • D. Chiến là công dân Hàn Quốc.
Câu 31
Mã câu hỏi: 233260

Quyền nào dưới đây của trẻ em không thuộc nhóm quyền sống còn?

  • A. Trẻ em khuyết tật được học ở các trường chuyên biệt.
  • B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
  • C. Trẻ em được tiêm phòng vắc xin theo quy định của Nhà nước.
  • D. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
Câu 32
Mã câu hỏi: 233261

Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?

  • A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.
  • B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.
  • C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.
  • D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em.
Câu 33
Mã câu hỏi: 233262

Trường Trung học cơ sở N phát động phong trào vệ sinh bảo vệ môi trường trong trường học và khu vực xung quanh vào một buổi sáng chủ nhật. Đa số các bạn học sinh lớp 6C hào hứng tham gia. Thế nhưng, các bạn N, T và H không muốn tham gia hoạt động này; vì cho rằng công việc ấy không phải công việc của học sinh lớp 6. Em có suy nghĩ gì về việc này?

  • A. Ba bạn HS có biểu hiện không có ý thức tự giác thực quyền và nghĩa vụ công dân.
  • B. Ba bạn HS có biểu hiện có ý thức tự giác thực quyền và nghĩa vụ công dân.
  • C. Ba bạn HS không thực hiện hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
  • D. Ba bạn HS không tham gia hoạt động này.
Câu 34
Mã câu hỏi: 233263

Cuối mỗi ngày, N hay viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp N rút kinh nghiệm trong cuộc sống hơn. Việc làm này thể hiện N là người như thế nào?

  • A. sở thích của mình.
  • B. điểm yếu của mình.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. điểm mạnh của mình.
Câu 35
Mã câu hỏi: 233264

Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào?

  • A. Từ chối không giúp.
  • B. Vui vẻ, nhận lời.
  • C. Phân vân, lưỡng lựa.
  • D. Trả nhiều tiền thì giúp.
Câu 36
Mã câu hỏi: 233265

Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Hường có quốc tịch nước nào?

  • A. Hường có quốc tịch Việt Nam.
  • B. Hường có quốc tịch Hàn Quốc.
  • C. Hường không có quốc tịch.
  • D. Hường có cả quốc tịch Việt Nam và Hàn Quốc.
Câu 37
Mã câu hỏi: 233266

Hành vi nào chưa thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

  • A. Nhiều lần chứng kiến chú Hưng đánh con, nên Hà đã gọi điện báo với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
  • B. Hương là học sinh lớp 6, ngoài việc học tốt, bạn còn chăm chỉ lao động, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
  • C. Lan được cô giáo nhờ gửi thư cho mẹ Lan. Lan không bóc thư của để xem vì Lan biết rằng làm như vậy sẽ xâm phạm quyền bí mật thư tín của người khác.
  • D. Thấy bác lao công đang quét dọn sân trường, Bình vứt luôn vỏ hộp sữa xuống sân để bác dọn.
Câu 38
Mã câu hỏi: 233267

Dòng họ Nguyễn của T ở làng Ước Lễ (Thanh Oai, Hà Nội) có truyền thống làm giò, chả. Hằng năm, cứ mỗi độ Tết đên, dòng họ T lại tổ chức hội thi nhỏ, xem nhà ai làm giò, chả ngon nhất. Hội thi này của dòng họ T có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • B. Làm phai mờ truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • C. Quảng bá truyền thống của gia đình, dòng họ.
  • D. A và C đều đúng.
Câu 39
Mã câu hỏi: 233268

Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào?

  • A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ.
  • B. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam.
  • C. Bạn L là có quốc tịch nước ngoài.
  • D. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
Câu 40
Mã câu hỏi: 233269

Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, H không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, H lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Nếu là bạn của H em sẽ khuyên bạn điều gì?

  • A. Đồng ý với bạn, nên dành thời gian làm những điều mình thích.
  • B. Nên dành thời gian nhiều cho cho học tập, phụ giúp bố mẹ.
  • C. Chửi cho bạn một trận vì ham chơi, chẳng chịu học hành gì cả.
  • D. Nhờ bạn dạy cho mình những trò chơi điện tử mới.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ