Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Công Trứ

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 197337

Xác định đâu là nguyên nhân Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Công?

  • A. Việt Nam kém phát triển hơn các nước còn lại
  • B. Để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Công hiệu quả
  • C. Việt Nam nằm ở đầu nguồn sông Mê Công
  • D. Các nước mang lại nhiều tài nguyên cho Việt Nam
Câu 2
Mã câu hỏi: 197338

Việc sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, không bắt buộc Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với quốc gia nào?

  • A. Ma-lai-xi-a.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Thái Lan.
  • D. Cam-pu-chia.
Câu 3
Mã câu hỏi: 197339

Hãy cho biết các nước lớn như Hoa Kì, Trung Quốc, Liên Bang Nga độc quyền, bá quyền nhiều mặt về kinh tế - xã hội ảnh hướng đến?

  • A. xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
  • B. các nước có nền kinh tế kém phát triển
  • C. các nước ở khu vực châu Phi và Nam Mĩ
  • D. kinh tế của các cường quốc kinh tế (Hoa Kì, Nga,…)
Câu 4
Mã câu hỏi: 197340

Xác định đâu là thách thức lớn nhất của Việt Nam trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới?

  • A. Ô nhiễm môi trường gia tăng
  • B. Tình trạng độc quyền, bá quyền của các nước lớn
  • C. Tự do hoá thương mại ngày càng mở rộng
  • D. Sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân
Câu 5
Mã câu hỏi: 197341

Dựa vào những diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cho thấy xu hướng phát triển chủ đạo của nền kinh tế thế giới hiện nay là gì?

  • A. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
  • B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến.
  • C. Thương mại quốc tế phát triển rộng khắp
  • D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn
Câu 6
Mã câu hỏi: 197342

Cho biết ngày càng nhiều có tổ chức kinh tế, xã hội ra đời với thành viên là nhiều nước, nhiều khu vực,.. Điều đó thể hiện?

  • A. Các nước quan tâm đến các hoạt động kinh tế, xã hội
  • B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến
  • C. Các hoạt động thương mại quốc tế phát triển rộng khắp
  • D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn
Câu 7
Mã câu hỏi: 197343

Hãy cho biết nhờ vị trí địa lí thuận lợi ở nước ta đã tạo điều kiện để?

  • A. nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.
  • B. nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
  • C. nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
  • D. nước ta có tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.
Câu 8
Mã câu hỏi: 197344

Đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?

  • A. Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới.
  • B. Nền kinh tế trong nước phát triển.
  • C. Vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.
Câu 9
Mã câu hỏi: 197345

Nước ta tài nguyên biển là tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng có những bất cập gì hiện nay?

  • A. biển Đông rất rộng và sâu khó khai thác.
  • B. chưa được chú ý đúng mức.
  • C. đã khai thác quá mức.
  • D. có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm nước.
Câu 10
Mã câu hỏi: 197346

Ở nước ta, cho biết loại tài nguyên nào có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức?

  • A. tài nguyên đất.
  • B. tài nguyên biển.
  • C. tài nguyên rừng.
  • D. tài nguyên khoáng sản.
Câu 11
Mã câu hỏi: 197347

Em hãy cho biết cảng Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào?

  • A. Đông Bắc Cam-pu-chia.
  • B. Đông Bắc Lào.
  • C. Tây Nam Trung Quốc.
  • D. Đông Thái Lan.
Câu 12
Mã câu hỏi: 197348

Cho biết cảng biển nào mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?

  • A. Hải Phòng
  • B. Cửa Lò
  • C. Rạch Giá
  • D. Cam Ranh
Câu 13
Mã câu hỏi: 197349

Đồi núi thấp chiếm 60% diện tích lãnh thổ dẫn đến kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta là gì?

  • A. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi trung du.
  • B. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi cao.
  • C. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp.
  • D. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên các vùng đồng bằng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 197350

Hãy cho biết vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta?

  • A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • B. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
  • D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 197351

Cho biết những yếu tố nào của địa hình đồi núi tác động tạo nên sự phân hóa tự nhiên nước ta?

  • A. độ cao và hướng các dãy núi.
  • B. độ cao, độ dốc và hướng các dãy núi.
  • C. độ dốc và hướng các dãy núi.
  • D. độ cao và độ dốc của các dãy núi.
Câu 16
Mã câu hỏi: 197352

Đâu là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác?

  • A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
  • B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
  • C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
  • D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 197353

Đâu là nguyên nhân khiến đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?

  • A. Trong quá trình hình thành biển đóng vai trò chủ yếu.
  • B. Các dãy nũi chạy theo hướng tây-đông ăn sát ra biển.
  • C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.
  • D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
Câu 18
Mã câu hỏi: 197354

Hãy giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ lại nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

  • A. vật liệu bồi đắp đồng bằng cửa sông ít.
  • B. thường xuyên chịu ảnh hưởng của biển.
  • C. các dãy núi lan sát ra biển chia cắt, sông ngắn nhỏ, ít phù sa.
  • D. con người làm đê sông ngăn cách các đồng bằng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 197355

Cho biết đâu là tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta?

  • A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
  • B. Chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp.
  • C. Gây ra hiện tượng ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài.
  • D. Gây ra nhiều thiên tai mưa, bão, hạn hán.
Câu 20
Mã câu hỏi: 197356

Xác định điều nào thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

  • A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
  • B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
  • C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
  • D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 197357

Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương

  • A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.
  • B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.
  • C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.
  • D. Tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 22
Mã câu hỏi: 197358

Hãy cho biết hệ sinh thái rừng mặn cho năng suất sinh học cao nhất ở vùng nước nào?

  • A. nước mặn
  • B. nước ngọt
  • C. nước lợ
  • D. nước mặn và lợ
Câu 23
Mã câu hỏi: 197359

Hãy cho biết hệ sinh thái vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là gì?

  • A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
  • B. Hệ sinh thái trên đất phèn
  • C. Hệ sinh thái rừng trên đất, đá pha cát ven biển
  • D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô
Câu 24
Mã câu hỏi: 197360

Ở khu vực nào của nước ta thì hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra mạnh nhất?

  • A. miền Bắc
  • B. miền Trung
  • C. miền Nam
  • D. cả nước
Câu 25
Mã câu hỏi: 197361

Hãy cho biết hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở khu vực ven biển của khu vực nào?

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Trung Bộ.
  • C. Nam Bộ.
  • D. Vịnh Thái Lan.
Câu 26
Mã câu hỏi: 197362

Cho biết nhân tố quan trọng nào đã dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?

  • A. Lãnh thổ kéo dài theo Bắc – Nam.
  • B. Ảnh hưởng của địa hình.
  • C. Hoạt động của Tín Phong.
  • D. Hoạt động của gió mùa.
Câu 27
Mã câu hỏi: 197363

Xác định đâu là ranh giới cuối cùng của gió mùa đông bắc?

  • A. dãy núi Hoàng Liên Sơn
  • B. dãy Hoành Sơn
  • C. dãy Bạch Mã
  • D. dãy Trường Sơn Nam
Câu 28
Mã câu hỏi: 197364

Hãy cho biết chạy từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là?

  • A. gió mùa Tây Nam.
  • B. gió Tín phong nửa cầu Bắc.
  • C. gió mùa Đông Bắc.
  • D. gió mùa Đông Nam.
Câu 29
Mã câu hỏi: 197365

Đâu là đặc điểm đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

  • A. Hoạt động rộng khắp cả nước vào mùa đông.
  • B. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.
  • C. Thổi từng đợt, chỉ hoạt động ở miền Bắc.
  • D. Tạo nên mùa đông 6 tháng lạnh ở miền Bắc.
Câu 30
Mã câu hỏi: 197366

Đâu là nguyên nhân khiến thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta?

  • A. gió mùa mùa đông bị suy yếu.
  • B. gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.
  • C. ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.
  • D. khối khí lạnh di chuyển qua biển.
Câu 31
Mã câu hỏi: 197367

Đâu là đặc điểm cơ bản về địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

  • A. gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan.
  • B. không có các sơn nguyên bóc mòn.
  • C. địa hình núi cao và đồ sộ nhất cả nước , hướng tây bắc – đông nam.
  • D. có dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam.
Câu 32
Mã câu hỏi: 197368

Hãy cho biết đâu là hướng chạy của các dãy núi trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

  • A. tây bắc - đông nam.
  • B. tây nam - đông bắc.
  • C. đông - tây.
  • D. bắc - nam.
Câu 33
Mã câu hỏi: 197369

Xác định miền nào đặc trưng bởi khí hậu có nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, có sự phân chia hai mùa mưa - khô rõ rệt?

  • A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  • B. Miền Tây Bắc và Đông Bắc Trung Bộ.
  • C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Cả 3 miền đều có đặc điểm khí hậu trên.
Câu 34
Mã câu hỏi: 197370

Đâu là đặc trưng cơ bản về khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

  • A. gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh.
  • B. tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam.
  • C. gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên mùa đông lạnh.
  • D. có một mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Câu 35
Mã câu hỏi: 197371

Có sự khác nhau giữa Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn về mùa khô và mùa mưa là do tác động của dãy Trường Sơn kết hợp với yếu tố nào?

  • A. Gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây Nam.
  • B. Gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
  • C. Gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu.
  • D. Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Câu 36
Mã câu hỏi: 197372

Nước ta đã có hành động gì nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng?

  • A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn.
  • B. Ban hành “sách đỏ Việt Nam”.
  • C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên.
  • D. Cấm khai thác gỗ quý, gỗ trong rừng cấm, săn bắn động vật trái phép.
Câu 37
Mã câu hỏi: 197373

Các biện pháp tổng hợp nào được sử dụng để hạn chế xói mòn trên đất dốc?

  • A. Phát triển mạnh thủy lợi kết hợp trồng rừng.
  • B. Thực hiện các kĩ thuật canh tác
  • C. Thủy lợi kết hợp các kĩ thuật canh tác.
  • D. Phát triển mô hình nông – lâm.
Câu 38
Mã câu hỏi: 197374

Đâu không phải vấn đề quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta?

  • A. Lãng phí tài nguyên nước.
  • B. Ô nhiễm môi trường nước.
  • C. Thiếu nước vào mùa khô.
  • D. Ngập lụt vào mùa mưa.
Câu 39
Mã câu hỏi: 197375

Dựa vào trang 25 Atlat Đia lí Việt Nam cho biết vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào?

  • A. Thanh Hóa.
  • B. Quảng Bình.
  • C. Lâm Đồng.
  • D. Nghệ An.
Câu 40
Mã câu hỏi: 197376

Hãy cho biết rừng ở nước ta được chia thành các loại nào?

  • A. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia.
  • B. Vườn quốc gia, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.
  • C. Rừng sản xuất, khu dự trữ tự nhiên, rừng phòng hộ.
  • D. Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ