Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Đoàn Thượng

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 117553

Cho một vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật B chưa nhiễm điện thì

  • A. vật B nhiễm điện hưởng ứng.
  • B. vật B nhiễm điện dương.
  • C. vật B không nhiễm điện.
  • D. vật B nhiễm điện âm.
Câu 2
Mã câu hỏi: 117554

Chọn câu sai:

  • A. Đường sức của điện trường tại mỗi điểm trùng với véctơ cường độ điện trường
  • B. Qua bất kỳ một điểm nào trong điện trường cũng có thể vẽ được một đường sức 
  • C. Các đường sức không cắt nhau và chiều của đường sức là chiều của cường độ điện trường.
  • D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín. Xuất phát từ dương và đi vào ở âm 
Câu 3
Mã câu hỏi: 117555

Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ:

  • A. càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.     
  • B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo. 
  • C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.    
  • D. chỉ phụ thuộc vào vị tí M.
Câu 4
Mã câu hỏi: 117556

Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên q1 và q2 đặt trong chân không cách nhau một khoảng r được tính bằng biểu thức

  • A. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) 
  • B. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
  • C. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)
  • D. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 117557

Một tụ điện có điện dung \(5\mu F\) được tích điện đến điện tích bằng \(86\mu C\). Hiệu điện thế trên hai bản tụ bằng

  • A. 17,2 V   
  • B. 27,2 V
  • C. 37,2 V    
  • D. 47,2 V
Câu 6
Mã câu hỏi: 117558

Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là

  • A. \(1,{25.10^{ - 4}}C\)   
  • B. \({8.10^{ - 2}}C\)
  • C. \(1,{25.10^{ - 3}}C\)        
  • D. \({8.10^{ - 4}}C\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 117559

Công của lực điện không phụ thuộc vào đâu?

  • A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi
  • B. cường độ điện trường
  • C. hình dạng của đường đi
  • D. độ lớn điện tích di chuyển
Câu 8
Mã câu hỏi: 117560

Đơn vị của cường độ điện trường là gì?

  • A. N    
  • B.
  • C. V.m       
  • D. V/m
Câu 9
Mã câu hỏi: 117561

Biết hiệu điện thế \({U_{MN}} = 4V\). Đẳng thức nào dưới đây đúng?

  • A. \({V_N} - {V_M} = 4V\) 
  • B. \({V_M} - {V_N} = 4V\)
  • C. \({V_N} = 4V\)
  • D. \({V_M} = 4V\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 117562

Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?

  • A. \(\frac{F}{q}\)     
  • B. \(\frac{U}{d}\)
  • C. \(\frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)       
  • D. \(\frac{Q}{U}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 117563

Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. C tỉ lệ thuận với Q.
  • B. C tỉ lệ nghịch với U.
  • C. C phụ thuộc vào Q và U.
  • D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 12
Mã câu hỏi: 117564

Trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

  • A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.
  • B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác
  • C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
  • D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
Câu 13
Mã câu hỏi: 117565

Chọn câu phát biểu đúng.

  • A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của nó.
  • B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
  • C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc cả vào điện tích lẫn hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
  • D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc điện tích và hiệu điện thế giữa hai bản của tụ.
Câu 14
Mã câu hỏi: 117566

Một dây bạch kim ở 200C có điện trở suất 10,6.10-8 Ω.m. Biết điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ từ 00 đến 20000C tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi bằng 3,9.10-3K-1. Điện trở suất của dây bạch kim này ở 16800C là

  • A. \(79,{2.10^{ - 8}}\Omega m\) 
  • B. \(17,{8.10^{ - 8}}\Omega m\)
  • C. \(39,{6.10^{ - 8}}\Omega m\) 
  • D. \(7,{92.10^{ - 8}}\Omega m\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 117567

Cường độ dòng điện bão hòa trong điốt chân không bằng 1mA. Số electron bứt ra khỏi catốt trong thời gian 1 giây là:

  • A. 6,25.1015      
  • B. 1,6.1015
  • C. 3,75.1015  
  • D. 3,2.1015
Câu 16
Mã câu hỏi: 117568

Một đèn điện tử có 2 cực (coi như phẳng) cách nhau 10mm. Hiệu điện thế giữa hai cực là 200V. Lực tác dụng lên electron khi nó di chuyển từ catốt đến anot?

  • A. 8.10-15N      
  • B. 1,6.10-15N
  • C. 2.10-15N   
  • D. 3,2.10-15N
Câu 17
Mã câu hỏi: 117569

Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì

  • A. Chúng phải có cùng điện dung.
  • B. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.
  • C. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn.
  • D. Tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn.
Câu 18
Mã câu hỏi: 117570

Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 2 cm. Tính điện tích tối đa có thể tích cho tụ, biết rằng khi cường độ điện trường trong không khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện.

  • A. 1,2 μ   
  • B. 1,5 μ
  • C. 1,8 μ
  • D. 2,4 μ
Câu 19
Mã câu hỏi: 117571

Đối với dòng điện trong chân không, khi catôt bị nung nóng đồng thời hiệu điện thế giữa hai đầu anốt và catốt của bằng 0 thì

  • A. giữa anốt và catốt không có các hạt tải điện.
  • B. có các hạt tải điện là electron, iôn dương và iôn âm.
  • C. cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng 0.
  • D. cường độ dòng điện chạy trong mạch khác 0.
Câu 20
Mã câu hỏi: 117572

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
  • B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
  • C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron.
  • D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các ion.
Câu 21
Mã câu hỏi: 117573

Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 45 V. Công mà lực điện tác dụng lên một positron khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N là

  • A. -8.10-18 J.    
  • B. +8.10-18 J.
  • C. -7,2.10-18 J.    
  • D. +7,2.10-18 J.
Câu 22
Mã câu hỏi: 117574

Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì công của lực điện 7 J. Hiệu điện thế UMN bằng

  • A. 12 V.   
  • B. -12 V.
  • C. 3 V.   
  • D. – 3,5 V.
Câu 23
Mã câu hỏi: 117575

Thế năng của một positron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -4.10-19 J. Điện thế tại điểm M là

  • A. 3,2 V.   
  • B. -3 V.
  • C. 2 V.      
  • D. -2,5 V.
Câu 24
Mã câu hỏi: 117576

Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác giữa chúng là 12N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

  • A. 3      
  • B. 9
  • C. 1/9   
  • D. 1/3
Câu 25
Mã câu hỏi: 117577

Tụ điện phẳng không khí có điện dung 5nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105 V/m, khoảng cách giữa 2 bản tụ là 2mm. Điện tích lớn nhất có thể tích cho tụ là

  • A. \({2.10^{ - 6}}C\)   
  • B. \({3.10^{ - 6}}C\)
  • C. \(2,{5.10^{ - 6}}C\)   
  • D. \({4.10^{ - 6}}C\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 117578

Quả cầu nhỏ mang điện tích 10nC đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại một điểm cách quả cầu 3cm là

  • A. \({5.10^3}V/m\)    
  • B. \({3.10^4}V/m\)
  • C. \({10^4}V/m\)     
  • D. \({10^5}V/m\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 117579

Công thức của định luật Cu-lông là gì?

  • A. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
  • B. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
  • C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k{r^2}}}\)
  • D. \(F = k\frac{{{q_1}{q_2}}}{{{r^2}}}\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 117580

Có hai quả cầu kim loại giống hệt nhau, cùng tích điện là q. Khi đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì chúng đẩy nhau với một lực là F. Sau đó người ta cho một quả cầu tiếp xúc với đất, rồi lại tiếp xúc với quả cầu còn lại. Khi đưa hai quả cầu về vị trí ban đầu thì chúng đẩy nhau với lực là

  • A. \(F' = \frac{F}{2}\)       
  • B. \(F' = 4F\)
  • C. \(F' = \frac{F}{4}\)        
  • D. \(F' = 2F\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 117581

Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch

  • A. tăng 4 lần       
  • B. tăng 2 lần
  • C. giảm 4 lần        
  • D. giảm 2 lần
Câu 30
Mã câu hỏi: 117582

Công của nguồn điện là công của

  • A. lực lạ trong nguồn
  • B. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra
  • C. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài
  • D. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác
Câu 31
Mã câu hỏi: 117583

Công của dòng điện có đơn vị là gì?

  • A. W        
  • B. J/s
  • C. kWh    
  • D. kVA
Câu 32
Mã câu hỏi: 117584

Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có độ lớn bằng 100V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường

  • A. 5,12mm       
  • B. 5,12m
  • C. 2,56mm       
  • D. 0,256m
Câu 33
Mã câu hỏi: 117585

Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ 200 V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Một electron (-e = -1,6.10-19 C) ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào?

  • A. 3,2.10-21 N; hướng thẳng đứng từ trên xuống
  • B. 3,2.10-17 N; hướng thẳng đứng từ trên xuống
  • C. 3,2.10-21 N; hướng thẳng đứng từ dưới lên
  • D. 3,2.10-17 N; hướng thẳng đứng từ dưới lên
Câu 34
Mã câu hỏi: 117586

Trong đồng, số electron dẫn bằng số nguyên tử. Đồng có khối lượng mol là M = 64g/mol, khối lượng riêng là \(\rho  = 9kg/d{m^3}\). Một sợi dây đồng có đường kính 1,8mm mang dòng điện không đổi I = 1,3A. Tính vận tốc trôi của các electron dẫn trong dây đồng?

  • A. 3,8.10-5 m/s    
  • B. 2,4.10-4 m/s
  • C. 8,6.10-3 m/s  
  • D. 7,6.10-7 m/s
Câu 35
Mã câu hỏi: 117587

Cho  đoạn mạch điện trở \(10\Omega \), hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là

  • A. 2,4 kJ       
  • B. 24 kJ
  • C. 40J   
  • D. 120J
Câu 36
Mã câu hỏi: 117588

Một tụ điện có điện dung \(20\mu F\), được tích điện dưới hiệu điện thế 40V. Điện tích của tụ sẽ là bao nhiêu?

  • A. 8.102 C      
  • B. 8.10-4 C
  • C. 8 C      
  • D. 8.10-2 C
Câu 37
Mã câu hỏi: 117589

Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho điện trường về

  • A. năng lượng
  • B. tốc độ biến thiên của điện trường
  • C. khả năng thực hiện công
  • D. mặt tác dụng lực
Câu 38
Mã câu hỏi: 117590

Có hai điện trở R1 và R2 (R1 = 2R2 ) mắc nối tiếp với nhau vào hai đầu một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là P1, công suất tỏa nhiệt trên điện trở R2 là

  • A. P2 = 4P1     
  • B. P2 = P1
  • C. P2 = 0,5P1     
  • D. P2 = 2P1
Câu 39
Mã câu hỏi: 117591

Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

  • A. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất
  • B. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí
  • C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit
  • D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm
Câu 40
Mã câu hỏi: 117592

Hai điểm A và B nằm trên đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn của cường độ điện trường đó là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là:

  • A. \({U_{AB}} = 3000V\)   
  • B. \({U_{AB}} = 1000V\)
  • C. \({U_{AB}} = 500V\)        
  • D. \({U_{AB}} = 2000V\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ