Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2021-2022 Trường THCS Chu Văn An

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 26539

Cho biết loài thân mềm nào có lối sống vùi lấp?

  • A. Ốc gạo
  • B.  Bạch tuộc
  • C. Trai sông
  • D. Mực nang
Câu 2
Mã câu hỏi: 26540

Em hãy cho biết bản lề của vỏ trai có vai trò gì?

  • A. Bảo vệ thân trai
  • B. Bắt thức ăn
  • C. Gắn 2 mảnh vỏ trai
  • D. Điều chình động tác đóng mở vỏ
Câu 3
Mã câu hỏi: 26541

Cho biết loài nào sau đây là động vật chân bụng?

  • A. Giun đất
  • B. Rắn
  • C.
  • D. Ốc sên
Câu 4
Mã câu hỏi: 26542

Xác định những động vật nào như nghêu, ốc, sò, mực không có xương và thân mềm?

  • A. ký sinh trùng
  • B. nhuyễn thể
  • C. bọt biển
  • D. giun dẹp
Câu 5
Mã câu hỏi: 26543

Hãy cho biết trung tâm thân trai có cấu tạo như thế nào?

  • A.  Phía trong là chân trai, phía ngoài là thân trai.
  • B. Phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai.
  • C.  Phía trên là chân trai, phía dưới là thân trai.
  • D. Phía trên là thân trai, phía dưới là chân trai.
Câu 6
Mã câu hỏi: 26544

Em hãy cho biết giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa?

  • A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.
  • B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất.
  • C. Giúp ấu trùng phát tán rộng.
  • D. A và B đúng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 26545

Khi theo dõi một con mực Humboldt có thể bị nguy hiểm bởi vì?

  • A. nó ẩn mình trong đại dương sâu thẳm.
  • B. nó được bao quanh bởi cá mập thường xuyên.
  • C. nó thải ra các hóa chất độc hại.
  • D. nó là một kẻ săn mồi hung tợn
Câu 8
Mã câu hỏi: 26546

Hãy cho biết các động vật Sên, sò, mực thuộc ngành nào?

  • A. Annelida.
  • B. Porifera.
  • C. Động vật thân mềm.
  • D. Bạch tuộc.
Câu 9
Mã câu hỏi: 26547

Xác định động vật thuộc ngành Động vật thân mềm?

  • A. Trai, cua
  • B. Trai, hến
  • C. Trai, nhện
  • D. Trai, tôm
Câu 10
Mã câu hỏi: 26548

Điền cụm từ thích hợp
Cơ thể trai (1)……………. . , đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong (2)……………………. 

  • A. (1) lưỡng tính; (2) tấm miệng
  • B. (1) lưỡng tính; (2) tấm mang
  • C. (1) phân tính; (2) tấm mang
  • D. (1) phân tính; (2) tấm miệng
Câu 11
Mã câu hỏi: 26549

Điền cụm từ:
Dưới vỏ là (1)……………. . mặt ngoài áo tiết ra (2)……………………. 

  • A. (1) áo trai; (2) lớp sừng
  • B. (1) áo trai; (2) lớp vỏ đá vôi
  • C. (1) thân; (2) lớp vỏ đá vôi
  • D. (1) thân; (2) lớp sừng
Câu 12
Mã câu hỏi: 26550

Cho biết đâu là hình thức bắt mồi của mực?

  • A. Mực rình mồi tại một chỗ
  • B. Mực bắt mồi bằng tua dài, tua ngắn dùng để đưa mồi vào miệng
  • C. Mực đuổi theo mồi và dùng tua dài bắt mồi
  • D. Cả A, B, C
Câu 13
Mã câu hỏi: 26551

Nhóm nào sau đây gồm các động vật đều thuộc ngành thân mềm?

  • A. Ốc sên, mực, hải quỳ, san hô
  • B. Mực, ốc sên, bạch tuộc, sò
  • C. Trai sông, hải quỳ, mực , ốc vặn
  • D. Tôm sông, hải quỳ, mực, ốc vặn
Câu 14
Mã câu hỏi: 26552

Điền cụm từ
Ở trung tâm cơ thể trai sông: phía trong là (1)……………. . , phía ngoài là (2)……………………. 

  • A. (1) thân trai; (2) chân trai
  • B. (1) ống thoát; (2) ống hút
  • C.  (1) thân trai; (2) tấm mang
  • D. (1) khoang áo; (2) áo trai
Câu 15
Mã câu hỏi: 26553

Đâu là tên các bộ phận tham gia vào dinh dưỡng ở trai sông?

  • A. Ống hút nước
  • B. Ống thoát nước
  • C. Tấm miệng phủ lông
  • D. Cả A, B và C
Câu 16
Mã câu hỏi: 26554

Cho biết số lượng loài ngành Thân mềm?

  • A. khoảng 50 nghìn loài.
  • B. khoảng 60 nghìn loài.
  • C. khoảng 70 nghìn loài.
  • D. khoảng 80 nghìn loài.
Câu 17
Mã câu hỏi: 26555

Đâu là đặc điểm giống nhau giữa sò, trai sông?

  • A. Cơ quan di chuyển kém phát triển
  • B. Đều sống ở nước ngọt
  • C.  Cơ thể mất đối xứng 2 bên
  • D. Đều sống ở nước mặn
Câu 18
Mã câu hỏi: 26556

Cho biết động vật nào có hình thức di chuyển kiểu "bò"?

  • A. Chim
  • B. Ốc sên
  • C.
  • D.
Câu 19
Mã câu hỏi: 26557

Điền cụm từ
Ốc anh vũ họ hàng với (1)……………. . , nhưng vẫn còn vỏ phủ ngoài cơ thể như vỏ ốc. Số tua miệng của chúng nhiều (khoảng 94 cái) (2)…………………….

  • A.  (1) bạch tuộc; (2) có giác bám
  • B. (1) mực; (2) có giác bám
  • C. (1) ốc sên; (2) không có giác bám
  • D. (1) mực; (2) không có giác bám
Câu 20
Mã câu hỏi: 26558

Hãy giải thích tại sao nói ốc sên là loài phá hoại cây cối?

  • A. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây
  • B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được
  • C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây
  • D. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây
Câu 21
Mã câu hỏi: 26559

Đâu là hình thức tự vệ của ốc sên?

  • A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù
  • B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.
  • C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ
  • D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ
Câu 22
Mã câu hỏi: 26560

Nhận định nào đúng về cơ quan bài tiết của tôm sông?

  • A. Tôm sông có cơ quan bài tiết.
  • B. Cơ quan bài tiết là tuyến bài tiết.
  • C. Cơ quan bài tiết nằm ở đôi râu số thứ 1.
  • D. A và B đúng
Câu 23
Mã câu hỏi: 26561

Xác định có bao nhiêu phát biểu sai trong các phát biểu về tôm sông sau?
1. Tôm có thể bò và bơi giật lùi
2. Khi bơi giật lùi, tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau
3. Tôm kiếm ăn vào lúc sáng sớm
4. Tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách xa nhờ tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển
5. Ôxi được tiếp nhận qua lỗ khí ở vỏ

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5
Câu 24
Mã câu hỏi: 26562

Cho biết tôm có thể nhận biết con mồi từ khoảng cách xa nhờ đâu?

  • A. Nhờ đôi mắt tinh ranh
  • B. Nhờ tế bào khứu giác trên hai đôi râu
  • C. Nhờ đôi chân nhạy cảm
  • D. Cả A và C
Câu 25
Mã câu hỏi: 26563

Cho biết đặc điểm nào KHÔNG phổ biến ở các protostomes?

  • A. não trước
  • B. hệ thần kinh lưng
  • C. cơ thể đối xứng song phương
  • D. phát triển miệng từ một phôi
Câu 26
Mã câu hỏi: 26564

Đâu là đặc điểm đặc trưng về cơ thể thân mềm?

  • A. Cơ thể không có phần phụ
  • B. Cơ thể có vỏ đá vôi
  • C. Cơ thể đối xứng toả tròn
  • D. Cơ thể mềm, không phân đốt
Câu 27
Mã câu hỏi: 26565

Chỉ ra đâu là tác hại mà thân mềm gây ra đối với đời sống con người?

  • A.  Làm hại cây trồng.
  • B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán.
  • C. Chui rúc, đục ruỗng các vỏ gỗ thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 26566

Điền từ/cụm từ
Tôm kiếm ăn vào lúc (1)…………………. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết). Nhờ các tế bào (2)……………. . rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

  • A. (1) sáng sớm; (2) khứu giác trên râu
  • B. (1) chập tối; (2) khứu giác trên râu
  • C. (1) sáng sớm; (2) xúc giác trên râu
  • D. (1) chập tối; (2) xúc giác trên râu
Câu 29
Mã câu hỏi: 26567

Cho biết điều nào dưới đây về Tôm sông KHÔNG đúng?

  • A. Nhờ đôi mắt kép mà tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
  • B. Thức ăn được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết ra.
  • C. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ hai.
  • D. Thức ăn của tôm là thực vật và động vật (cả mồi sống và mồi chết).
Câu 30
Mã câu hỏi: 26568

Em hãy cho biết cơ thể tôm được chia thành mấy phần?

  • A. 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
  • B. 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
  • C. 2 phần là thân và các chi
  • D. 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
Câu 31
Mã câu hỏi: 26569

Đâu là ý kiến không đúng khi nói về đặc điểm chung của thân mềm?

  • A. Thân mềm
  • B.  Phân đốt
  • C. Có khoang áo
  • D. Có vỏ đá vôi
Câu 32
Mã câu hỏi: 26570

Đâu là đặc điểm chung của ngành thân mềm?

  • A. Thân mềm, cơ thể không phân đốt
  • B. Có vỏ đá vôi, có khoang áo
  • C. Hệ tiêu hóa phân hóa
  • D. Tất cả các đáp án trên
Câu 33
Mã câu hỏi: 26571

Đâu là kiểu bơi giật lùi khi di chuyển của tôm?

  • A. Dùng các đôi chân bụng để đẩy nước
  • B. Dùng các đôi chân ngực để đẩy nước
  • C. Xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng
  • D. Cả A và B đều đúng
Câu 34
Mã câu hỏi: 26572

Hô hấp ở tôm khác với hô hấp ở châu chấu như thế nào?

  • A. Châu chấu hấp bằng ống khí
  • B. Tôm hô hấp bằng mang
  • C. Châu chấu hô hấp trên cạn
  • D. Tôm hô hấp dưới nước
Câu 35
Mã câu hỏi: 26573

Xác định phần phụ nào của tôm có chức năng giữ và xử lí mồi mồi?

  • A. Các chân bụng
  • B. 2 đôi râu
  • C. Các chân hàm
  • D. Cả A và C
Câu 36
Mã câu hỏi: 26574

Xác định nhóm động vật gây hại cho cây trồng?

  • A. Trai sông, ốc sên
  • B. Ốc gạo, sò
  • C. Ốc nhồi, mực
  • D. Ốc sên, ốc bươu vàng
Câu 37
Mã câu hỏi: 26575

Điền từ: .......là lớp bao gồm tôm hùm, tôm, tôm càng và cua.

  • A. Giáp xác
  • B. Chelicerata
  • C. Côn trùng
  • D.
Câu 38
Mã câu hỏi: 26576

Đâu là phát biểu sai khi nói về Giáp xác và đại diện của Giáp xác?

  • A. Giáp xác là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người.
  • B. Tôm là động vật chuyên ăn thực vật.
  • C. Các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường, giúp tôm lẩn trốn kẻ thù.
  • D. Thực quản của tôm ngắn, miệng kề ngay dạ dày.
Câu 39
Mã câu hỏi: 26577

Đâu là đặc điểm chung của giáp xác?

  • A. Mình có một lớp vỏ bằng kitin và đá vôi
  • B. Phần lớn sống ở nước và thở bằng mang. Đầu có hai đôi râu, chân có nhiều đốt khớp với nhau
  • C. Đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành cá thể trưởng thành
  • D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 40
Mã câu hỏi: 26578

Cho biết phát biểu nào đúng khi nói về Giáp xác và đại diện của Giáp xác?

  • A. Tất cả giáp xác đều sống dưới nước.
  • B. Sun là một đại diện lớp Giáp xác có lợi ích kinh tế cao.
  • C. Tôm có thể bò hoặc bơi.
  • D. Tất cả các giáp xác đều có lợi.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ