Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 Trường THPT Cao Thắng

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 117513

Có một số điện trở loại \(12\Omega \), phải dùng ít nhất bao nhiêu điện trở đó để mắc thành mạch có điện trở \(7,5\Omega \)

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 5
Câu 2
Mã câu hỏi: 117514

Một electron được giữa cố định, electron khác ở rất xa chuyển động về phía electron cố định với vận tốc ban đầu v0. Khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng là:

  • A. \(\frac{{2k{e^2}}}{{mv_0^2}}\)
  • B. \(\frac{{k{e^2}}}{{2mv_0^2}}\)
  • C. \(\frac{{4k{e^2}}}{{mv_0^2}}\)
  • D. \(\frac{{k{e^2}}}{{mv_0^2}}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 117515

Lần lượt đặt điện tích thử q vào điện trường của các điện tích q1 và q2 thì thế năng tương tác giữa điện tích thử này với các điện tích q1 (nét liền) và q2 (nét đứt) theo khoảng cách r được cho như hình vẽ. Tỉ số \(\frac{{{q_1}}}{{{q_2}}}\) :

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 4
Mã câu hỏi: 117516

Cho hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 20 cm thì chúng hút nhau một lực bằng 1,2 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng lực hút. Tính điện tích lúc đầu của mỗi quả cầu.

  • A. \({q_1} = {\rm{ }}0,{96.10^{ - 6}}C{\rm{ }}và {\rm{ }}{q_2} = {\rm{ }} - 5,{58.10^{ - 6}}C\)
  • B. \({q_1} = {\rm{ }}0,{9.10^{ - 6}}C{\rm{ }}và {\rm{ }}{q_2} = {\rm{ }} - 5,{58.10^{ - 6}}C\)
  • C. \({q_1} = {\rm{ }}0,{96.10^{ - 6}}C{\rm{ }}và {\rm{ }}{q_2} = {\rm{ }} - 5,{3.10^{ - 6}}C\)
  • D. \({q_1} = {\rm{ }}0,{23.10^{ - 6}}C{\rm{ }}và {\rm{ }}{q_2} = {\rm{ }} - 5,{58.10^{ - 6}}C\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 117517

Một electron bắt đầu chuyển động dọc theo đường sức của điện trường giữa hai bản tụ của một tụ điện phẳng. Hai bản tụ cách nhau một khoảng d = 2 cm và giữa chúng có một hiệu điện thế U = 120 V. Electron sẽ có vận tốc là bao nhiêu khi dịch chuyển được một quãng đường 3 cm.

  • A. \( 7,{6.10^6}m/s\)
  • B. \( 7,{9.10^6}m/s\)
  • C. \(9.10^6m/s\)
  • D. \(8.10^6m/s\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 117518

Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì

  • A. Cho A tiếp xúc với B, rồi cho A tiếp xúc với C
  • B. Cho A tiếp xúc với B rồi cho C đặt gần B
  • C. Cho A gần C để nhiễm điện hưởng ứng, rồi cho C tiếp xúc với B
  • D. Nối C với B rồi đặt gần A để nhiễm điện hưởng ứng, sau đó cắt dây nối
Câu 7
Mã câu hỏi: 117519

Một thanh kim loại mang điện tích −2,5.10-6 C. Sau đó nó lại được nhiễm điện để có điện tích 5,5 µC. Cho biết điện tích của êlectron là −1,6.10−19 C. Chọn câu đúng.

  • A. Đã có 5.1013 êlectron được di chuyển đến thanh kim loại.
  • B. Đã có 5.1013 êlectron được di chuyển ra khỏi thanh kim loại
  • C. Đã có 8.1013 êlectron được di chuyển ra khỏi thanh kim loại.
  • D. Đã có 8.1013 êlectron được di chuyển đến thanh kim loại.
Câu 8
Mã câu hỏi: 117520

Hai hạt bụi trong không khí mỗi hạt chứa 5.108 electron ách nhau 2cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng

  • A. 1,44.10-5 N.               
  • B. 1,44.10−6N.                         
  • C. 1,44.10-7N.               
  • D. 1,44.10-9N.
Câu 9
Mã câu hỏi: 117521

Có ba quả cầu kim loại, kích thước bằng nhau. Quả cầu A mang điện tích + 27 µC, quả cầu B mang điện tích – 3µC, quả cầu C không mang điện. Cho quả cầu A và B chạm nhau rồi lại tách chúng ra. Sau đó cho quả cầu B và C chạm nhau. Lúc này, điện tích trên các quả cầu A, B và C lần lượt là x, y và z. Giá trị của biểu thức (x + 2y + 3z) gần giá trị nào nhất sau đây:

  • A. 42 µC   
  • B. 24 µC   
  • C. 30 µC       
  • D. 6 µC
Câu 10
Mã câu hỏi: 117522

Có 4 quả cầu kim loại, giống hệt nhau. Các quả cầu mang các điện tích lần  lượt là: +2,3 µC ; −264.10-7 C; −5,9 µC; +3,6.10-5 C. Cho bốn quả cầu đồng thời chạm nhau, sau đó lại tách chúng ra. Điện tích mỗi quả cầu sau đó là

  • A. 17,65.10-6 C    
  • B. 1,6.10-6 C     
  • C. 1,5. 10-6 C   
  • D. 14,7. 10-6 C
Câu 11
Mã câu hỏi: 117523

Một quả cầu tích điện +4,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hoà về điện?

  • A. Thừa 2,75.1012 electron.     
  • B. Thiếu 2,75.1012 electron.    
  • C. Thừa 25.1012 electron.                        
  • D. Thiếu 25.1013 electron.
Câu 12
Mã câu hỏi: 117524

Một tụ điện phẳng không khí, điện dung 40 pF, tích điện cho tụ điện ở hiệu điện thế 120V. Sau đó tháo bỏ nguồn điện rồi tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên gấp đôi. Tính hiệu điện thế mới giữa hai bản tụ. Biết rằng điện dung của tụ điện phẳng tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai bản của nó

  • A. 240 V
  • B. 200 V
  • C. 260 V
  • D. 340 V
Câu 13
Mã câu hỏi: 117525

Một tụ điện phẳng điện dung 12 pF, điện môi là không khí. Khoảng cách giữa hai bản tụ 0,5 cm. Tích điện cho tụ điện dưới hiệu điện thế 20 V. Tính cường độ điện trường trong tụ.

  • A. 3000 V/m
  • B. 4000 V/m
  • C. 2000 V/m
  • D. 1000 V/m
Câu 14
Mã câu hỏi: 117526

Một tụ điện phẳng có các bản tụ làm bằng nhôm có kích thước 4 cm x 5cm. Điện môi là dung dịch axêton có hằng số điện môi là 20. khoảng cách giữa hai bản của tụ điện là 0,3 mm. Tính điện dung của tụ điện

  • A. 2,18 nF.
  • B. 1,28 nF.
  • C. 3,28 nF.
  • D. 1,18 nF.
Câu 15
Mã câu hỏi: 117527

Một hạt bụi khối lượng 3,6.10-15kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang và nhiễm điện trái dấu. Điện tích của nó bằng 4,8.10-18 C . Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Hỏi hiệu điện thế đặt vào hai tấm đó? Lấy g = 10 m/s2

  • A. 150 V
  • B. 160 V
  • C. 140 V
  • D. 130 V
Câu 16
Mã câu hỏi: 117528

Hai điện tích hút nhau bằng một lực 2.10N. Khi chúng dời xa nhau thêm 3 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

  • A. 6cm
  • B. 5cm
  • C. 4cm
  • D. 3cm
Câu 17
Mã câu hỏi: 117529

Trong điện trường của một điện tích q, nếu tăng 3 lần khoảng cách điểm đang xét đến điện tích q thì cường độ điện trường sẽ: 

  • A. Tăng 9 lần.
  • B. Giảm 9 lần.
  • C. Tăng 3 lần.
  • D. Giảm 3 lần.
Câu 18
Mã câu hỏi: 117530

Cho hai điện tích \(q_1=1nC,q_2=−8nC\) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 30cm trong chân không. Tìm điểm C cách A và B bao nhiều sao cho tại đó \( \overrightarrow {{E_2}} = 2\overrightarrow {{E_1}} \)

  • A. CA=20cm, CB=20cm
  • B. CA=20cm, CB=10cm
  • C. CA=15cm, CB=15cm
  • D. CA=10cm, CB=20cm
Câu 19
Mã câu hỏi: 117531

Một  có vận tốc ban đầu\({v_0} = {3.10^6}m/sa\)  chuyển động dọc theo chiều đường sức của một điện trường có cường độ điện trường\(E = 1250V/m\) . Quãng đường electron đi được kể từ lúc ban đầu đến lúc dừng lại là?

  • A. 1cm
  • B. 2cm
  • C. 3cm
  • D. 4cm
Câu 20
Mã câu hỏi: 117532

Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một electron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữa hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của electron là:

  • A. Đường thẳng song song với các đường sức điện.
  • B. Đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
  • C. Một phần của đường hypebol.
  • D. Một phần của đường parabol.
Câu 21
Mã câu hỏi: 117533

Hai tấm kim loại song song, cách nhau 4 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích  \(q = {5.10^{ - 10}}\left( C \right)\)di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công \(A = {2.10^{ - 8}}\left( J \right)\). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là:

  • A. 2000V
  • B. 3200V
  • C. 2500V
  • D. 1000V
Câu 22
Mã câu hỏi: 117534

Một điện trường đều cường độ 1000 V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết \(AB = 6cm,\,\,AC = 8cm\)  . Tính hiệu điện thế giữa hai điểm BA:

  • A. 1800 V
  • B. 18 V
  • C. 360 V
  • D. 180 V
Câu 23
Mã câu hỏi: 117535

Một proton mang điện tích \( + 1,{6.10^{ - 19}}C\)  chuyển động dọc theo phương của đường sức một điện trường đều. Khi nó đi được quãng đường 10 cm thì lực điện thực hiện một công là  \( + 3,{2.10^{ - 20}}J\) . Tính cường độ điện trường đều này:

  • A. 2V/m
  • B. 2,6V/m
  • C. 3V/m
  • D. 3,5V/m
Câu 24
Mã câu hỏi: 117536

Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi

  • A. sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
  • B. nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
  • C. không mắc cầu chì cho một mạch điện kín.
  • D. dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín.
Câu 25
Mã câu hỏi: 117537

Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống: “Tích của cường độ dòng điện và điện trở còn gọi là …”

  • A. Điện thế.
  • B. hiệu điện thế.
  • C. Độ tăng điện thế.
  • D. Độ giảm điện thế.
Câu 26
Mã câu hỏi: 117538

Một đoàn du khách bị lạc đường khi đang vào rừng thám hiểm, họ đã tạo ra lửa bằng cách dùng giấy bạc (lấy từ kẹo cao su) kẹp vào 2 đầu của viên pin (lấy từ đèn pin). Đó là ứng dụng của hiện tượng:

  • A. Siêu dẫn
  • B. Cộng hưởng điện
  • C. Nhiệt điện
  • D. Đoản mạch
Câu 27
Mã câu hỏi: 117539

Giảm bán kính dây dẫn 2 lần thì điện trở 

  • A. Tăng 2 lần.  
  • B. Tăng 4 lần.    
  • C. Giảm 2 lần.     
  • D. Giảm 4 lần.
Câu 28
Mã câu hỏi: 117540

Khi nào ta cần mắc điện trở mới song song với điện trở cũ? 

  • A. Muốn giảm điện trở của mạch điện.             
  • B. Muốn tăng điện trở của mạch điện    
  • C. Muốn giảm cường độ dòng điện qua mạch chính.     
  • D. Muốn giảm công suất tiêu thụ của mạch điện.
Câu 29
Mã câu hỏi: 117541

Ở đâu có từ trường? 

  • A. Xung quanh vật nhiễm điện. 
  • B. Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, xung quanh Trái Đất.
  • C. Chỉ ở những nơi có hai nam châm tương tác với nhau. 
  • D. Chỉ ở những nơi có sự tương tác giữa nam châm với dòng điện.
Câu 30
Mã câu hỏi: 117542

Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng như thế nào thì có tác dụng từ? 

  • A. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ. 
  • B. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh một lõi sắt mới có tác dụng từ.
  • C. Chỉ có dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng mới có tác dụng từ. 
  • D. Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều có tác dụng từ.
Câu 31
Mã câu hỏi: 117543

Tại sao có thể nói acquy là một pin điện hóa?

  • A. Vì hai cực của acquy sau khi nạp là hai vật dẫn cùng chất.
  • B. Vì acquy sau khi nạp có cấu tạo gồm hai cực khác bản chất nhúng trong chất điện phân giống như pin điện hóa
  • C. Vì trong acquy có sự chuyển hóa điện năng thành hóa năng.
  • D. Vì hai cực của acquy và pin điện hóa đều được nhúng vào trong nước nguyên chất.
Câu 32
Mã câu hỏi: 117544

Khi nói về nguồn điện, phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A. Mỗi nguồn có hai cực luôn ở trạng thái nhiễm điện khác nhau.
  • B. Nguồn điện là cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong đoạn mạch.
  • C. Để tạo ra các cực nhiễm điện, cần phải có lực thực hiện công tách và chuyển các electron hoặc ion dương ra khỏi điện cực, lực này gọi là lực lạ.
  • D. Nguồn là pin có lực lạ là lực tĩnh điện.
Câu 33
Mã câu hỏi: 117545

Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong bằng 1Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là

  • A. 3V       
  • B. 1,5V.  
  • C. 1V
  • D. 4V
Câu 34
Mã câu hỏi: 117546

Có 3 điện trở \(R_1, R_2, R_3\). Nếu mắc nối tiếp 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch là 1 A; nếu mắc song song 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là 9 A; nếu mắc \((R_1//R_2) nt R_3\), rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là

  • A. 2 ampe (A).       
  • B. 1 ampe (A).  
  • C. 1,5 ampe (A).     
  • D. 3 ampe (A).
Câu 35
Mã câu hỏi: 117547

Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch

  • A. Vẫn bằng I
  • B. Bằng 1,5I.
  • C. Bằng I/3
  • D. Bằng 0,5I
Câu 36
Mã câu hỏi: 117548

Chọn đáp án đúng. Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì

  • A. Có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
  • B. Có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
  • C. Có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
  • D. Có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
Câu 37
Mã câu hỏi: 117549

Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào là tương tác từ

  • A. Trái Đất hút Mặt Trăng.
  • B. Lược nhựa sau khi cọ xát với dạ có thể hút những mẩu giấy vụn.
  • C. Hai quả cầu tích điện đặt gần nhau.
  • D. Hai dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt gần nhau.
Câu 38
Mã câu hỏi: 117550

Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện

  • A. xung quanh dòng điện thẳng.
  • B. xung quanh một thanh nam châm thẳng.
  • C. trong lòng của một nam châm chữ U.
  • D. xung quanh một dòng điện tròn.
Câu 39
Mã câu hỏi: 117551

Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đây là đúng?

  • A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau.
  • B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thì hút nhau.
  • C. Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau.
  • D. Nếu cực bắc của một thanh nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.
Câu 40
Mã câu hỏi: 117552

Tương tác từ không xảy ra trong những trường hợp nào sau đây?

  • A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
  • B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
  • C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
  • D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ