Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 171980

Để phân biệt các este riêng biệt : metyl axctat, vinyl fomat, rnetyl acryiat, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ?

  • A. Dùng dung dịch NaOH, đun nhẹ, dùng dung dịch brom.
  • B. Dùng dung dịch NaOH, dùng dung dịch AgNO3/NH3.
  • C. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng dung dịch brom.
  • D. Dung dung dịch nước brom, dùng dung dịch axit H2SO4 loãng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 171981

Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M với 200ml dung dịch NaOH 1,8M thu được bao nhiêu kết tủa?

  • A. 3,12g
  • B. 6,24g
  • C. 1,06g
  • D. 2,08g
Câu 3
Mã câu hỏi: 171982

Cho 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và X. Thể tích HCl 2M cho vào X thu được kết tủa lớn?

  • A. 0,175 lít.
  • B. 0,25 lít.
  • C. 0,25 lít.
  • D. 0,52 lít.
Câu 4
Mã câu hỏi: 171983

Cho 200ml AlCl3 1,5M tác dụng với mấy lít NaOH 0,5M để được 15,6 gam kết tủa?

  • A. 1,2     
  • B. 1,8
  • C. 2,4   
  • D. 2
Câu 5
Mã câu hỏi: 171984

Trường hợp không có sự tạo thành Al(OH)trong 4 TH sau đây?

  • A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3
  • B. Cho Al2O3 vào nước.
  • C. Cho Al4C3 vào nước.
  • D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
Câu 6
Mã câu hỏi: 171985

Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,25M và NaCl a mol/lít (điện cực trơ, màn ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 19300 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 24,25 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là

  • A. 0,75.     
  • B. 0,50.          
  • C. 1,00      
  • D. 1,50.
Câu 7
Mã câu hỏi: 171986

Este Z đơn chức, mạch hở, được tạo thành từ axit X và ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn 2,15 gam Z, thu được 0,1 mol CO2 và 0,075 mol H2O. Mặt khác, cho 2,15 gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 2,75 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

  • A. CH3COOH và C3H5OH.     
  • B. C2H3COOH và CH3OH.
  • C. HCOOH và C3H5OH.     
  • D. HCOOH và C3H7OH.
Câu 8
Mã câu hỏi: 171987

Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là

  • A. 89 gam.     
  • B. 101 gam.     
  • C. 85 gam.                   
  • D. 93 gam.
Câu 9
Mã câu hỏi: 171988

Hòa tan hòa toàn 6,645g hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp nào trong 4 đáp án dưới đây vào vào nước để được dd X biết khi cho X tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3 (dư), thu được 18,655g kết tủa. 

  • A. Na, K     
  • B. Rb, Cs
  • C. Li , Na    
  • D. K , Rb
Câu 10
Mã câu hỏi: 171989

Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3, MCl với M là kim loại kiềm, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X tác dụng hết với 500ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Em hãy chỉ ra kim loại M?

  • A. Na       
  • B. Li
  • C. K       
  • D. Cs
Câu 11
Mã câu hỏi: 171990

Cho 10g một kim loại kiềm thổ nào sau đây tác dụng với H2O để ta thu được 6,11 lít khí H2 (ở 25oC và 1 atm)?

  • A. Mg     
  • B. Ca
  • C. Ba      
  • D. Be
Câu 12
Mã câu hỏi: 171991

Trong 6TN sau thì mấy TN thu được NaOH:

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

  • A. II, V và VI.
  • B. II, III và VI.
  • C. I, II và III.
  • D. I, IV và V.
Câu 13
Mã câu hỏi: 171992

Hòa tan Na và K vào nước được dung dịch A và bao nhiêu lít khí ở đktc. Để trung hòa hòa toàn dung dịch A phải dùng 75 ml dung dịch H2SO4 0,5M?

  • A. 0,56 lít  
  • B. 0,672 lít
  • C. 0,84 lít       
  • D. 1,12 lít
Câu 14
Mã câu hỏi: 171993

Tìm tên kim loại biết khi ta hòa tan 2,9g hỗn hợp gồm kim loại và oxit của nó vào nước sẽ  thu được 500ml dd chứa một chất tan có nồng độ 0,04M, và 0,224l khí H2 (đktc). 

  • A. K    
  • B. Na
  • C. Ba      
  • D. Ca
Câu 15
Mã câu hỏi: 171994

Cho 6,2 gam hỗn hợp gồm Na và một kim loại kiềm nào dưới đây có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với 104 gam nước, người ta thu được 110 gam dung dịch có khối lượng riêng là 1,1 g/ml. 

  • A. Li        
  • B. K
  • C. Rb         
  • D. Cs
Câu 16
Mã câu hỏi: 171995

Chất làm mềm nước cứng chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-.

  • A. Na2CO3       
  • B. HCl
  • C. H2SO4    
  • D. NaHCO3
Câu 17
Mã câu hỏi: 171996

Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm nào dưới đây biết 2 chất này thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4

  • A. Li và Na    
  • B. Na và K
  • C. K và Rb        
  • D. Rb và Cs
Câu 18
Mã câu hỏi: 171997

Tìm kim loại X biết khi cho 2,925g kim loại X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 75g dung dịch HCl 3,65%.

  • A. Ba 
  • B. Ca 
  • C. K
  • D. Na
Câu 19
Mã câu hỏi: 171998

Chia 200 ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)(y mol) thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 : Tác dụng với dung dịch chứa 36g NaOH thu được 17,16g kết tủa

- Phần 2 : Tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 55,92g kết tủa

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỷ lệ x : y là bao nhiêu

  • A. 3 : 2 
  • B. 1 : 2 
  • C. 2 : 3 
  • D. 1 : 1
Câu 20
Mã câu hỏi: 171999

Tính kết tủa sau phản ứng biết hòa tan K2O, Al2O3 và MgO vào nước dư sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch X?

  • A. BaCO
  • B. Al(OH)3 
  • C. MgCO
  • D. Mg(OH)2 
Câu 21
Mã câu hỏi: 172000

Cho 84 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 20 % về khối lượng) tan hết vào nước được dd Y và 13,44 lít H2. Cho 3,2 lít dd HCl 0,75 M vao dd Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • A. 23,4 
  • B. 54,6 
  • C. 10,4 
  • D. 27,3
Câu 22
Mã câu hỏi: 172001

Tìm x biết dung dịch X gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,05M. Dung dịch Y gồm Al2(SO4)3 0,4M và H2SO4 xM. Trộn 0,1 lit dung dịch Y với 1 lit dung dịch X thu được 16,33g kết tủa. 

  • A. 0,2M 
  • B. 0,2M; 0,6M 
  • C. 0,2M; 0,4M 
  • D. 0,2M; 0,5M
Câu 23
Mã câu hỏi: 172002

Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2COvào dung dịch chứa 0,3 mol HCl . Thể tích CO2 thu được là:

  • A. 3,36 l 
  • B. 5,04 l 
  • C. 4,48 l 
  • D. 6,72 l
Câu 24
Mã câu hỏi: 172003

Cho NaCl, NaHCO3; KHS; Al2O3; Cr2O3, CrO3; Al, Zn, AlCl3, NH4HCO3. Số chất trong dãy vừa tan trong dung dịch HCl vừa tan trong dung dịch NaOH loãng là

  • A. 7
  • B. 8
  • C. 9
  • D. 10
Câu 25
Mã câu hỏi: 172004

Hòa tan hoàn toàn 21g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 1,008 lit khí CO2 (dktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 

  • A. 24,495 
  • B. 13,898 
  • C. 21,495 
  • D. 18,975
Câu 26
Mã câu hỏi: 172005

Cho các phát biểu sau:

a) Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li, kim loại cứng nhất là Cr.

b) Cho viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm vài giọt dugn dịch CuSO4 thì khí H2 sẽ thoát
ra nhanh hơn.

c) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại anot xảy ra sự khử ion Cl-.

d) H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe nên có thể thùng bằng nhôm, sắt chuyên chở axit
này.

e) Tính oxi hóa của Ag> Fe2+ > Cu2+

Số phát biểu đúng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 3
  • D. 4
Câu 27
Mã câu hỏi: 172006

X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu được sản phẩm gì?

  • A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.
  • B. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.
  • C. Fe(OH)3.
  • D. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.
Câu 28
Mã câu hỏi: 172007

Kim loại có thể điều chế từ oxit kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO là gì ?

  • A. Fe, Al, Cu
  • B. Mg, Zn, Fe
  • C. Fe, Sn, Ni
  • D. Al, Cr, Zn
Câu 29
Mã câu hỏi: 172008

Cho 8,4 g Fe vào 0,4mol AgNOta sẽ thu được mấy gam bạc?

  • A. 42,3g        
  • B. 23,4g
  • C. 43,2g     
  • D. 21,6g
Câu 30
Mã câu hỏi: 172009

Dãy kim loại phản ứng với nước tạo ra môi trường bazơ?

  • A. Na, Ba, K.     
  • B. Be, Na, Ca.
  • C. Na, Fe, K.      
  • D. Na, Cr, K.
Câu 31
Mã câu hỏi: 172010

Cho Al, Fe, Cu và ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSOthì kim loại nào tác dụng được tất cả chất đã cho?

  • A. Al.     
  • B. Fe.
  • C. Cu.      
  • D. Không kim loại nào.
Câu 32
Mã câu hỏi: 172011

Một tấm kim loại vàng bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất bằng dung dịch nào?

  • A. Dung dịch ZnSO4 dư. 
  • B. Dung dịch CuSO4 dư.
  • C. Dung dịch FeSO4 dư. 
  • D. Dung dịch FeCl3.
Câu 33
Mã câu hỏi: 172012

Hòa tan hoàn toàn m g Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,12l NO. Thêm dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị gần đúng nhất của m là

  • A. 3,91   
  • B. 3,35  
  • C. 2,85  
  • D. 3,09
Câu 34
Mã câu hỏi: 172013

Cho m g bột Fe vào 200ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M sau một thời gian thu được 3,84 g hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25g Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,895 g hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị m là

  • A. 2,24    
  • B. 0,56    
  • C. 2,8  
  • D. 1,435
Câu 35
Mã câu hỏi: 172014

Để a gam bột Fe trong không khí được 9,6 gam chất rắn X. Cho X vào HNO3 loãng (dư) được Y và khí NO. Cho NaOH dư vào Y, thu được kết tủa, lọc kết tủa rồi nung thu được 12,0 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng là bao nhiêu?

  • A. 0,75.   
  • B. 0,65.   
  • C. 0,55.    
  • D. 0,45.
Câu 36
Mã câu hỏi: 172015

Cho 2,24 gam Fe tác dụng với oxi, thu được 3,04 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit. Thể tích HCl 2M cần hoà tan hết X?

  • A. 25 ml.  
  • B. 50 ml.    
  • C. 100 ml. 
  • D. 150 ml.
Câu 37
Mã câu hỏi: 172016

Cho Fe vào Cu(NO3)2 và AgNOthu được dung dịch X (gồm 2 muối) và chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Hai muối trong X là gì?

  • A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3
  • B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3
  • C. Fe(NO3)3 và AgNO3
  • D. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2
Câu 38
Mã câu hỏi: 172017

Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 đặc nguội . Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử?

  • A. 8
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 7
Câu 39
Mã câu hỏi: 172018

Hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4?

  • A. Dung dịch H2SO4 loãng       
  • B. Dung dịch HNO3 loãng
  • C. Dung dịch NaOH 
  • D. Dung dịch HCl
Câu 40
Mã câu hỏi: 172019

Cho 1 đinh Fe nặng bao nhiêu gam vào 1 lit dd chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi pư kết thúc thu đc dd A với màu xanh đã nhạt 1 phần và 1 chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4g.

  • A. 11,2g    
  • B. 5,6g
  • C. 16,8g   
  • D. 8,96g

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ