Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn KHTN 6 KNTT năm 2021-2022 - Trường THCS Trần Phú

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 10068

Con cua đồng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

  • A. Tế bào
  • B. Cơ thể
  • C. Cơ quan
  • D.
Câu 2
Mã câu hỏi: 10069

Tại sao cần phải phân loại thế giới sống?

  • A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
  • B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
  • C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
  • D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.
Câu 3
Mã câu hỏi: 10070

Điều gì sẽ xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

  • A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường
  • B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn
  • C. Dạ dày hoạt động tốt hơn
  • D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét
Câu 4
Mã câu hỏi: 10071

Thành tế bào ở thực vật có vai trò ra sao?

  • A. Tham gia trao đổi chất với môi trường
  • B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
  • C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
  • D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng
Câu 5
Mã câu hỏi: 10072

Công việc nào sau đây không cần dùng đến lực?

  • A. Xách 1 xô nước.
  • B. Nâng một tấm gỗ.
  • C. Đẩy một chiếc xe.
  • D. Đọc một trang sách.
Câu 6
Mã câu hỏi: 10073

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • C. Có thời điểm độ dãn của lò xo tren thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 10074

Nhận xét nào sau đây là sai?

  • A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó
  • B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật
  • C. Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật
  • D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó
Câu 8
Mã câu hỏi: 10075

Hãy sắp xếp thứ tự đúng các bước dùng lực kế để đo lực?

(1) Chọn lực kế thích hợp

(2) Ước lượng độ lớn của lực

(3) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo

(4) Điều chỉnh lực kế về số 0

(5) Đọc và ghi kết quả đo

  • A. (1), (2), (3), (4), (5)
  • B. (2), (1), (3), (4), (5)
  • C. (2), (1), (4), (3), (5)
  • D. (2), (1), (3), (5), (4)
Câu 9
Mã câu hỏi: 10076

Khi vật đang đứng yên, chịu tác dụng của một lực duy nhất, thì vật sẽ như thế nào?

  • A. Vẫn đứng yên.
  • B. Chuyển động nhanh dần.
  • C. Chuyển động chậm dần.
  • D. Chuyển động nhanh dần sau đó chậm dần.
Câu 10
Mã câu hỏi: 10077

Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  • A. Hai thanh nam châm hút nhau.
  • B. Hai thanh nam châm đẩy nhau.
  • C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
  • D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn.
Câu 11
Mã câu hỏi: 10078

Lò xo không bị biến dạng khi ta thực hiện hoạt động nào?

  • A. dùng tay kéo dãn lò xo
  • B. dùng tay ép chặt lò xo
  • C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
  • D. dùng tay nâng lò xo lên
Câu 12
Mã câu hỏi: 10079

Chọn phát biểu đúng?

  • A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
  • B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
  • C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.
  • D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.
Câu 13
Mã câu hỏi: 10080

Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

  • A. 96 cm
  • B. 100 cm
  • C. 0,1 cm
  • D. 0,96 cm
Câu 14
Mã câu hỏi: 10081

Thả rơi quả bóng từ độ cao 3m xuống mặt đất thì quả bóng chịu tác dụng của những lực nào sau đây?

  • A. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
  • B. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí.
  • C. Chịu lực hút của Trái Đất và lực cản của nước.
  • D. Chỉ chịu lực cản của không khí.
Câu 15
Mã câu hỏi: 10082

Trong các tính chất sau đây tính chất nào là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

  • A. Tan rất ít trong nước 
  • B. Chất khí, không màu
  • C. Không mùi, không vị
  • D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).
Câu 16
Mã câu hỏi: 10083

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước sẽ ra sao?

  • A. Tăng dần
  • B. Không thay đổi
  • C. Giảm dần
  • D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Câu 17
Mã câu hỏi: 10084

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khí oxygen không tan trong nước.
  • B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
  • C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
  • D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.
Câu 18
Mã câu hỏi: 10085

Nitrogen trong không khí có vai trò gì?

  • A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
  • B. Hình thành sấm sét.
  • C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
  • D. Tham gia quá trình tạo mây.
Câu 19
Mã câu hỏi: 10086

Trong các vật liệu dưới đây, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A. Thủy tinh 
  • B. Kim loại 
  • C. Cao su
  • D. Gốm
Câu 20
Mã câu hỏi: 10087

Nguyên liệu nào được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng?

  • A. Cát 
  • B. Đá vôi
  • C. Đất sét
  • D. Đá
Câu 21
Mã câu hỏi: 10088

Nhiên liệu hóa thạch có đặc điểm gì?

  • A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  • B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  • C. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.
  • D. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
Câu 22
Mã câu hỏi: 10089

Vitamin tốt cho mắt là loai vitamin nào?

  • A. Vitamin A
  • B. Vitamin D
  • C. Vitamin K
  • D. Vitamin B
Câu 23
Mã câu hỏi: 10090

Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được hỗn hợp gì?

  • A. dung dịch.
  • B. huyền phù.
  • C. dung môi.
  • D. nhũ tương.
Câu 24
Mã câu hỏi: 10091

Việc làm nào là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  • A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  • B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  • C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  • D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
Câu 25
Mã câu hỏi: 10092

Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng như thế nào đối với tế bào?

  • A. Tham gia trao đối chất với môi trường
  • B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào
  • C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
  • D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào
Câu 26
Mã câu hỏi: 10093

Thành phần nào sau đây giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

  • A. Carotenoid
  • B. Xanthopyll
  • C. Phycobilin
  • D. Diệp lục
Câu 27
Mã câu hỏi: 10094

Không bào ở một số loài động vật vẫn tồn tại chúng có chức năng gì?

  • A. Chứa sắc tố
  • B. Co bóp, tiêu hóa
  • C. Chứa chất thải
  • D. Dự trữ dinh dưỡng
Câu 28
Mã câu hỏi: 10095

Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào là gì?

  • A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
  • B. Khiến cho sinh vật già đi
  • C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
  • D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể
Câu 29
Mã câu hỏi: 10096

Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?

  • A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
  • B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
  • C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
  • D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 30
Mã câu hỏi: 10097

Giải thích vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?

  • A. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất
  • B. Vì vi khuẩn có khối lượng nhó nhất
  • C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh
  • D. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ
Câu 31
Mã câu hỏi: 10098

Hãy xác định vật chịu tác dụng trực tiếp của lực trong hoạt động giáo viên cầm phấn viết lên bảng?

  • A. Giáo viên.
  • B. Viên phấn.
  • C. Bảng.
  • D. Bàn tay giáo viên.
Câu 32
Mã câu hỏi: 10099

Lực nào thể hiện lực hút của Trái Đất?

  • A. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước
  • B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào
  • C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước
  • D. Lực làm xe máy chuyển động
Câu 33
Mã câu hỏi: 10100

Lực nào sau đây không phải là lực tiếp xúc?

  • A. Lực ma sát
  • B. Trọng lực
  • C. Sức cản không khí
  • D. Lực đẩy của nước
Câu 34
Mã câu hỏi: 10101

Khi biểu diễn lực, ta cần biểu diễn các đặc trưng nào của lực?

  • A. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
  • B. Gốc, phương và chiều
  • C. Phương, chiều và độ lớn
  • D. Gốc và hướng
Câu 35
Mã câu hỏi: 10102

Lực đàn hồi có những đặc điểm gì?

  • A. không phụ thuộc vào độ biến dạng.
  • B. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
  • C. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
  • D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Câu 36
Mã câu hỏi: 10103

Công thức nào sau đây tính trọng lượng của một vật?

  • A. P = 10 m
  • B. P = m
  • C. P = 0,1 m
  • D. m = 10 P
Câu 37
Mã câu hỏi: 10104

Trường hợp nào lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

  • A. Xe đạp đi trên đường
  • B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
  • C. Lò xo bị nén
  • D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào
Câu 38
Mã câu hỏi: 10105

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là sai?

  • A. Người đang bơi trong nước chịu cả lực cản của không khí và của nước.
  • B. Người đi bộ trên mặt đất chịu lực cản của không khí.
  • C. Xe ô tô đang chạy chịu lực cản của không khí.
  • D. Máy bay đang bay chịu lực cản của không khí.
Câu 39
Mã câu hỏi: 10106

Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là bao nhiêu?

  • A. 4 cm
  • B. 6 cm
  • C. 24 cm
  • D. 26 cm
Câu 40
Mã câu hỏi: 10107

Vật nào sau đây chịu tác động của trọng lực?

  • A. Trái Đất
  • B. Mặt Trăng
  • C. Mặt Trời
  • D. Hòn đá trên mặt đất

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ