Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Trãi

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 197577

Hãy giải thích vì sao việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi chính xác có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho vùng đồng bằng?

  • A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh.
  • B. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, có sự phân hóa đa dạng.
  • C. Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
  • D. Đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên.
Câu 2
Mã câu hỏi: 197578

Vì sao khi khai thác sử dụng, hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng?

  • A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
  • B. phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.
  • C. nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
  • D. giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.
Câu 3
Mã câu hỏi: 197579

Đâu là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển KT - XH của nước ta?

  • A. Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.
  • B. Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.
  • C. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.
  • D. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.
Câu 4
Mã câu hỏi: 197580

Cho biết đâu là nhó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi?

  • A. khí hậu phân hoá phức tạp.
  • B. đất trồng cây lương thực bị hạn chế.
  • C. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.
  • D. khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.
Câu 5
Mã câu hỏi: 197581

Bão là 1 dạng thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào ở nước ta hiện nay?

  • A. Vùng đồng bằng, ven biển.
  • B. Vùng đồi núi, ven biển.
  • C. Vùng trung du, đồng bằng.
  • D. Vùng trung du và miền núi.
Câu 6
Mã câu hỏi: 197582

Cho biết loại thiên tai nào dưới đây xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta?

  • A. Bão.
  • B. Sạt lở bờ biển.
  • C. Cát bay, cát chảy.
  • D. Động đất.
Câu 7
Mã câu hỏi: 197583

Cho biết các dạng địa hình:  cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển?

  • A. các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.
  • B. các cây công nghiệp, cây rau đậu.
  • C. các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.
  • D. các cây công nghiệp, cây ăn quả.
Câu 8
Mã câu hỏi: 197584

Loại địa hình nào thì thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả?

  • A. Cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du.
  • B. Bán bình nguyên đồi và trung du, đồng bằng châu thổ.
  • C. Các vùng núi cao có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.
  • D. Vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 9
Mã câu hỏi: 197585

Cho biết ở nước ta khu vực nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Đông Bắc.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Tây Nguyên.
Câu 10
Mã câu hỏi: 197586

Ở nước ta khi vực nào xảy ra các loại thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng chủ yếu?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Duyên hải miền Trung.
  • D. Tây Nguyên
Câu 11
Mã câu hỏi: 197587

Cho biết loại địa hình đồi núi có độ dốc lớn đã làm cho?

  • A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
  • B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
  • C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
  • D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.
Câu 12
Mã câu hỏi: 197588

Cho biết ở nước ta nghề muối nổi tiếng nhất chính xác ở vùng nào?

  • A. Đồng bằng sông Hồng
  • B. Bắc Trung Bộ
  • C. Cực Nam Trung Bộ
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 13
Mã câu hỏi: 197589

Cho biết thành phần tự nhiên nào ở nước ta chính xác được cho chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?

  • A. Sinh vật.
  • B. Địa hình.
  • C. Khí hậu.
  • D. Cảnh quan ven biển.
Câu 14
Mã câu hỏi: 197590

Cho biết ảnh hưởng của lượng ẩm cao do Biển đông đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

  • A. Thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.
  • B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế
  • C. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).
  • D. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 197591

Quá trình địa mạo chi đã phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta là quá trình nào?

  • A. Xâm thực
  • B. bồi tụ.
  • C. xâm thực - mài mòn.
  • D. xâm thực - bồi tụ.
Câu 16
Mã câu hỏi: 197592

Vì sao nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển, đảo?

  • A. tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng.
  • B. nước ta giàu có về tài nguyên biển.
  • C. hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.
  • D. biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia.
Câu 17
Mã câu hỏi: 197593

Đâu là ý nghĩa của việc khai thác tổng hợp kinh tế biển ở nước ta?

  • A. Khai thác hiệu quả nền kinh tế và bảo vệ môi trường
  • B. Khẳng định chủ quyền của nước ta trên vùng biển – đảo.
  • C. Khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
  • D. Mang lại nguồn hàng xuất khẩu, thu nhiều ngoại tệ.
Câu 18
Mã câu hỏi: 197594

Cho biết dạng địa hình nào ở vùng ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản ?

  • A. Các tam giác châu với bãi triều rộng.
  • B. Các vũng vịnh nước sâu.
  • C. Các đảo ven bờ.
  • D. Các rạn san hô.
Câu 19
Mã câu hỏi: 197595

Xác định các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chung chủ quyền trên biển Đông với Việt Nam?

  • A. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây
  • B. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
  • C. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
  • D. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin.
Câu 20
Mã câu hỏi: 197596

Cho biết nguyên nhân khiến khu vực Nam Bộ có điều kiện phát triển ngành du lịch biển quanh năm?

  • A. có nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm
  • B. chịu ảnh hưởng mạnh của bão, sạt lở bờ biển
  • C. nắng nóng quanh năm, chính quyền khuyến khích phát triển
  • D. điều kiện khí hậu lí tưởng và có nhiều bãi tắm đẹp
Câu 21
Mã câu hỏi: 197597

Hãy cho biết điều kiện tự nhiên giúp các hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm ở vùng nào?

  • A. Bắc Bộ.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ.
  • D. Nam Bộ.
Câu 22
Mã câu hỏi: 197598

Đâu là nguyên nhân khiến cho tài nguyên đất ở nước ta dễ bị suy thoái?

  • A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.
  • B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa.
  • C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.
  • D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.
Câu 23
Mã câu hỏi: 197599

Cho biết ngành nào ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

  • A. Lâm nghiệp.
  • B. Thủy sản.
  • C. Giao thông vận tải.
  • D. Công nghiệp chế biến.
Câu 24
Mã câu hỏi: 197600

Hãy cho biết biện pháp nào không thích hợp để hạn chế tính thất thường của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

  • A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
  • B. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.
  • C. Làm tốt công tác dự báo thời tiết.
  • D. Tích cực làm công tác thuỷ lợi, trồng rừng.
Câu 25
Mã câu hỏi: 197601

Ở nước ta khu vực nào có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. cực Nam Trung Bộ
  • D. Tây Nguyên.
Câu 26
Mã câu hỏi: 197602

Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc?

  • A. hình dáng và lãnh thổ địa hình.
  • B. khí hậu và địa hình.
  • C. hình dáng và khí hậu.
  • D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.
Câu 27
Mã câu hỏi: 197603

Yếu tố nào ảnh hưởng đến tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?

  • A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
  • B.  nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.
  • C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.
  • D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 197604

Đâu là biểu hiện của quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại?

  • A. hiện tượng xâm thực.
  • B. thành tạo địa hình cácxtơ.
  • C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.
  • D. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.
Câu 29
Mã câu hỏi: 197605

Nhờ ảnh hưởng của yếu tố nào giúp hệ thống cây trồng của nước ta phong phú, đa dạng?

  • A. địa hình.
  • B. đất.
  • C. khí hậu.
  • D. nguồn nước.
Câu 30
Mã câu hỏi: 197606

Đâu là khó khăn lớn nhất của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

  • A. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu.
  • B.  sự khác nhau về đặc điểm khí hậu giữa các vùng.
  • C. khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô.
  • D. sự phân hóa khí hậu theo chiều bắc nam.
Câu 31
Mã câu hỏi: 197607

Đâu là nguyên nhân cho thấy chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?

  • A. trong năm có hai mùa mưa và khô.
  • B. độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
  • C. mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
  • D. đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.
Câu 32
Mã câu hỏi: 197608

Tại sao nói Feralit là loại đất chính ở Việt Nam?

  • A. có địa hình chủ yếu là đồi núi, chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ.
  • B. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
  • C. có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn theo mùa
  • D. trong năm có hai mùa mưa, khô rõ rệt
Câu 33
Mã câu hỏi: 197609

Do đâu hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại?

  • A. xâm thực - mài mòn.
  • B. xâm thực - bồi tụ.
  • C. xói mòn - rửa trôi.
  • D. mài mòn - bồi tụ.
Câu 34
Mã câu hỏi: 197610

Đâu là nguyên nhân khiến vùng núi phía nam Tây Bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc?

  • A. ảnh hưởng của gió Tín phong.
  • B. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến sớm và hướng địa hình.
  • C. áp thấp nóng phía tây từ Ấn Độ - Mianma lấn sang.
  • D. độ cao địa hình và hướng núi.
Câu 35
Mã câu hỏi: 197611

Hướng các dãy núi chính nào là nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông?

  • A. đến muộn nhưng rất lạnh.
  • B. đến sớm nhưng bớt lạnh.
  • C. lạnh và kéo dài.
  • D. khô, ẩm và ngắn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 197612

Xác định nguyên nhân khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh và kéo dài?

  • A. hướng các dãy núi và vị trí địa lý có vĩ độ cao nhất cả nước.
  • B. vị trí địa lý nằm gần chí tuyến Bắc.
  • C. vị trí địa lí giáp Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ.
  • D. hướng nghiêng của địa hình (cao ở tây bắc và thấp dần về phía nam, đông nam).
Câu 37
Mã câu hỏi: 197613

Giải thích tại sao đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc có độ cao thấp hơn ở miền Nam?

  • A. miền Bắc có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc.
  • B. miền Bắc có địa cao hơn và không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
  • C. miền Nam có địa hình cao hơn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
  • D. miền nam có địa hình cao hơn, nằm gần đường xích đạo.
Câu 38
Mã câu hỏi: 197614

Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì?

  • A. đến sớm và kết thúc muộn.
  • B. đến muộn và kết thúc sớm.
  • C. đến muộn và kết thúc muộn.
  • D. đến sớm và kết thúc sớm.
Câu 39
Mã câu hỏi: 197615

Cho biết miền nào ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?

  • A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  • C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
  • D. Cả nước.
Câu 40
Mã câu hỏi: 197616

Cho biết dãy núi nào là dãy núi duy nhất ở nước ta có đầy đủ 3 đai cao?

  • A. Hoàng Liên Sơn.
  • B. Ngọc Linh.
  • C. Pu Sam Sao.
  • D. Trường Sơn Bắc.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ