Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ

15/04/2022 - Lượt xem: 38
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 180300

Enzim ligaza có vai trò nào trong các vai trò sau đây?

  • A. tổng hợp mạch pôlinuclêôtit theo chiều 5’ – 3’.
  • B. cắt phân tử ADN tại các vị trí xác định.
  • C. nối các đoạn pôlinuclêôtit lại với nhau.
  • D. cắt đứt liên kết hiđrô giữa 2 mạch pôlinuclêôtit của phân tử ADN.
Câu 2
Mã câu hỏi: 180301

Cặp bazơ nitơ nào không có liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung?

  • A. G và X
  • B. U và T
  • C. A và T
  • D. A và U
Câu 3
Mã câu hỏi: 180302

Trong các bộ ba dướ đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?

  • A. 3’UAG5’.
  • B. 3’UGA5’.
  • C. 3’AGU5’.
  • D. 5’AUG3’.
Câu 4
Mã câu hỏi: 180303

Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG3’ mã hóa loại axit amin nào?

  • A. Mêtiônin.
  • B. Glixin.
  • C. Valin
  • D. Lizin.
Câu 5
Mã câu hỏi: 180304

Dịch mã là quá trình tổng hợp yếu tố nào?

  • A. mARN.
  • B. ADN.
  • C. Protein.
  • D. tARN.
Câu 6
Mã câu hỏi: 180305

Trong các loại axit nucleic sau loại nào giữ chức năng vận chuyển axit amin?

  • A. ADN.
  • B. mARN.
  • C. rARN.
  • D. tARN.
Câu 7
Mã câu hỏi: 180306

Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là vùng nào?

  • A. vùng điều hòa
  • B. vùng vận hành
  • C. vùng khởi động
  • D. gen điều hòa
Câu 8
Mã câu hỏi: 180307

Loại axit nuclêic nào tham gia vào cấu tạo ribôxôm?

  • A. tARN.
  • B. rARN.
  • C. ADN.
  • D. mARN.
Câu 9
Mã câu hỏi: 180308

Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn nào?

  • A. sau dịch mã
  • B. trước phiên mã
  • C. phiên mã
  • D. dịch mã
Câu 10
Mã câu hỏi: 180309

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã là vùng nào?

  • A. gen cấu trúc Z.
  • B. gen điều hòa.
  • C. vùng vận hành.
  • D. vùng khởi động.
Câu 11
Mã câu hỏi: 180310

Tác nhân sinh học gây ra đột biến gen gồm những tác nhân nào?

  • A. virut viêm gan B, virut herpet.
  • B. nọc độc của một số loài rắn như cạp nong, cạp nia.
  • C. kiến ba khoang, ong bắp cày.
  • D. nấm độc, vi khuẩn lao.
Câu 12
Mã câu hỏi: 180311

Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A –T thì số liên hiđrô trong gen sẽ như thế nào?

  • A. giảm 1.
  • B. giảm 2.
  • C. tăng 1.
  • D. tăng 2.
Câu 13
Mã câu hỏi: 180312

Khi nói về NST ở sinh vật nhân thực phát biểu nào đúng?

  • A. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và kích thước.
  • B. NST không được tìm thấy trong nhân tế bào.
  • C. Loài có số lượng NST nhiều tiến hóa hơn loài có số lượng NST ít.
  • D. NST trong tế bào xôma luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 180313

Đột biến nào không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền trong NST?

  • A. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST
  • B. Mất đoạn và lặp đoạn
  • C. Chuyển đoạn và lặp đoạn
  • D. Mất đoạn và đảo đoạn NST
Câu 15
Mã câu hỏi: 180314

Menđen sử dụng đối tượng nào để nghiên cứu di truyền?

  • A. Thỏ.
  • B. Cây đậu hà lan.
  • C. Ruồi giấm.
  • D. Cây anh thảo.
Câu 16
Mã câu hỏi: 180315

Để kiểm tra tính thuần chủng của cơ thể đem lai, G.Menđen đã sử dụng phép lai nào?

  • A. phép lai phân tích.
  • B. phép lai xa.
  • C. phép lai khác dòng.
  • D. phép lai thuận nghịch.
Câu 17
Mã câu hỏi: 180316

Tập hợp nào sau đây là dòng thuần?

  • A. 50% cá thể AAbbDD và 50% aaBBdd
  • B. 100% cá thể đều có kiểu gen AaBbDd
  • C. 100% cá thể đều có kiểu gen ABDE
  • D. 100% cá thể đều có kiểu gen aabbDD
Câu 18
Mã câu hỏi: 180317

Theo lí thuyết, cơ thể nào có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?

  • A. AaBb.
  • B. aaB
  • C. AAbb.
  • D. AABb.
Câu 19
Mã câu hỏi: 180318

Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình được gọi là gì?

  • A. sự mềm dẻo của kiểu hình.
  • B. di truyền liên kết.
  • C. tương tác gen.
  • D. tác động đa hiệu của gen.
Câu 20
Mã câu hỏi: 180319

Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là gì?

  • A. gen điều hòa.
  • B. gen tăng cường.
  • C. gen đa hiệu.
  • D. gen trội.
Câu 21
Mã câu hỏi: 180320

Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ở ruồi giấm khi tiến hành phép lai gì?

  • A. lai phân tích.
  • B. lai tế bào xôma.
  • C. gây đột biến nhân tạo.
  • D. lai xa.
Câu 22
Mã câu hỏi: 180321

Ở một loài thực vật có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài là bao nhiêu?

  • A. 6
  • B. 12
  • C. 24
  • D. 2
Câu 23
Mã câu hỏi: 180322

Ở loài nào giới đực có cặp nhiễm sắc thể XY?

  • A. Gà.
  • B. Bướm.
  • C. Người.
  • D. Châu chấu.
Câu 24
Mã câu hỏi: 180323

Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ đâu?

  • A. ti thể của mẹ.
  • B. nhân tế bào của cơ thể mẹ.
  • C. ti thể của bố.
  • D. ti thể của bố hoặc mẹ.
Câu 25
Mã câu hỏi: 180324

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào là đúng?

  • A. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau
  • B. Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen
  • C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi
  • D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng
Câu 26
Mã câu hỏi: 180325

Cho biết các bước của một quy trình như sau:

1. Trồng những cây này trương những điều kiện môi trường khác nhau

2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này

3. Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen

4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định 1 tính trạng nào đó ở cây trồng người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:

  • A. 3 → 1 →2 →4
  • B. 3→2→1→4
  • C. 1→2→3→4
  • D. 1→3→2→4
Câu 27
Mã câu hỏi: 180326

Về mặt di truyền học mỗi quần thể được đặc trưng bởi yếu tố nào?

  • A. Vốn gen
  • B. Tỷ lệ đực và cái
  • C. Độ đa dạng
  • D. Tỷ lệ các nhóm tuổi
Câu 28
Mã câu hỏi: 180327

Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có 100% cá thể mang kiểu gen Aa. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 là bao nhiêu?

  • A. 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa.
  • B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa.
  • C. 0,4375AA: 0.125Aa: 0,4375aa.
  • D.  0,75AA: 0,25aa.
Câu 29
Mã câu hỏi: 180328

Phát biểu nào đúng khi nói về ưu thế lai?

  • A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo
  • B. Ưu thế lai luôn được biểu hiện ở con lai giữa hai dòng thuần chủng
  • C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau
  • D. Trong cùng 1 tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai
Câu 30
Mã câu hỏi: 180329

Có bao nhiêu phép lai không tạo được ưu thế lai đời F1?

1. Lai xa 2. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết

3. Lai phân tích 4. Lai tế bào sinh dưỡng 5. Lai xa kèm đa bội hóa

6. Lai khác dòng 7. Lai kinh tế

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 180330

Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra giống cây tam bội: Loài nào sau đây phù hợp nhất với phương pháp đó

(1) Ngô

(2) Đậu tương

(3) Củ cải đường

(4) Lúa đại mạch

(5) Dưa hấu

(6) Nho

  • A. 3,4,6
  • B. 2,4,6
  • C. 1,3,5
  • D. 3,5,6
Câu 32
Mã câu hỏi: 180331

Việc lọai khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến nào?

  • A. đảo đoạn NST.
  • B. mất đoạn nhỏ NST.
  • C. lặp đoạn NST.
  • D. chuyển đoạn NST.
Câu 33
Mã câu hỏi: 180332

Kỹ thuật chuyển gen áp dụng ở thực vật nhằm mục đích gì?

  • A. củng cố và duy trì các đặc tính có lợi của một giống nhất định.
  • B. tạo ra các giống cây thuần chủng về tất cả các cặp gen.
  • C. tạo ra các giống cây trồng mang một số đặc tính mới có lợi.
  • D. kết hợp tất cả các đặc tính sẵn có của hai loài bố mẹ trong một giống mới.
Câu 34
Mã câu hỏi: 180333

Cho các đặc điểm sau:

1. ADN mạch vòng kép

2. Có chứa gen đánh dấu

3. Có trình tự nhận biết của enzim cắt

4. Có kích thước lớn hơn so với ADN vùng nhân

5. ADN mạch vòng đơn

6. Có khả năng nhân đôi độc lập so với ADN thể nhân

Đặc điểm đúng với plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen?

  • A. 1, 2, 3, 6
  • B. 2, 3, 5, 6
  • C. 1, 2, 3, 4, 6
  • D. 2, 3, 4, 6
Câu 35
Mã câu hỏi: 180334

Mục đích chính của phương pháp nghiên cứu di truyền phả hệ là gì?

  • A. Xác định tính trạng do gen hay do môi trường qui định.
  • B. Xác định gen qui định tính trạng là loại gen nào và nằm ở trên NST thường hay NST giới tính.
  • C. Xác định tính trạng do gen gây ra hay do NST gây ra.
  • D. Xác định được gen gây bệnh di truyền thẳng hay di truyền chéo.
Câu 36
Mã câu hỏi: 180335

Những người đồng sinh khác trứng nhưng cùng giới tính sẽ có các tính trạng ra sao?

  • A. Nhóm máu giống nhau
  • B. Nhóm máu khác nhau
  • C. Màu da giống nhau
  • D. Giống hay khác phụ thuộc vào từng trường hợp
Câu 37
Mã câu hỏi: 180336

Các phương pháp bảo vệ vốn gen loài người:

(1) Tư vấn di truyền. (2) Chọc dò dịch ối.

(3) Sinh thiết tua nhau thai. (4) Liệu pháp gen.

Có bao nhiêu phương pháp có thể phát hiện bệnh, tật di truyền ở người?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 38
Mã câu hỏi: 180337

Liệu pháp gen là gì?

  • A. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).
  • B. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách loại bỏ gen bệnh (gen đột biến).
  • C. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).
  • D. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách sửa chữa gen bệnh (gen đột biến) thành gen lành (gen bình thường).
Câu 39
Mã câu hỏi: 180338

Cho phép lai P: ♀ AaBbDd × ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Kết luận không đúng về phép lai trên là:

  • A. Cặp dd của cơ thể đực giảm phân chỉ cho một loại giao tử là d.
  • B. Cặp Aa của cơ thể cái khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử là A và a.
  • C. Số loại kiểu gen tối đa của phép lai trên là 42.
  • D. Cặp Bb của cơ thể đực khi giảm phân cho 2 loại giao tử là: B; b.
Câu 40
Mã câu hỏi: 180339

Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBbbb × aaaaBBbb (2) AAaaBBbb × AaaaBbbb

(3) AaaaBBBb × AaaaBbbb (4) AaaaBBbb × AaBb

(5) AaaaBBbb × aaaaBbbb (6) AaaaBBbb × aabb

Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con 12 kiểu gen, 4 kiểu hình?

  • A. 1 phép lai
  • B. 2 phép lai
  • C. 3 phép lai
  • D. 4 phép lai

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ