Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Công Nghệ 6 năm 2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

15/04/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (32 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 18449

 Món ăn nào sau đây là món ăn thường ngày? 

  • A. Cá rán 
  • B. Thịt kho tiêu
  • C. Trứng rán 
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2
Mã câu hỏi: 18450

Đặc điểm của bữa ăn thường ngày như thế nào? 

  • A. Có từ 3 – 4 món 
  • B. Được chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản
  • C. Gồm 3 món chính và 1 đến 2 món phụ 
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3
Mã câu hỏi: 18451

Thực đơn dùng cho liên hoan hay các bữa cỗ không có đặc điểm? 

  • A. Thực phẩm cần thay đổi để có đủ thịt, cá… 
  • B. Được kê theo các loại món chính, món phụ, tráng miệng, đồ uống
  • C. Được chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản 
  • D. Có từ 4 đến 5 món trở lên
Câu 4
Mã câu hỏi: 18452

Các món ăn trong bữa ăn hàng ngày bao gồm? 

  • A. Canh, dưa chua 
  • B. Món mặn
  • C. Món xào 
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5
Mã câu hỏi: 18453

Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn, cần chú ý?

  • A. Mua thực phẩm phải tươi ngon 
  • B. Số thực phẩm vừa đủ dùng (kể cả gia vị)
  • C. Cả A, B đều đúng 
  • D. Cả A, B đều sai
Câu 6
Mã câu hỏi: 18454

Nguyên tắc xây dựng thực đơn gồm?

  • A. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.
  • B. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn
  • C. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế 
  • D. Tất cả đáp án trên
Câu 7
Mã câu hỏi: 18455

Có bao nhiêu nguyên tắc xây dựng thực đơn? 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 8
Mã câu hỏi: 18456

Thực đơn bữa tiệc liên hoan, ăn uống thường gồm có?

  • A. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn phụ - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống 
  • B. Món khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống
  • C. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống 
  • D. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Trái cây
Câu 9
Mã câu hỏi: 18457

Có thể thay thế nguyên liệu rau muống bằng nguyên liệu gì?

  • A. Su hào 
  • B. Cà rốt
  • C. Đu đủ
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 10
Mã câu hỏi: 18458

Hãy chọn gia vị thích hợp cho món nộm rau muống?

  • A. Giấm + Đường + nước mắm + ớt + tỏi + chanh 
  • B. Nước mắm + đường + muối + ớt + tỏi
  • C. Giấm + nước mắm + đường + ớt + tỏi 
  • D. Chanh + dầu ăn + đường + ớt + tỏi
Câu 11
Mã câu hỏi: 18459

Giai đoạn đầu cần chuẩn bị những gì?

  • A. Rau xà lách nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt 
  • B. Hành tây bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường
  • C. Cà chua cắt lát, trộn giấm, đường 
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12
Mã câu hỏi: 18460

Quy trình thực hiện trộn dầu giấm rau xà lách cần chú ý gì?

  • A. Chọn xà lách to, bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn 
  • B. Cà chua dày cùi, ít hột
  • C. Cà chua dày cùi, ít hột
  • D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 13
Mã câu hỏi: 18461

Muốn cho lượng sinh tố C trong thực phẩm không bị mất trong quá trình chế biến cần chú ý điều gì ? 

  • A. Không nên đun quá lâu 
  • B. Các loại ra củ cho vào luộc hay nấu khi nước đã sôi để hạn chế mất vitamin C
  • C. Không đun nấu ở nhiệt độ quá cao , tránh làm cháy thức ăn. 
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 14
Mã câu hỏi: 18462

 Sinh tố nào ít bền vững nhất khi đun nấu?

  • A. A
  • B. B
  • C. C
  • D. K
Câu 15
Mã câu hỏi: 18463

Nhiệt độ cao gây ảnh hưởng thế nào đến tinh bột?

  • A. Tinh bột sẽ hòa tan vào nước.  
  • B. Tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn
  • C. Tinh bột sẽ bị phân hủy bị biến chất. 
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 16
Mã câu hỏi: 18464

Các biện pháp nào được sử dụng để phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?

  • A. Không ăn những thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố 
  • B. Không dùng thức ăn bản thân có sẵn chất độc
  • C. Không sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng 
  • D. Đáp án A, B C đúng
Câu 17
Mã câu hỏi: 18465

Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?

  • A. Là sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm. 
  • B. Là bản thân thức ăn có sẵn chất độc
  • C. Là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm 
  • D. Đáp án A và B
Câu 18
Mã câu hỏi: 18466

Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm được gọi là gì?

  • A. Nhiễm độc thực phẩm 
  • B. Nhiễm trùng thực phẩm
  • C. Ngộ độc thức ăn
  • D. Tất cả đều sai
Câu 19
Mã câu hỏi: 18467

Vi khuẩn sinh sôi và nảy nở mạnh nhất ở khoảng nhiệt độ?

  • A. -10oC - 25o
  • B. 50oC - 60oC
  • C. 0oC - 37o
  • D. Tất cả đều đúng
Câu 20
Mã câu hỏi: 18468

Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng?

  • A. 80oC – 100o
  • B. 100oC - 115oC
  • C. 100oC - 180o
  • D. 50oC - 60oC
Câu 21
Mã câu hỏi: 18469

Chất giúp cho sự phát triển xương, hoạt động của cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá cơ thể là: 

  • A. Chất đường bột.
  • B. Chất đạm.
  • C. Chất béo.
  • D. Chất khoáng.
Câu 22
Mã câu hỏi: 18470

Loại thực phẩm cần ăn hạn chế nhất theo tháp dinh dưỡng cân đối? 

  • A. Muối.
  • B. Đường
  • C. Thịt
  • D. Dầu mỡ
Câu 23
Mã câu hỏi: 18471

Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do trẻ bị?

  • A. Thừa chất đạm.
  • B. Thiếu chất đường bột.
  • C. Thiếu chất đạm trầm trọng. 
  • D. Thiếu chất béo.
Câu 24
Mã câu hỏi: 18472

Loại vitamin nào sau đây giúp ngừa bệnh quáng gà? 

  • A. Vitamin A
  • B. Vitamin B
  • C. Vitamin C
  • D. Vitamin K
Câu 25
Mã câu hỏi: 18473

Gia đình em có 6 người. Mỗi năm có thu nhập như sau:

- Tiền lúa: 15.000.000 đồng

- Tiền cà phê: 40.000.000 đồng

- Tiền bán củi: 5.000.000 đồng

- Tiền bán các sản phẩm khác: 6.000.000 đồng.

Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong 1 năm? 

  • A. 35.500.000 đồng
  • B. 66.000.000 đồng
  • C. 14.000.000 đồng
  • D. 45.000.000 đồng
Câu 26
Mã câu hỏi: 18474

Tổng mức thu nhập của gia đình em 1 tháng là 20.000.000 đồng/ tháng. Tổng mức chi là 100.000.000 đồng/ năm. Em hãy tính khoản tiền để dành của gia đình em sau 1 năm? 

  • A. 140.000.000 đồng
  • B. 30.000.000 đồng
  • C. 100.000.000 đồng 
  • D. 10.000.000 đồng 
Câu 27
Mã câu hỏi: 18475

Gia đình em 1 năm thu hoạch được 3 tấn gạo đem ra chợ bán với giá 2.000đ/1 kg. Tiền bán rau củ quả khác là 2.000.000 đồng. Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong 1 năm ? 

  • A. 8.000.000 đồng
  • B. 5.000.000 đồng
  • C. 6.000.000 đồng
  • D. 600.000 đồng
Câu 28
Mã câu hỏi: 18476

Gia đình em có: Bố là thợ xây với mức lương 5000000 đồng/ tháng. Mẹ làm công nhân với mức lương 4000000đồng / tháng. Chị gái đang học lớp 9 và em là học sinh lớp 6. Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình em trong một tháng?

  • A. 9000000 đồng
  • B. 10000000 đồng
  • C. 11000000 đồng
  • D. 1100000 đồng
Câu 29
Mã câu hỏi: 18477

Gia đình em 1 năm thu hoạch được 8 tấn chè tươi. Bán chè được giá 25.000 đồng/1 kg. Tính số tiền thu được từ việc bán chè tươi?

  • A. 7200000 đồng
  • B. 73000000 đồng
  • C. 200000000 đồng
  • D. 50000000 đồng
Câu 30
Mã câu hỏi: 18478

Tổng mức thu nhập của gia đình em 1 tháng là 10.000.000 đồng/ tháng. Tổng mức chi là 90.000.000 đồng/ năm. Em hãy tính khoản tiền để dành của gia đình em sau 1 năm?

  • A. 100.000.000 đồng
  • B. 10.000.000 đồng
  • C. 3.000.000 đồng
  • D. 30.000.000 đồng
Câu 31
Mã câu hỏi: 18479

Mực nhồi thịt có thể được sử dụng làm gì cho thực đơn trên bàn tiệc cưới ?

  • A. Món khai vị
  • B. Món chính
  • C. Món nóng
  • D. Món tráng miệng
Câu 32
Mã câu hỏi: 18480

Nhóm chất dinh dưỡng nào luôn cần thiết cho cơ thể trong một ngày?

  • A. Đường bột
  • B. Đạm và chất béo
  • C. Vitamin và khoáng
  • D. Cả A, B ,C đều đúng

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ