Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Bùi Thị Xuân

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 74524

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai? Thuộc quốc gia nào?

  • A. Dương Lợi Vĩ (Trung Quốc).
  • B. I-Ga-ga-rin (Liên Xô).
  • C. Phạm Tuân (Việt Nam).
  • D. Am-strong (Mĩ).
Câu 2
Mã câu hỏi: 74525

Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã chứng tỏ điều gì?

  • A. vị trí cường quốc số 1 thế giới của Liên Xô.
  • B. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
  • C. là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyên tử.
  • D. sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Câu 3
Mã câu hỏi: 74526

Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập nhằm mục đích gì?

  • A. tăng cường cạnh tranh với các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa.
  • B. đối phó với chính sách cấm vận,bao vây kinh tế của Mĩ.
  • C. cạnh tranh với các nước châu Á.
  • D. đẩy mạnh hợp tác ,giúp đỡ  lẫn nhau giữa các nước XHCN.
Câu 4
Mã câu hỏi: 74527

Công cuộc cải tổ ở Liên Xô nhằm mục đích gì?

  • A. khắc phục những sai lầm ,đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng CNXH đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.
  • B. đưa nền kinh tế Liên xô tiến nhanh,theo kịp các nước công nghiệp tiên tiến.
  • C. đưa nền kinh tế đất nước vượt qua thời kì khó khăn.
  • D. đưa đất nước tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản.
Câu 5
Mã câu hỏi: 74528

Kết quả công cuộc cải tổ về kinh tế ở liên Xô là gì?

  • A. nền sản xuất trong nước bước đầu phục hồi.
  • B. nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng.
  • C. bước đầu đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân.
  • D. nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hình thành và bước đầu được củng cố.
Câu 6
Mã câu hỏi: 74529

Công nghiệp của Liên Xô trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 60 của thế kỷ XX đứng vị trí thứ mấy trên thế giới?

  • A. Đứng thứ hai trên thế giới.
  • B. Đứng thứ nhất trên thế giới.
  • C. Đứng thứ ba trên thế giới.
  • D. Đứng thứ tư trên thế giới.
Câu 7
Mã câu hỏi: 74530

Châu lục nào đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II?

  • A. Châu Á
  • B. Châu Âu
  • C. Châu Phi
  • D. Mĩ- La Tinh
Câu 8
Mã câu hỏi: 74531

Việt Nam tuyên bố độc lập vào thời gian nào?

  • A. 17/8/1945
  • B. 2/9/1945
  • C. 1/10/1949
  • D. 12/10/1945
Câu 9
Mã câu hỏi: 74532

Thành tựu lớn nhất về chính trị của các nước Châu Phi trong thời gian gần đây là gì?

  • A. Tất cả các nước châu Phi đều giành độc lập.
  • B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.
  • C. Thành lập tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).
  • D. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ ở châu Phi.
Câu 10
Mã câu hỏi: 74533

Chiến lược toàn cầu của giới cầm quyền Mĩ nhằm tới mục tiêu cuối cùng là gì?

  • A. thiết lập sự thống trị của Mĩ trên toàn thế giới.
  • B. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
  • C. thông qua viện trợ để lôi kéo ,khống chế các nước.
  • D. ngăn chặn và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 11
Mã câu hỏi: 74534

Trong thời kì “Chiến tranh lạnh”, giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều biện pháp để xác lập .........

  • A. trật tự thế giới “hai cực” do Mĩ và Nga đứng đầu.
  • B. trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.
  • C. trật tự thế giới “ ba cực” do Mĩ ,Nhật Bản ,Tây Âu đứng đầu mỗi cực.
  • D. trật tự thế giới “đa cực ,nhiều trung tâm” trong đó Mĩ đóng vai trò chủ đạo.
Câu 12
Mã câu hỏi: 74535

Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại, Mỹ đã triển khai chiến lược gì?

  • A. Chiến lược Mac-san.
  • B. Chiến lược Aixenhao.
  • C. Chiến lược toàn cầu.
  • D. Chiến lược cam kết và mở rộng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 74536

Một nhân tố đã mang lại luồng không khí mới và là điều kiện quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ là gì?

  • A. những cải cách dân chủ ở Nhật Bản.
  • B. chủ nghĩa quân phiệt bị xóa bỏ
  • C. các quyền tự do dân chủ được ban hành
  • D. chế độ thiên hoàng  được duy trì,cùng với đó là việc bảo tồn các giá trị truyền thống.
Câu 14
Mã câu hỏi: 74537

Cải cách quan trọng nhất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. cải cách ruộng đất.
  • B. cải cách giáo dục.
  • C. cải cách văn hóa.
  • D. cải cách Hiến pháp.
Câu 15
Mã câu hỏi: 74538

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay là gì?

  • A. nền kinh tế bị suy giảm về nhiều mặt,không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia.
  • B. nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng,bị các nước Tây Âu và Nhật Bản vượt qua.
  • C. nền kinh tế phát triển chậm lại,chỉ chú trọng đầu tư ra nước ngoài.
  • D. chiếm ưu thế tuyệt đối về kinh tế.
Câu 16
Mã câu hỏi: 74539

Năm 1977, Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với tổ chức nào?

  • A. EEC
  • B. EU
  • C. EC
  • D. ASEAN
Câu 17
Mã câu hỏi: 74540

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn lớn nhất là gì?

  • A. bị quân đội Mỹ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
  • B. bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
  • C. nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
  • D. bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
Câu 18
Mã câu hỏi: 74541

Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá,các nước Tây Âu đã làm gì?

  • A. nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch do Mĩ đề ra.
  • B. thành lập tổ chức liên kết khu vực để cùng nhau phát triển kinh tế.
  • C. quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp.
  • D. tiến hành cải cách kinh tế, xã hội.
Câu 19
Mã câu hỏi: 74542

Khởi đầu sự kiện liên kết khu vực Tây Âu là sự ra đời của tổ chức nào?

  • A. Cộng đồng châu Âu.
  • B. Cộng đồng than, thép châu Âu.
  • C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
  • D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Câu 20
Mã câu hỏi: 74543

Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.
  • B. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở châu Mỹ.
  • C. Mỹ đứng đầu thế giới về không quân và hải quân.
  • D. Kinh tế Mỹ bị suy thoái, khủng hoảng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 74544

Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. trật tự Véc -xai -Oa-sinh -tơn.
  • B. trật tự một cực do mĩ đứng đầu.
  • C. trật tự hai cực I-an -ta.
  • D. trật tự đa cực của các quốc gia lớn.
Câu 22
Mã câu hỏi: 74545

Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vào thời gian nào?

  • A. Tháng 12 năm 1988.
  • B. Tháng 12 năm 1989.
  • C. Tháng 12 năm 1990.
  • D. Tháng 12 năm 1991.
Câu 23
Mã câu hỏi: 74546

Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là gì?

  • A. sự phát triển của phong trào giaỉ phóng dân tộc.
  • B. xu thế đối đầu trong quan hệ quốc tế.
  • C. sự xác lập của trật tự “thế giới đơn cực”
  • D. quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Câu 24
Mã câu hỏi: 74547

Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai là nước nào?

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C.
  • D. Liên Xô
Câu 25
Mã câu hỏi: 74548

Chính sách cai trị chính trị chủ yếu của thực dân Pháp ở Việt Nam là gì?

  • A. “chia rẻ dân tộc ,tôn giáo”.
  • B. “dùng người Việt  trị người Việt”.
  • C. “điều khiển bộ máy chính quyền tay sai người Việt”.
  • D. "chia để trị”.
Câu 26
Mã câu hỏi: 74549

Chính sách văn hóa, giáo dục chủ yếu của thực dân Pháp ở các thuộc địa là gì?

  • A. thi hành chính sách văn hóa nô dịch.
  • B. khuyến khích sự phát triển của nền văn hóa bản địa.
  • C. thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Pháp-Việt.
  • D. mở nhiều trường học dạy bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.
Câu 27
Mã câu hỏi: 74550

Điểm mới của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A. là những phong trào yêu nước măng tính dân tộc dân chủ.
  • B. đấu tranh công nhân đã có tổ chức,có mục đích chính trị rõ ràng.
  • C. các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục những còn nặng về mục đích kinh tế.
  • D. đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển.
Câu 28
Mã câu hỏi: 74551

Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1925) là gì?

  • A. Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.
  • B. Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài gòn và xuất cảng lúa gạo Nam Kì.
  • C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa diện-Trung Quốc .
  • D. Phong trào chấn hưng nội hóa và bài trừ ngoại hóa.
Câu 29
Mã câu hỏi: 74552

Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?

  • A. 1 năm 3 tháng
  • B. 9 tháng
  • C. 12 tháng
  • D. 10 tháng
Câu 30
Mã câu hỏi: 74553

Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

  • A. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%
  • B. Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới
  • C. Chế tạo thành công bom nguyên tử
  • D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ
Câu 31
Mã câu hỏi: 74554

Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã đề ra và thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn với mục đích gì?

  • A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
  • B. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.
  • C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
  • D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
Câu 32
Mã câu hỏi: 74555

Sự kiện nào đã mở đầu chinh phục vũ trụ của loài người trong thế kỉ XX?

  • A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ
  • B. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ có người bay vào vũ trụ
  • C. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng
  • D. Mĩ chế tạo thành công máy bay
Câu 33
Mã câu hỏi: 74556

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946-1950)?

  • A. Các nước đế quốc tiến hành bao vây cấm vận Liên Xô
  • B. Liên Xô chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
  • C. Phong trào cách mạng thế giới phát triển cần có sự giúp đỡ của Liên Xô
  • D. Mĩ đang chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô
Câu 34
Mã câu hỏi: 74557

Cuộc cách mạng nào được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

  • A. Cách mạng xanh
  • B. Cách mạng chất xám
  • C. Cách mạng trắng
  • D. Cách mạng nhung.
Câu 35
Mã câu hỏi: 74558

Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?

  • A. Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản
  • B. Cạnh tranh với khối SEV
  • C. Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế
  • D. Cạnh tranh với Mĩ
Câu 36
Mã câu hỏi: 74559

Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?

  • A. Hiệp ước Rôma
  • B. Hiệp ước Maxtrích
  • C. Định ước Henxinki
  • D. Hiệp ước Lisbon
Câu 37
Mã câu hỏi: 74560

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?

  • A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc
  • B. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước châu Á
  • C. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực
  • D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV
Câu 38
Mã câu hỏi: 74561

“Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

  • A. Liên hợp quốc
  • B. SEATO
  • C. ASEAN
  • D. APEC
Câu 39
Mã câu hỏi: 74562

Tình hình chính trị của các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì?

  • A. Bị phát xít Đức chiếm đóng
  • B. Lệ thuộc vào Liên Xô
  • C. Là thuộc địa của các nước tư bản Tây Âu
  • D. Lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu
Câu 40
Mã câu hỏi: 74563

Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Bức tường Béc-lin sụp đổ.
  • B. Nước Đức tái thống nhất.
  • C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.
  • D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ