Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Tạ Quang Bửu

15/04/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 74684

Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN vào năm nào? 

  • A. 1976
  • B. 1977
  • C. 1978
  • D. 1979
Câu 2
Mã câu hỏi: 74685

Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?

  • A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
  • B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
  • C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  • D. Chế độ thực dân.
Câu 3
Mã câu hỏi: 74686

Mục đích bao quát nhất của "chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động là gì?

  • A. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.
  • B. Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.
  • C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới
  • D. Thực hiện "Chiến lược toàn cầu" làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ.
Câu 4
Mã câu hỏi: 74687

Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998) nền kinh tế Trung Quốc đã .......

  • A. Ổn định và phát triển mạnh.
  • B. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  • C. Không ổn định và bị chững lại.
  • D. Bị cạnh tranh gay gắt.
Câu 5
Mã câu hỏi: 74688

"Chính sách thực lực" và “Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?

  • A. Triều Tiên
  • B. Việt Nam
  • C. Cu Ba
  • D. Lào
Câu 6
Mã câu hỏi: 74689

Giai cấp tư sản Việt Nam bị phân hoá thành hai bộ phận nào?

  • A. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
  • B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
  • C. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
  • D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 7
Mã câu hỏi: 74690

Nguyên nhân chính của sự ra đời liên minh phòng thủ Vác-Sa-va (14/5/1955) là gì?

  • A. Để tăng cường tình đoàn kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
  • B. Để tăng cường sức mạnh của các nước XHCN.
  • C. Để đối phó với việc vũ trang lại Tây Đức của các nước thành viên khối NATO.
  • D. Để đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu.
Câu 8
Mã câu hỏi: 74691

Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng gì?

  • A. Sự đầu tư và khoa học cho lãi cao.
  • B. Sự bùng nổ thông tin.
  • C. Nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
  • D. Chảy máu chất xám.
Câu 9
Mã câu hỏi: 74692

Việt Nam gia nhập ASEAN vào khoảng thời gian nào?

  • A. Tháng 7/1994
  • B. Tháng 4/1994
  • C. Tháng 7/1005
  • D. Tháng 8/1995
Câu 10
Mã câu hỏi: 74693

Những tổ chức chinh trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên là tiền thân của?

  • A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • C. Tân Việt cách mạng Đảng.
  • D. Đông Dương cộng sản Đảng.
Câu 11
Mã câu hỏi: 74694

Đường lối "Ba ngọn cờ hồng" tập trung phát triển kinh tế theo phương châm nào?

  • A. Nhanh, nhiều, tốt, rẻ
  • B. Nhiều, tốt, rẻ
  • C. Nhanh, tốt, rẻ
  • D. Nhanh, nhiều, tốt
Câu 12
Mã câu hỏi: 74695

Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?

  • A. Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
  • B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
  • C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
  • D. Hòa nhập nhưng không hòa tan.
Câu 13
Mã câu hỏi: 74696

Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu Ba?

  • A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoải.
  • B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
  • C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
  • D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
Câu 14
Mã câu hỏi: 74697

Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là gì?

  • A. Đòi quyền lợi về chính trị.
  • B. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  • C. Đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
  • D. Để giải phóng dân tộc.
Câu 15
Mã câu hỏi: 74698

Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) giải thể vào năm nào?

  • A. 1989
  • B. 1990
  • C. 1991
  • D. 1992
Câu 16
Mã câu hỏi: 74699

Tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đến nền kinh tế Việt Nam là gì?

  • A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc Pháp.
  • B. Nền kinh tế Việt Nam vấn bị lạc hậu, què quặt.
  • C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập.
  • D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
Câu 17
Mã câu hỏi: 74700

Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì?

  • A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen.
  • B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.
  • C. Hội nhập, cùng phát triển.
  • D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại.
Câu 18
Mã câu hỏi: 74701

Các thành viên đầu tiên của Khối Thị trường chung châu Âu (EEC) gồm những nước nào?

  • A. Anh, Pháp, Đức, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan.
  • B. Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha.
  • C. Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua.
  • D. Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha.
Câu 19
Mã câu hỏi: 74702

Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?

  • A. Triều Tiên (1950-1953).
  • B. An-giê-ri (1954-1962).
  • C. Việt Nam (1960-1975).
  • D. Chiến tranh Vùng Vịnh (thập niên 90 của thế kỉ XX).
Câu 20
Mã câu hỏi: 74703

Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
  • B. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
  • C. Sự ra đời của khối ASEAN.
  • D. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
Câu 21
Mã câu hỏi: 74704

Để phát triển khoa học kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

  • A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.
  • B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.
  • C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.
  • D. Coi trọng việc nhập kỹ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.
Câu 22
Mã câu hỏi: 74705

Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?

  • A. Mĩ.
  • B. Nhật.
  • C. Anh.
  • D. Đức.
Câu 23
Mã câu hỏi: 74706

Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào đâu?

  • A. phát triển nện công nghiệp nhẹ.
  • B. phát triển nền cộng nghiệp truyền thống.
  • C. phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp.
  • D. phát triển công nghiệp nặng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 74707

Điểm giống nhau trong chính đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?

  • A. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
  • B. "Chiến lược toàn cầu hóa".
  • C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
  • D. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".
Câu 25
Mã câu hỏi: 74708

Trần Dân Tiên ví “Như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” cho sự kiện nào?

  • A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu - Trung Quốc (6/1924).
  • B. Cuộc đầu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội Châu (1925).
  • C. Phong trào đấu tranh đòi để tang cụ Phan Chu Trinh (1926).
  • D. Khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).
Câu 26
Mã câu hỏi: 74709

Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) là gì?

  • A. Kết thúc hơn 100 năm ách nô dịch của địa chủ và phong kiến.
  • B. Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
  • C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 27
Mã câu hỏi: 74710

Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Anh
  • B. Liên Xô
  • C.
  • D. Pháp
Câu 28
Mã câu hỏi: 74711

Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần hai, Pháp đã tăng cường đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất?

  • A. Công nghiệp nặng
  • B. Công nghiệp nhẹ
  • C. Nông nghiệp và khai thác mỏ
  • D. Thương nghiệp và xuất khẩu
Câu 29
Mã câu hỏi: 74712

Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc của các nước nào ở châu Phi?

  • A. Ai Cập
  • B. An-giê-ri
  • C. Ăng-gô-la
  • D. Tuy-ni-di
Câu 30
Mã câu hỏi: 74713

Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?

  • A. An-giê-ri.
  • B. Điện Biên Phủ.
  • C. Phôm-pênh (Cam-pu-chia).
  • D. Viên-Chăn (Lào).
Câu 31
Mã câu hỏi: 74714

Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì?

  • A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
  • B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
  • C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội.
  • D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để.
Câu 32
Mã câu hỏi: 74715

Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C.
  • D. Nhật
Câu 33
Mã câu hỏi: 74716

Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

  • A.  Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
  • B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
  • C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.
  • D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.
Câu 34
Mã câu hỏi: 74717

Nhân vật chủ mưu gây nội chiến ở Trung Quốc từ 20/7/1946 là ai?

  • A. Mao Trạch Đông
  • B. Chu Đức
  • C. Tưởng Giới Thạch
  • D. Chu Ân Lai
Câu 35
Mã câu hỏi: 74718

Khoa học khác với kĩ thuật ở điểm nào?

  • A. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.
  • B. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh.
  • C. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.
  • D. A, B, C đúng.
Câu 36
Mã câu hỏi: 74719

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi nào?

  • A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).
  • B. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
  • C. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
  • D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.
Câu 37
Mã câu hỏi: 74720

Nội dung nào sau đây không có trong "Trật tự hai cực I-an-ta"?

  • A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh.
  • B. Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I-an-ta (04/1945).
  • C. Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
  • D. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
Câu 38
Mã câu hỏi: 74721

Khái niệm các nước Đông Âu để chỉ gì?

  • A. vị trí địa lý phía Đông Châu Âu
  • B. ác nước xã hội chủ nghĩa
  • C. các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây Liên Xô.
  • D. Cả A và B đều đúng.
Câu 39
Mã câu hỏi: 74722

Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

  • A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.
  • B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
  • C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.
  • D. "Luồn lách" xâm nhập thị trường các nước.
Câu 40
Mã câu hỏi: 74723

Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

  • A. Thực dân Anh
  • B. Đế quốc Mĩ
  • C. Thực dân Pháp
  • D. Đế quốc Nhật

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ