Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 năm 2021-2022 Trường THCS Tô Hiến Thành

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 74764

Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san đã tác động như thế nào đến tình hình các nước châu Âu?

  • A. Giúp phục hồi kinh tế Tây Âu.
  • B. Giúp Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
  • C. Tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.
  • D. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 2
Mã câu hỏi: 74765

Nguyên nhân nào chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau?

  • A. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
  • B. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
  • C. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.
  • D. thành lập Nhà nước chung châu Âu.
Câu 3
Mã câu hỏi: 74766

Biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

  • A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa.
  • B. Chống Liên Xô.
  • C. Tham gia khối quân sự NATO.
  • D. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Câu 4
Mã câu hỏi: 74767

Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu (EU) bao gồm bao nhiêu nước?

  • A. 25 nước.
  • B. 26 nước.
  • C. 27 nước.
  • D. 28 nước.
Câu 5
Mã câu hỏi: 74768

Khi nhận được sự viện trợ của Mĩ từ “Kế hoạch phục hưng châu Âu” mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ như thế nào?

  • A. Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
  • B. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ.
  • C. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu.
  • D. Mĩ và Tây Âu đối địch với nhau.
Câu 6
Mã câu hỏi: 74769

Nội dung nào KHÔNG PHẢI là nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
  • B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
  • C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
  • D. Mĩ chịu nhiều tổn thất nặng nề khi tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 7
Mã câu hỏi: 74770

Kinh tế Mĩ khủng hoảng trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991 là do đâu?

  • A. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa của thế giới.
  • B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng của thế giới.
  • C. Tác động của cuộc khủng hoảng than đá của thế giới.
  • D. Tác động của cuộc khủng hoảng thiếu của thế giới.
Câu 8
Mã câu hỏi: 74771

Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do đâu?

  • A. Những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí và lương thực.
  • B. Mĩ ở xã chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất, đồng thời thu lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.
  • C. Có thời gian hòa bình dể phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí, buôn bán cho các nước tham chiến.
  • D. Mĩ tham chiến muộn nên không phải chi phí nhiều cho chiến tranh.
Câu 9
Mã câu hỏi: 74772

Cải cách quan trọng nhất Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. cải cách Hiến pháp.
  • B. cải cách ruộng đất.
  • C. cải cách giáo dục.
  • D. cải cách văn hóa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 74773

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?

  • A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
  • B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
  • C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.
  • D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 11
Mã câu hỏi: 74774

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cam kết đã cam kết KHÔNG làm gì?

  • A. duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài.
  • B. cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
  • C. nghiên cứu và chế tạo bất kì loại vũ khí chiến lược nào.
  • D. nộp mọi phương tiên chiến tranh cho quân Đồng minh.
Câu 12
Mã câu hỏi: 74775

Thành tựu về khoa học – kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX là gì?

  • A. Phương pháp sinh sản vô tính.
  • B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • C. Công bố “Bản đồ gen người”.
  • D. Phát minh ra máy tính điện tử.
Câu 13
Mã câu hỏi: 74776

Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây?

  • A. Bãi công của công nhân Ba Son.
  • B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
  • C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.
  • D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.
Câu 14
Mã câu hỏi: 74777

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam như thế nào?

  • A. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
  • B. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.
  • C. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
  • D. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.
Câu 15
Mã câu hỏi: 74778

Mục đích lớn nhất của "Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động là gì?

  • A. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mỹ.
  • B. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
  • C. thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới của Mỹ.
  • D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
Câu 16
Mã câu hỏi: 74779

Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động?

  • A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
  • B. Mỹ đã thiết lập “Thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.
  • C. Các cường quốc phải chi khoản tiền khổng lồ để chế tạo sản xuất vũ khí.
  • D. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
Câu 17
Mã câu hỏi: 74780

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì lý do nào dưới đây?

  • A. Đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
  • B. Quy mô bãi công lớn.
  • C. Thời gian bãi công dài.
  • D. Hình thức đấu tranh phong phú.
Câu 18
Mã câu hỏi: 74781

Thương mại quốc tế tăng lên mạnh mẽ đã phản ánh vấn đề nào sau đây?

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng cao.
  • B. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.
  • C. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.
  • D. Các công ty xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.
Câu 19
Mã câu hỏi: 74782

Sự kiện nào đã đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

  • A. Phong trào “vô sản hóa” (1928).
  • B. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).
  • C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
  • D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).
Câu 20
Mã câu hỏi: 74783

Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

  • A. Phát minh sinh học.
  • B. Phát minh hóa học.
  • C. "Cách mạng xanh".
  • D. Tạo ra công cụ lao động mới.
Câu 21
Mã câu hỏi: 74784

Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi là ai?

  • A. J.Nêru
  • B. M.Gandi
  • C. Phiđen cátxtơrô
  • D. Nenxơn Manđêla
Câu 22
Mã câu hỏi: 74785

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?

  • A. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  • B. Xóa bỏ nền kinh tế phong kiến ở Trung Quốc.
  • C. Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 23
Mã câu hỏi: 74786

Trong cuộc khai thác lần thứ hai, ngân hàng đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp ở Việt Nam là gì?

  • A. Ngân hàng Việt Nam.
  • B. Ngân hàng quốc gia Pháp.
  • C. Ngân hàng tư bản Pháp.
  • D. Ngân hàng Đông Dương.
Câu 24
Mã câu hỏi: 74787

Vì sao thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.
  • B. Việt nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt.
  • C. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á.
Câu 25
Mã câu hỏi: 74788

Lĩnh vực giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam có chuyển biến gì?

  • A. Cầu Long Biên được xây dựng.
  • B. Đường bộ xuyên Bắc – Nam được xây dựng.
  • C. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền ở nhiều đoạn.
  • D. Nhiều cảng được xây dựng.
Câu 26
Mã câu hỏi: 74789

Để nhận được viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác - san, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

  • A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.
  • B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.
  • C. Để hàng hóa Pháp Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu, giữ nguyên những người cộng sản trong chính phủ.
  • D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động, giữ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ. 
Câu 27
Mã câu hỏi: 74790

Sự kiện nào chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Mỹ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
  • B. Mỹ giúp đỡ Nhật Bản.
  • C. Mỹ thành lập khối quân sự NATO.
  • D. Mỹ phát động “Chiến tranh lạnh”.
Câu 28
Mã câu hỏi: 74791

Đầu những năm 90 của thế kỳ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến là do mâu thuẫn về phương diện nào?

  • A. tôn giáo, lãnh thổ.
  • B. dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ.
  • C. thuộc địa, biên giới lãnh thổ.
  • D. dân tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ.
Câu 29
Mã câu hỏi: 74792

Nhận xét nào dưới đây là đầy đủ nhất về chuyển biến của giai cấp nông dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, bị áp bức bóc lột nặng nề nên hăng hái đấu tranh.
  • B. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, mâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai nên hăng hái tham gia cách mạng.
  • C. Bị phong kiến, thực dân tước đoạt tư liệu sản xuất, không lối thoát, mâu thuẫn vơi đế quốc phong kiến tay sai gay gắt, là lực lượng to lớn của cách mạng.
  • D. Bị tước đoạt tư liệu sản xuất, mâu thuẫn vơi đế quốc phong kiến tay sai gay gắt nên kiên quyết đòi lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến.
Câu 30
Mã câu hỏi: 74793

So với cuộc khai thác thuộc đia lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?

  • A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
  • B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.
  • C. Tăng cường đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.
  • D. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.
Câu 31
Mã câu hỏi: 74794

Trước những thách thức lớn lao của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực?

  • A. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ.
  • B. Tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững chủ quyền độc lập.
  • C. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến.
  • D. Đi tắt đón đầu những thành tựu công nghệ, sử dụng hiêu quả các nguồn vốn.
Câu 32
Mã câu hỏi: 74795

Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?

  • A. Braxin, Áchentina, Mêhicô
  • B. Braxin, Mêhicô, Chilê
  • C. Braxin, Áchentina, Côlômbia
  • D. Mêhicô, Áchentina, Cuba
Câu 33
Mã câu hỏi: 74796

Quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới vào khoảng thời gian nào?

  • A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
  • B. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
  • C. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
  • D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 34
Mã câu hỏi: 74797

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi được mệnh danh là "Đại lục mới trỗi dậy"?

  • A. Châu Phi thường xuyên bị động đất.
  • B. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc
  • C. Châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
  • D. Lý do nào cũng đúng.
Câu 35
Mã câu hỏi: 74798

Mặt tích cực cơ bản nhất của xu thế toàn cầu hóa là ý nào sau đây?

  • A. Thúc đẩy rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.
  • B. Thúc đẩy rất nhanh sự hợp tác giữa các quốc gia đưa đến sự tăng trưởng cao.
  • C. Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển nền kinh tế thế giới, đưa lại sự tăng trưởng cao.
  • D. Thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự phát triển nền kinh tế thế giới.
Câu 36
Mã câu hỏi: 74799

Nhân tố then chốt, quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là gì?

  • A. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
  • B. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
  • C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
  • D. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
Câu 37
Mã câu hỏi: 74800

Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là gì?

  • A. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
  • B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
  • C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • D. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
Câu 38
Mã câu hỏi: 74801

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?

  • A. Thuộc địa của Anh, Pháp.
  • B. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
  • C. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  • D. Những nước hoàn toàn độc lập.
Câu 39
Mã câu hỏi: 74802

Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn Khu vực (ARF) nhằm mục đích gì?

  • A. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
  • B. Hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á.
  • C. Tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.
  • D. Hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 40
Mã câu hỏi: 74803

Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?

  • A. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
  • B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
  • C. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
  • D. Hơn 27 triệu người chết.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ