Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Văn Trị

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 197497

Nêu vai trò của hoạt động ngoại lực trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện?

  • A. xâm thực - mài mòn.
  • B. xâm thực - bồi tụ.
  • C. xói mòn - rửa trôi.
  • D. mài mòn - bồi tụ.
Câu 2
Mã câu hỏi: 197498

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất?

  • A. công nghiệp.
  • B. nông nghiệp.
  • C. du lịch.
  • D. giao thông vận tải.
Câu 3
Mã câu hỏi: 197499

Hệ sinh thái rừng nào đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm?

  • A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh.
  • B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
  • C.  rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
  • D. rừng thưa nhiệt đới khô.
Câu 4
Mã câu hỏi: 197500

Dựa theo Atlat ĐL VN trang 11, cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?

  • A. Đất feralit trên đá badan.
  • B. Đất fealit trên các loại đá khác.
  • C. Đất phù sa sông.
  • D. Đất phèn.
Câu 5
Mã câu hỏi: 197501

Dựa theo Atalat Địa lí Việt Nam trang 10, xác định sông không thuộc chín hệ thống sông lớn của nước ta?

  • A. Sông Hồng.
  • B. Sông Mã.
  • C. Sông Thu Bồn.
  • D. Sông Gianh.
Câu 6
Mã câu hỏi: 197502

Chỉ ra nơi diễn ra sự bào mòn, rửa trôi đất đai mạnh nhất ở đâu?

  • A. đồng bằng.
  • B. trung du.
  • C. miền núi.
  • D. ven biển.
Câu 7
Mã câu hỏi: 197503

Ở nước ta vùng đồi núi có loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất?

  • A. đất phù sa cổ.
  • B. đất phù sa mới.
  • C. đất feralit.
  • D. đất mùn alit.
Câu 8
Mã câu hỏi: 197504

Dựa theo atlat địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là?

  • A. Sông Hồng
  • B. Sông Kì Cùng- Bằng Giang
  • C. Sông Mê Công
  • D. Sông Thái Bình
Câu 9
Mã câu hỏi: 197505

Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là gì?

  • A. sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông.
  • B. sự hình thành các đồng bằng giữa núi.
  • C. sự hình thành các vùng đồi núi thấp.
  • D.  sự hình thành các bán bình nguyên xen đồi.
Câu 10
Mã câu hỏi: 197506

Đâu là nguyên nhân chính khiến hàng năm ở lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn?

  • A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
  • B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài.
  • C. góc nhập xạ lớn và kề biển Đông rộng lớn.
  • D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa.
Câu 11
Mã câu hỏi: 197507

Cho biết đâu là đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam?

  • A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.
  • B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.
  • C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá sâu sắc.
  • D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hoà quanh năm.
Câu 12
Mã câu hỏi: 197508

Xác định đặc điểm của chế độ nhiệt ở nước ta?

  • A. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.
  • B. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • C. Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ hơn miền Nam.
  • D. Miền Nam có nhiệt độ thấp nhưng ổn định quanh năm.
Câu 13
Mã câu hỏi: 197509

Cho biết ở khu vực miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ loại thiên tai thường xảy ra?

  • A. Hạn hán, bão lũ, trượt lở đất.
  • B. Triều cường, bão và sóng thần.
  • C. Hạn hán, động đất, núi lửa.
  • D. Sóng thần, bão lũ, trượt lở đất.
Câu 14
Mã câu hỏi: 197510

Xác định đâu là loại thiên tai ít xảy ra ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta?

  • A. bão lũ.
  • B. trượt lở đất.
  • C. sóng thần.
  • D. hạn hán.
Câu 15
Mã câu hỏi: 197511

Đâu là trở ngại lớn nhất về khí hậu trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  • A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định
  • B. chịu tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc, mùa đông lạnh
  • C. trong năm có hai mùa rõ rệt, thời tiết không ổn định
  • D. nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai như bão, vòi rồng
Câu 16
Mã câu hỏi: 197512

Ở khu vực miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đâu là trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên?

  • A. nhịp điệu mùa khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.
  • B. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi thất thường, nhiều thiên tai.
  • C. nhiều thiên tai, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • D. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, động đất.
Câu 17
Mã câu hỏi: 197513

Khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nơi không có sự tương phản rõ rệt giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn về điểm nào?

  • A. sinh vật.
  • B. địa hình.
  • C. khí hậu.
  • D. thủy văn.
Câu 18
Mã câu hỏi: 197514

Đâu là đặc điểm đúng với thiên nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

  • A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao
  • B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế với các dãy núi vòng cung
  • C. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi bằng phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo
  • D. Có mùa đông lạnh, đai cao nhiệt đới hạ thấp
Câu 19
Mã câu hỏi: 197515

Theo em đối với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nhận xét nào dưới đây sai?

  • A. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.
  • B. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.
  • C. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng vòng cung.
  • D. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo...
Câu 20
Mã câu hỏi: 197516

Hãy cho biết đâu là nguyên nhân khiến cho khí hậu của miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ lạnh hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

  • A. Ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
  • B. Nhờ bức chắn địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ.
  • C. Tác động của các cánh cung hút gió mùa đông Bắc.
  • D. Địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên.
Câu 21
Mã câu hỏi: 197517

Hãy cho biết so với miền Bắc và và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì?

  • A. ảnh hưởng giảm sút hơn của gió mùa Đông Bắc.
  • B. tính chất nhiệt đới giảm dần.
  • C. nhiều loài thực vật cận xích đạo hơn.
  • D. đồng bằng mở rộng hơn.
Câu 22
Mã câu hỏi: 197518

Cần tiến hành đến việc nào để bảo vệ đất đồi núi?

  • A. quản lí sử dụng vốn đất hợp lí.
  • B. sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất.
  • C. áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất.
  • D. phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.
Câu 23
Mã câu hỏi: 197519

Biện pháp nào cần thực hiện về mặt kĩ thuật canh tác để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi?

  • A. Ngăn chặn nạn du canh, du cư.
  • B. Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
  • C. Trồng cây theo băng.
  • D. Bảo vệ rừng và đất rừng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 197520

Cho biết hoạt động nào là nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị cạn kiệt?

  • A. Giao thông vận tải.
  • B. Du lịch biển – đảo.
  • C. Đánh bắt thủy sản.
  • D. Nuôi trồng thủy sản.
Câu 25
Mã câu hỏi: 197521

Trong những năm gần đây đâu là nguyên nhân khiến cho diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh?

  • A. Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng.
  • B. Ban hành sách Đỏ.
  • C. Quy định việc khai thác rừng một cách hợp lí.
  • D. Nâng cao nhận thức của người dân về  bảo vệ rừng.
Câu 26
Mã câu hỏi: 197522

Nêu ý nghĩa to lớn của rừng đồi với tài nguyên môi trường?

  • A. cung cấp gỗ, củi.
  • B. tài nguyên du lịch.
  • C. cân bằng sinh thái.
  • D. cung cấp dược liệu.
Câu 27
Mã câu hỏi: 197523

Cho biết đâu là nguyên nhân khiến nguồn hải sản nước ta bị suy giảm rõ rệt?

  • A. sự khai thác quá mức.
  • B. ô nhiễm môi trường nước.
  • C. sự bùng phát các loại dịch bệnh.
  • D. sử dụng các chất hóa học trong khai thác.
Câu 28
Mã câu hỏi: 197524

Đâu là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen?

  • A. các dịch bệnh.
  • B. sự khai thác quá mức.
  • C. chiến tranh tàn phá.
  • D. cháy rừng và các thiên tai khác.
Câu 29
Mã câu hỏi: 197525

Em hãy cho biết đặc điểm nào sai khi nói về hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?

  • A. Tổng diện tích rừng đang tăng dần lên.
  • B. Tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái.
  • C. Diện tích rừng giàu chiếm tỉ lệ lớn.
  • D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
Câu 30
Mã câu hỏi: 197526

Ở nước ta cần làm gì để có thể bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng?

  • A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn.
  • B. Ban hành “sách đỏ Việt Nam”.
  • C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên.
  • D. Cấm khai thác gỗ quý, gỗ trong rừng cấm, săn bắn động vật trái phép.
Câu 31
Mã câu hỏi: 197527

Cho biết đâu là mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” ?

  • A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
  • B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
  • C. bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.
  • D. kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam.
Câu 32
Mã câu hỏi: 197528

Khi nói về thiên nhiên của vùng lãnh thổ phía Nam nước ta phát biểu nào là sai?

  • A. Khí hậu cận xích đạo gió mùa.
  • B. Cảnh quan tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.
  • C. Thànnh phần loài chủ yếu thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.
  • D. Có sự phân hóa mùa mưa – mùa khô sâu sắc.
Câu 33
Mã câu hỏi: 197529

Cho biết đâu không phải là thuận lợi của thiên nhiên khu vực đồng bằng ?

  • A. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
  • B. Cung cấp các nguồn lợi khác như khoáng sản, lâm sản, thủy sản.
  • C. Thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày.
  • D. Địa bàn thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, thành phố.
Câu 34
Mã câu hỏi: 197530

Cho biết Biển đông đã ảnh hưởng lớn nhất đến khí hậu nước ta là?

  • A. làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.
  • B. đem lại một mùa đông lạnh ở miền Bắc.
  • C. cây cối sinh trưởng nhanh, xanh tốt quanh năm.
  • D. mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn, điều hòa khí hậu.
Câu 35
Mã câu hỏi: 197531

Phát biểu nào sai khi nói về đặc điểm chung của địa hình nước ta?

  • A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • B. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
  • C. Địa hình gồm hai hướng chính: Tây – Đông và Tây Bắc – Đông Nam.
  • D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 36
Mã câu hỏi: 197532

Cho biết đâu là biểu hiện chứng tỏ rõ rệt địa hình núi Việt Nam đa dạng?

  • A. Bên cạnh núi, miền núi còn có đồi.
  • B. Miền núi có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
  • C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, ở miền núi có nhiều núi thấp.
  • D. Miền núi có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
Câu 37
Mã câu hỏi: 197533

Loại gió không phải là gió mùa ở nước ta?

  • A. gió mùa Tây Nam.
  • B. gió mùa Đông Bắc.
  • C. Tín phong bán cầu Bắc.
  • D. gió Tây khô nóng.
Câu 38
Mã câu hỏi: 197534

Xác định ranh giới tự nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta?

  • A. dãy Hoàng Liên Sơn.
  • B. dãy Hoành Sơn.
  • C. sông Thu Bồn.
  • D. dãy Bạch Mã.
Câu 39
Mã câu hỏi: 197535

Tài nguyên khoáng sản nào có giá trị lớn nhất ở vùng biển nước ta?

  • A. sắt.
  • B. dầu khí.
  • C. ôxit titan.
  • D. muối.
Câu 40
Mã câu hỏi: 197536

Khu vực vùng núi Đông Bắc có hướng địa hình chính như thế nào?

  • A. tây – đông.
  • B. vòng cung.
  • C. tây bắc – đông nam.
  • D. bắc – nam.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ