Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn KHTN 6 CTST năm 2021-2022 - Trường THCS Chu Văn An

15/04/2022 - Lượt xem: 31
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 9988

Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là gì?

  • A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
  • B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
  • C. Vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
  • D. Vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 2
Mã câu hỏi: 9989

Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
  • B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
  • C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
  • D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt
Câu 3
Mã câu hỏi: 9990

Chọn phát biểu đúng:

  • A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
  • B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
  • C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
  • D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
Câu 4
Mã câu hỏi: 9991

Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là gì?

  • A. Tỏa nhiệt và phát sáng.
  • B. Tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  • C. Xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.
  • D. Xảy ra sự oxi hóa nhưng không phát sáng.
Câu 5
Mã câu hỏi: 9992

Khí Oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguyên liệu nào?

  • A. Nước.
  • B. Khí cacbonđioxit.
  • C. Không khí.
  • D. Thuốc tím.
Câu 6
Mã câu hỏi: 9993

Để phân biệt 2 chất khí là Oxygen và khí Cacbonđioxit chúng ta làm như thế nào?

  • A. Quan sát màu sắc của 2 chất khí.
  • B. Ngửi mùi 2 khí đó.
  • C. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy.
  • D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm cây nến cháy tiếp là khí Oxygen, khí nào làm cây nến tắt là Cacbonđioxit.
Câu 7
Mã câu hỏi: 9994

Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất?

  • A. Phun nước
  • B. Dùng cát đổ trùm lên
  • C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào
  • D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên
Câu 8
Mã câu hỏi: 9995

Thành phần không khí gồm những khí nào?

  • A. 21% Nitrogen, 78% Oxygen, 1% là các khí khác.
  • B. 78% Nitrogen, 21% Oxygen, 1% các khí khác.
  • C. 21% Nitrogen, 78% Oxygen, 1% các khí khác.
  • D. 100% Oxygen.
Câu 9
Mã câu hỏi: 9996

Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A. Cháy rừng
  • B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông
  • C. Hoạt động của núi lửa
  • D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
Câu 10
Mã câu hỏi: 9997

Trong các vật liệu sau đây, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A. Thuỷ tinh.
  • B. Gốm.
  • C. Kim loại.
  • D. Cao su.
Câu 11
Mã câu hỏi: 9998

Nhiên liệu hoá thạch là loại nhiên liệu như thế nào?

  • A. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  • B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  • C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
  • D. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đối hàng triệu năm trước.
Câu 12
Mã câu hỏi: 9999

Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào sau đây nhiều nhất cho cơ thể?

  • A. Carbohydrate (chất đường, bột).
  • B. Protein (chất đạm).
  • C. Lipit (chất béo).
  • D. Vitamin.
Câu 13
Mã câu hỏi: 10000

Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ có những hiện tượng gì?

  • A. Không biến đổi màu sắc.
  • B. Mùi vị không thay đổi.
  • C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo.
  • D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 10001

Hỗn hợp dầu ăn, nước khuấy đều thuộc loại nào sau đây?

  • A. Bọt
  • B. Huyền phù
  • C. Nhũ tương
  • D. Dung dịch
Câu 15
Mã câu hỏi: 10002

Ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?

  • A. Lọc
  • B. Chiết
  • C. Dùng máy li tâm
  • D. Cô cạn
Câu 16
Mã câu hỏi: 10003

Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?

  • A. Cô cạn nước biển
  • B. Làm lắng đọng muối
  • C. Làm bay hơi nước biển
  • D. Lọc lấy muối từ nước biển
Câu 17
Mã câu hỏi: 10004

Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là gì?

  • A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục.
  • B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.
  • C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất
  • D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị.
Câu 18
Mã câu hỏi: 10005

Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào?

  • A. Nghiền nhỏ muối ăn.
  • B. Đun nóng nước.
  • C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.
  • D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 19
Mã câu hỏi: 10006

Trong các bệnh viện, bác sĩ thường cho những bệnh nhân bị hôn mê hay có vấn đề về đường hô hấp thở bằng khí oxygen. Ứng dụng đó dựa vào tính chất nào sau đây của oxygen:

  • A. Oxygen duy trì sự cháy
  • B. Oxygen ít tan trong nước
  • C. Oxygen duy trì sự sống
  • D. Oxygen là khí không mùi
Câu 20
Mã câu hỏi: 10007

Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức, ngột ngạt khó thở. Nhưng sau một trận mưa rào ập xuống, người ta cảm thấy dẽ chịu hơn. Lí do là gì:

  • A. Mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường.
  • B. Mưa đã làm chết cái sinh vật gây bệnh.
  • C. Mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khói bụi ra khỏi không khí.
  • D. Mưa làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các sinh vật gây bệnh.
Câu 21
Mã câu hỏi: 10008

Những thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm là gì?

  • A. Cá biển, muối
  • B. Đậu nành
  • C. Thực vật
  • D. Thịt
Câu 22
Mã câu hỏi: 10009

Phát biểu nào đúng về ý nghĩa của mô hình 3R?

  • A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
  • B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiếu, tái chế, tái sử dụng.
  • C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm mỗi trường.
  • D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.
Câu 23
Mã câu hỏi: 10010

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A. Phơi củi cho thật khô.
  • B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.
  • C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.
  • D. Chẻ nhỏ củi.
Câu 24
Mã câu hỏi: 10011

Trong hệ chồi của cơ thể thực vật bao gồm các cơ quan nào sau đây?

  • A. Lá, rễ, thân, hoa.
  • B. Lá, rễ, hoa, quả.
  • C. Lá, thân,rễ, quả.
  • D. Lá, thân, hoa, quả.
Câu 25
Mã câu hỏi: 10012

Gai của cây xương rồng thuộc cơ quan nào của cơ thể thực vật?

  • A. Rễ.
  • B. Thân.
  • C. Lá.
  • D. Hoa.
Câu 26
Mã câu hỏi: 10013

Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn.

  • A. Tế bào -› Mô -› Cơ quan -› Hệ cơ quan -› Cơ thể
  • B. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Cơ quan -› Mô -› Tếbào
  • C. Tế bào -› Mô-› Hệ cơ quan -› Cơ thể
  • D. Cơ thể -› Hệ cơ quan -› Mô -› Cơ quan -› Tế bào
Câu 27
Mã câu hỏi: 10014

Để quan sát tế bào biểu bì ở lá cây, em sử dụng dụng cụ nào?

  • A. Kính lúp
  • B. Kính hiển vi
  • C. Mắt thường
  • D. Cả A và B đúng
Câu 28
Mã câu hỏi: 10015

Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do đâu?

  • A. Số lượng tế bào khác nhau
  • B. Kích thước tế bào khác nhau
  • C. Mức độ tiến hóa của sinh vật
  • D. Môi trường sống của sinh vật
Câu 29
Mã câu hỏi: 10016

Sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật đơn bào?

  • A. Cây dâu tây
  • B. Con bò
  • C. Vi khuẩn lactic
  • D. Cây xương rồng
Câu 30
Mã câu hỏi: 10017

Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực?

  • A. Não
  • B. Phổi
  • C. Thận
  • D. Dạ dày
Câu 31
Mã câu hỏi: 10018

Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là gì?

  • A. Hệ cơ quan
  • B. Cơ quan
  • C.
  • D. Tế bào
Câu 32
Mã câu hỏi: 10019

Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng hình thành nên cấu trúc gì?

  • A. Tế bào
  • B.
  • C. Cơ quan
  • D. Hệ cơ quan
Câu 33
Mã câu hỏi: 10020

Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm những hệ nào?

  • A. Hệ rễ và hệ thân
  • B. Hệ thân và hệ lá
  • C. Hệ chồi và hệ rễ
  • D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 34
Mã câu hỏi: 10021

Giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

  • A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.
  • B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.
  • C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
  • D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.
Câu 35
Mã câu hỏi: 10022

Xăng sinh học E5 chứa lần lượt bao nhiêu phần trăm thể tích cồn và xăng truyền thống?

  • A. 10% và 90%
  • B. 12% và 88%
  • C. 5% và 95%
  • D. 3% và 97%
Câu 36
Mã câu hỏi: 10023

Cây nào dưới đây không phải là cây lương thực?

  • A. Lúa.
  • B. Ngô.
  • C. Mía.
  • D. Sắn.
Câu 37
Mã câu hỏi: 10024

Trong các loại lương thực sau, loại nào có hàm lượng tinh bột cao nhất?

  • A. Gạo.
  • B. Lúa mì.
  • C. Khoai lang.
  • D. Sắn.
Câu 38
Mã câu hỏi: 10025

Loại thức ăn nào dưới đây chứa nhiều chất đạm?

  • A. Ngô.
  • B. Gạo.
  • C. Rau xanh.
  • D. Thịt.
Câu 39
Mã câu hỏi: 10026

Loại nguyên liệu nào sau đây không thể tái sinh?

  • A. Gỗ.
  • B. Bông.
  • C. Dầu thô.
  • D. Nông sản.
Câu 40
Mã câu hỏi: 10027

Chọn câu trả lời đúng: 1 mét thì bằng 

  • A. 1 000 milimét
  • B. 10 centimét
  • C. 100 đêximét
  • D. 100 milimét

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ