Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 26459

Xác định đâu là thức ăn của nhện?

  • A. Thực vật
  • B. Sâu bọ
  • C. Vụn hữu cơ
  • D. Mùn đất
Câu 2
Mã câu hỏi: 26460

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí: Quá trình chăng lưới ở nhện?

1. Chăng tơ phóng xạ.

2. Chăng các tơ vòng.
3. Chăng bộ khung lưới.

  • A. (3) → (1) → (2).
  • B. (3) → (2) → (1).
  • C. (1) → (3) → (2).
  • D. (2) → (3) → (1).
Câu 3
Mã câu hỏi: 26461

Điền từ/cụm từ đúng: Ở phần bụng của nhện, phía trước là …(1)…, ở giữa là …(2)… lỗ sinh dục và phía sau là …(3)….

  • A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ
  • B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ
  • C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở
  • D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở
Câu 4
Mã câu hỏi: 26462

Xác định nhận xét đúng về cơ quan bài tiết của tôm sông?

  • A. Tôm sông có cơ quan bài tiết.
  • B. Cơ quan bài tiết là tuyến bài tiết.
  • C. Cơ quan bài tiết nằm ở đôi râu số thứ 1.
  • D. A và B đúng
Câu 5
Mã câu hỏi: 26463

Đâu là ý kiến không đúng khi nói về tôm sông?

  • A. Nhờ đôi mắt kép mà tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
  • B. Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết ra.
  • C. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai.
  • D. Thức ăn của tôm là thực vật và động vật (cả mồi sống và mồi chết).
Câu 6
Mã câu hỏi: 26464

Cho biết cơ thể tôm được chia thành bao nhiêu phần, đó là những phần nào?

  • A. 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
  • B. 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
  • C. 2 phần là thân và các chi
  • D. 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
Câu 7
Mã câu hỏi: 26465

Đâu là hình thức bơi giật lùi kho di chuyển của tôm sông?

  • A. Dùng các đôi chân bụng để đẩy nước
  • B. Dùng các đôi chân ngực để đẩy nước
  • C. Xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng
  • D. Cả A và B đều đúng
Câu 8
Mã câu hỏi: 26466

Cho biết cơ thể hình nhện được chia làm mấy phần?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 26467

Điền từ/cụm từ: Khi đẻ, tôm cái dùng các (1)…………………. ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác (2)……………. . cho tôm trưởng thành

  • A. (1) đôi chân ngực; (2) nhiều lần
  • B. (1) đôi chân ngực; (2) 2 lần
  • C. (1) đôi chân bụng; (2) nhiều lần
  • D. (1) đôi chân bụng; (2) 3 lần
Câu 10
Mã câu hỏi: 26468

Hãy cho biết nhờ có chất nào trong cấu tạo vỏ mà vỏ tôm cứng cáp?

  • A. Ki tin
  • B. Đá vôi
  • C. Xương
  • D. Can xi
Câu 11
Mã câu hỏi: 26469

Xác định đâu là vị trí tuyến độc của nhện?

  • A. Chân bò
  • B. Chân xúc giác
  • C. Kìm
  • D. Núm tuyến cơ
Câu 12
Mã câu hỏi: 26470

Xác định đâu là sự khác nhau trong hô hấp giữa tôm và châu chấu?

  • A. Châu chấu hấp bằng ống khí
  • B. Tôm hô hấp bằng mang
  • C. Châu chấu hô hấp trên cạn
  • D. Tôm hô hấp dưới nước
Câu 13
Mã câu hỏi: 26471

Cho biết bộ phận phần phụ nào của tôm có chức năng giữ và xử lí mồi mồi?

  • A. Các chân bụng
  • B. 2 đôi râu
  • C. Các chân hàm
  • D. Cả A và C
Câu 14
Mã câu hỏi: 26472

Dạ dày của nhện là dạng dạ dày gì?

  • A. Dạ dày hút
  • B. Dạ dày nghiền
  • C. Dạ dày co bóp
  • D. Cả A, B và C
Câu 15
Mã câu hỏi: 26473

Hãy cho biết phần phụ nào của tôm có chức năng định hướng phát hiện mồi?

  • A. Mắt kép
  • B. 2 đôi râu
  • C. Các chân hàm
  • D. Cả A và B
Câu 16
Mã câu hỏi: 26474

Xác định phần phụ nào của tôm có chức năng bắt mồi và bò?

  • A. Càng
  • B. Chân bò
  • C. Chân hàm
  • D. Cả A và B
Câu 17
Mã câu hỏi: 26475

Phát biểu nào không đúng khi nói về hình thức hô hấp của chân khớp?

  • A. Tất cả các loài côn trùng đều có những lỗ nhỏ ở hai bên cơ thể được gọi là lỗ gai.
  • B. Quá trình hô hấp của tất cả các loài côn trùng diễn ra thông qua các lỗ nhỏ và ống không khí mỏng được gọi là khí quản.
  • C. Gián có các gai ở hai bên cơ thể và khí quản hoặc ống khí xuyên suốt bên trong cơ thể để thực hiện quá trình thở và hô hấp.
  • D. Không có cái nào ở trên
Câu 18
Mã câu hỏi: 26476

Hãy cho biết ở gián cái có bao nhiêu noãn?

  • A. 16
  • B. 8
  • C. 10
  • D. 6
Câu 19
Mã câu hỏi: 26477

Hãy cho biết một con gián sẽ sống sót trong bao lâu (ngày) nếu đầu của nó bị cắt bỏ?

  • A. 1
  • B. 14
  • C. 7
  • D. 2
Câu 20
Mã câu hỏi: 26478

Hãy cho biết hình dạng của xương ức thứ bảy của gián cái là gì?

  • A. Hình chiếc thuyền
  • B. Hình tam giác
  • C. Hình bầu dục
  • D. Không đều
Câu 21
Mã câu hỏi: 26479

Cho biết thông tin sau đang mô tả đền điều gì: Một loạt các thay đổi mà một số loài động vật nhất định phải trải qua khi chúng phát triển từ trứng đến trưởng thành?

  • A. động vật chân đốt.
  • B. sự biến thái.
  • C. loài nhện.
  • D. bộ xương ngoài.
Câu 22
Mã câu hỏi: 26480

Nhờ cơ quan nào mà châu chấu di chuyển được?

  • A. Cánh.
  • B. Chân sau
  • C. Chân trước
  • D. Cả A, B, C
Câu 23
Mã câu hỏi: 26481

Điền từ/cụm từ, Chọn phương án trả lời đúng: Hệ tuần hoàn châu chấu có cấu tạo đơn giản, tim có hình (1)………. . …, có (2)……………. và nằm ở (3)…………

  • A. (1) ống; (2) nhiều ngăn; (3) mặt lưng
  • B. (1) phễu; (2) một ngăn; (3) mặt lưng
  • C. (1) phễu; (2) nhiều ngăn; (3) mặt bụng
  • D. (1) ống; (2) một ngăn; (3) mặt bụng
Câu 24
Mã câu hỏi: 26482

Hãy cho biết trong hệ tuần hoàn của chấu chấu không có chức năng?

  • A. Vận chuyển sản phẩm bài tiết.
  • B. Điều hòa nhiệt độ 
  • C. Vận chuyển khí trong hô hấp.
  • D. Vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào.
Câu 25
Mã câu hỏi: 26483

Chọn phương án trả lời đúng: Nối các đại diện sau với cấu tạo hệ thần kinh tương ứng
1. Thủy tức                        a. hệ thần kinh dạng ống
2. Châu chấu                     b. hệ thần kinh dạng lưới
3. Cá chép                         c. hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

  • A. 1 - a, 2 - c. 3 - b
  • B. 1 - b, 2 - c. 3 - a
  • C. 1 - a, 2 - b. 3 - c
  • D. 1 - c, 2 - b. 3 - a
Câu 26
Mã câu hỏi: 26484

Xác định động vật không có hệ thần kinh dạng ống?

  • A. Cá cóc
  • B.
  • C. Ếch
  • D. Châu chấu
Câu 27
Mã câu hỏi: 26485

Điền từ: Tôm và nhện đều được coi là giống nhau và là ........... vì chúng có chân có khớp nối, cơ thể phân khúc và bộ xương ngoài.

  • A. động vật chân đốt
  • B. da gai
  • C. động vật có vú
  • D. thân mềm
Câu 28
Mã câu hỏi: 26486

Cho biết chất nào tạo thành bộ xương ngoài của động vật chân đốt?

  • A. chất đạm
  • B. kitin
  • C. protein và kitin
  • D. canxi cacbonat
Câu 29
Mã câu hỏi: 26487

Cho biết ngành côn trùng học là nghiên cứu về điều gì?

  • A. Côn trùng
  • B. cây
  • C. kĩ thuật điện
  • D. Cả 3 đáp án trên
Câu 30
Mã câu hỏi: 26488

Điền từ/cụm từ: Ở châu chấu, tim có hình …(1)…, có …(2)… và nằm ở …(3)….

  • A. (1): ống; (2): một ngăn; (3): mặt bụng
  • B. (1): phễu; (2): một ngăn; (3): mặt lưng
  • C. (1): phễu; (2): nhiều ngăn; (3): mặt bụng
  • D.  (1): ống; (2): nhiều ngăn; (3): mặt lưng
Câu 31
Mã câu hỏi: 26489

Cho biết đâu không là đặc điểm của ngành chân khớp?

  • A. bộ xương ngoài
  • B. hệ thống tuần hoàn kín
  • C. phần phụ nối
  • D. phân đoạn cơ thể
Câu 32
Mã câu hỏi: 26490

Trong các đặc điểm sau đây, đâu là điểm đặc trưng của ngành chân khớp?

  • A. Các phần phụ phân đốt
  • B. Cơ thề 3 phần
  • C. Cơ thể 2 phần
  • D. Phần phụ linh hoạt
Câu 33
Mã câu hỏi: 26491

Em hãy cho biết trong hệ thần kinh của côn trùng có các loại hạch nào sau đây?

  • A. Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.
  • B. Hạch não, hạch bụng, hạch lưng.
  • C. Hạch não, hạch bụng, hạch thân.
  • D. Hạch não, hạch bụng, hạch ngực.
Câu 34
Mã câu hỏi: 26492

Cho biết mô tả nào về hệ thần kinh dạng chuỗi hạch của ngành thân mềm và chân khớp là không đúng?

  • A. Có hạch não đặc biệt rất phát triển, liên hệ với sự phát triển và phân hóa của các giác quan.
  • B. Hệ thần kinh được hình thành từ lá phôi ngoài.
  • C. Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển hoạt động phức tạp của cơ thể chính xác hơn.
  • D. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là tổ chức thần kinh tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Câu 35
Mã câu hỏi: 26493

Cho biết đâu là đặc điểm chung của ngành chân khớp?

  • A. Phần phụ chân khớp phân đốt, các khớp động lại với nhau làm phần phụ rất linh hoạt. 
  • B. Phát triển cơ thể không qua lột xác
  • C. Cơ thể không có vỏ kitin bao bọc.
  • D. Tất cả đều đúng.
Câu 36
Mã câu hỏi: 26494

Xác định đâu là vai trò thực tiễn của ong mật?

  • A. Ong mật cho ra các sản phẩm như mật ong, sữa ong chúa…làm thuốc chữa bệnh.
  • B. Truyền bệnh.
  • C. Diệt các loài sâu hại.
  • D. Hại hạt ngũ cốc.
Câu 37
Mã câu hỏi: 26495

Trong các loài dưới đây, Loài nào có tập tính trữ thức ăn?

  • A. Kiến
  • B. Bướm
  • C. Ruồi
  • D. Châu chấu
Câu 38
Mã câu hỏi: 26496

Cho biết đâu là hình thức thực hiện trao đổi khí với môi trường của các loại côn trùng?

  • A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
  • B. Hô hấp bằng mang
  • C. Hô hấp bằng phổi
  • D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Câu 39
Mã câu hỏi: 26497

Xác định đâu là các giai đoạn thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn?

  • A. Trứng - Ấu trùng
  • B. Trứng – Trưởng thành
  • C. Trứng - Ấu trùng – Trưởng thành
  • D. Trứng - Ấu trùng – Nhộng – Trưởng thành
Câu 40
Mã câu hỏi: 26498

Hãy cho biết bộ phận nào trong hệ thống tiêu hóa châu chấu có chức năng tiết ra enzim để tiêu hóa thức ăn?

  • A. Ống bài tiết
  • B. Diều
  • C. Dạ dày
  • D. Ruột tịt

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ