Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Ông Ích Khiêm

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 171900

Cho dãy các chất sau: Al2O3; NaHCO3; (NH4)2CO3; KHSO4; Al(OH)3; NaAlO2. Số chất trong dãy vừa tác dụng được dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 6
Câu 2
Mã câu hỏi: 171901

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH loãng, vừa tác dụng với dung dịch HCl?

  • A. Cr2O3
  • B. Fe2O3.     
  • C. Na2CO3.  
  • D. Al2O3.
Câu 3
Mã câu hỏi: 171902

Cho sơ đồ phản ứng: Al → X → Y → Z → Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng trực tiếp, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

  • A. NaAlO2 và Al(OH)3.    
  • B. AlCl3 và NaAlO2
  • C. Al2O3 và NaAlO2.      
  • D. Al­2(SO4)3 và Al2O3.
Câu 4
Mã câu hỏi: 171903

Quặng nào sau đây là nguyên liệu điều chế nhôm kim loại?

  • A. Quặng manhetit.
  • B. Quặng đôlômit.   
  • C.  Quặng boxit.  
  • D. Quặng pirit.
Câu 5
Mã câu hỏi: 171904

Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

  • A. (NH4)2SO
  • B. Al
  • C. MgO
  • D. NaAlO2.
Câu 6
Mã câu hỏi: 171905

Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt là

  • A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
  • B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt.
  • C. Nhôm và sắt tác dụng với khí clo dư theo cùng tỉ lệ mol.
  • D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước.
Câu 7
Mã câu hỏi: 171906

Kim loại Al được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?

  • A. Al2O3
  • B. Al(OH)3
  • C. AlCl3
  • D. NaAlO2
Câu 8
Mã câu hỏi: 171907

Kim loại dùng để sản xuất dây dẫn truyền tải điện năng ngoài trời (cao thế, trung thế...) là  

  • A. Ag.     
  • B. Cu. 
  • C. Fe.    
  • D. Al. 
Câu 9
Mã câu hỏi: 171908

Có các nhận xét sau:

1. Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.

2. Độ cứng của Cr > Al.

3. Cho K vào dung dịch CuSO4 tạo được Cu.

4. Về độ dẫn điện: Ag > Cu > Al.

5. Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.

Số nhận xét đúng là

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 10
Mã câu hỏi: 171909

Kim loại nào sau đây thường làm dây dẫn trong truyền tải điện năng đi xa?

  • A. Ag. 
  • B. Fe. 
  • C. Cu.
  • D. Al. 
Câu 11
Mã câu hỏi: 171910

 So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại?

  • A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
  • B. Thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.
  • C. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.
  • D. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
Câu 12
Mã câu hỏi: 171911

Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau:

(I): Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng.

(II): Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.

(III): Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể.

(IV): Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và lớp electron tự do.

Những phát biểu nào đúng?

  • A. Chỉ có I đúng.
  • B. Chỉ có I, II đúng.
  • C. Chỉ có IV sai.
  • D. Cả I, II, III, IV đều đúng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 171912

A, B, C là các kim loại chuyển tiếp và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. A, B, C lần lượt là các nguyên tố nào?

  • A. Cr, Fe, Cu
  • B. Cr, Cu, Ca
  • C. Cu, Zn, Fe
  • D. Fe, Pb, Ca
Câu 14
Mã câu hỏi: 171913

Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử M là

  • A. Na
  • B. K
  • C. Ca
  • D. Mg
Câu 15
Mã câu hỏi: 171914

Trong không khí chứa những chất nào mà làm cho các đồ vật bằng bạc để trong không khí lâu ngày bị xám đen?

  • A. O2, hơi nước.
  • B. CO2, hơi H2O.
  • C. H2S, O2.
  • D. H2S, CO2
Câu 16
Mã câu hỏi: 171915

Cho 2,24 lit đktc khí CO vào m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO thu được (m - 0,8) gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Các em hãy tính tỷ khối hơi của X so với H2.

  • A. 12
  • B. 18
  • C. 14
  • D. 24
Câu 17
Mã câu hỏi: 171916

Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư thu được dung dịch X gồm những gì?

  • A. Fe(NO3)2, H2O
  • B. Fe(NO3)3, AgNO3 dư
  • C. Fe(NO3)2, AgNO3 dư
  • D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 dư
Câu 18
Mã câu hỏi: 171917

Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho bao nhiêu gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 4,7. 

  • A. 21,0  
  • B. 23,0
  • C. 22,0       
  • D. 24,0
Câu 19
Mã câu hỏi: 171918

Cho X gồm Mg và Fe vào H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một phần Fe không tan và những chất nào sau đây?

  • A. MgSO4 và FeSO4.
  • B. MgSO4.
  • C. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
  • D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4
Câu 20
Mã câu hỏi: 171919

Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; CuSO4, HNO3; Fe; NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là bao nhiêu?

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 6
Câu 21
Mã câu hỏi: 171920

Cho các thí nghiệm sau:

(1) thanh Zn nhúng vào dd H2SO4 loãng 

(2) thanh Zn có tạp chất Cu nhúng vào dd H2SO4 loãng 

(3) thanh Cu mạ Ag nhúng vào dd HCl

(4) thanh Fe tráng thiếc nhúng vào dd H2SO4 loãng 

(5) thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dd H2SO4 loãng 

(6) miếng gang đốt trong khí O2 dư

(7) miếng gang để trong không khí ẩm.

Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra theo cơ chế ăn mòn điện hóa.

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 6
Câu 22
Mã câu hỏi: 171921

Cho các ion sau: SO42-, Na+, K+, Cl-, NO3-. Dãy các ion nào không bị điện phân trong dung dịch?

  • A. SO42-, Na+, K+, Cu2+
  • B. K+, Cl-, Cu2+,  NO3-
  • C. SO42-, Na+, K+, Cl-
  • D. SO42-, Na+, K+, NO3-
Câu 23
Mã câu hỏi: 171922

Sắt tây bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình nào khi để lâu ngoài không khí?

  • A. Fe bị ăn mòn điện hóa
  • B. Sn bị ăn mòn điện hóa
  • C. Sn bị ăn mòn hóa học
  • D. Fe bị ăn mòn hóa học
Câu 24
Mã câu hỏi: 171923

Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép ta dùng kim loại nào trong 4 kim loại dưới đây ?

  • A. Cu    
  • B. Pb
  • C. Zn       
  • D. Sn
Câu 25
Mã câu hỏi: 171924

Số PTHH oxi hóa - khử trong chuỗi các chất dưới đây?

Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 26
Mã câu hỏi: 171925

Cho Fe phản ứng với HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ nào sau đây?

  • A. N2       
  • B. NH3
  • C. NO2 
  • D. N2O
Câu 27
Mã câu hỏi: 171926

Số nửa phản ứng xảy ra ở catot trong 6 TN bên dưới đây?

(1) Cu2+ + 2e → Cu

(2) Cu → Cu2+ + 2e

(3) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-

(4) 2H2O → O2 + 4H+ + 4e

(5) 2Br- → Br2 + 2e

(6) 2H+ + 2e → H2

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 3
Câu 28
Mã câu hỏi: 171927

Có thể điều chế bằng PP nhiệt luyện để điều chế 2 kim loại nào dưới đây?

  • A. Ca và Fe.         
  • B. Mg và Zn.
  • C. Na và Cu.     
  • D. Fe và Cu.
Câu 29
Mã câu hỏi: 171928

Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 và KCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Khi ở cả hai điện cực đều có bọt khí thì dừng lại. Kết quả ở anot có 448ml khí thoát ra (dktc), khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam và dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Giá trị của m là :

  • A. 2,95 
  • B. 2,89   
  • C. 2,14 
  • D. 1,62
Câu 30
Mã câu hỏi: 171929

Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 300 ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện không đổi 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 45,73 gam kết tủa. Giá trị của t là

  • A. 0,10.    
  • B. 0,12.   
  • C. 0,4.     
  • D. 0,8. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 171930

Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là

  • A. 2M.  
  • B. 1,125M.  
  • C. 0,5M.  
  • D. 1M.
Câu 32
Mã câu hỏi: 171931

Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,1M và AlCl3 0,3M có màng ngăn, điện cực trơ tới khi ở anot bắt đầu xuất hiện khí thứ 2 thì ngừng điện phân. Sau điện phân, lọc lấy kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A. 7,65.     
  • B. 5,10.     
  • C. 15,30.    
  • D. 10,20
Câu 33
Mã câu hỏi: 171932

Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dung dịch có pH= 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là?

  • A. 0,540 gam.  
  • B. 0,108 gam.
  • C. 0,216 gam.        
  • D. 1,080 gam
Câu 34
Mã câu hỏi: 171933

Điện phân 200ml dd CuSO0,2M với cường độ dòng điện không đổi trong thời gian t giây thấy có 224ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Biết điện cực trơ và hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng kim loại bám ở catot là: 

  • A. 1,38g      
  • B. 1,28g    
  • C. 1,52g     
  • D. 2,56g 
Câu 35
Mã câu hỏi: 171934

Tiến hành điện phân V lít dung dịch NaCl 1M và CuSO4 1,8M bằng điện cực trơ tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau phản ứng hòa tan tối đa 8,84 gam Al2O3. Giá trị của m là:

  • A. 34,5   
  • B. 34,8     
  • C. 34,6 
  • D. 34,3
Câu 36
Mã câu hỏi: 171935

Cho bao nhiêu gam X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 : 3 vào nước thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc) biết khi hấp thụ 8V lít CO2 (đktc) vào a lít dung dịch Y đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 98,5 gam kết tủa.

  • A. 105,16.      
  • B. 119,50.
  • C. 95,60.     
  • D. 114,72.
Câu 37
Mã câu hỏi: 171936

Nước chứa Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi thì ta sẽ thu được nước gì?

  • A. Có tính cứng hoàn toàn
  • B. Có tính cứng vĩnh cửu
  • C. Là nước mềm
  • D. Có tính cứng tạm thời
Câu 38
Mã câu hỏi: 171937

Một cốc nước có Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl-(0,02 mol), HCO3- (0,10 mol) và SO42-(0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên thì thu được loại nước nào sau đây?

  • A. Có tính cứng hoàn toàn
  • B. Có tính cứng vĩnh cửu
  • C. Là nước mềm
  • D. Có tính cứng tạm thời
Câu 39
Mã câu hỏi: 171938

Số TH thu kết tủa khi tham gia phản ứng sau:

(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4

(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4

(3) Sục khí CO2(dư) vào dung dịch Na2SiO3

(4) Sục khí khí CO2(dư) vào dung dịch Ca(OH)2

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 5
Câu 40
Mã câu hỏi: 171939

Cho nhôm vào Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm, hiện tượng tiếp theo quan sát được sẽ là gì?

  • A. Khí hiđro thoát ra mạnh.
  • B. Khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
  • C. Lá nhôm bốc cháy.
  • D. Lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ