Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương Cơ học môn Vật Lý 8 Trường THCS Quang Trung

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 41674

Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 2
Mã câu hỏi: 41675

Công thức tính áp suất chất lỏng là:

  • A. p = d/h
  • B. p = d.h
  • C. p = d.V
  • D. p = h/d
Câu 3
Mã câu hỏi: 41676

Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

  • A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 4
Mã câu hỏi: 41677

Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

  • A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
  • B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
  • C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
  • D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.
Câu 5
Mã câu hỏi: 41678

Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

  • A. Tăng
  • B. Giảm
  • C. Không đổi
  • D. Không xác định được
Câu 6
Mã câu hỏi: 41679

Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2020000 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 860000N/m2. Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300N/m2.

  • A. 196m; 83,5m    
  • B. 160m; 83,5m
  • C. 169m; 85m 
  • D. 85m; 169m
Câu 7
Mã câu hỏi: 41680

Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì

  • A. p2 = 3
  • B. p2 = 0,9p1
  • C. p2 = 9p1 
  • D. p2 = 0,4p1
Câu 8
Mã câu hỏi: 41681

Trong bình thông nhau gồm hai nhánh, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh nhỏ. Khi chưa mở khóa T, chiều cao của cột nước ở nhánh lớn là 30 cm. Tìm chiều cao cột nước ở hai nhánh sau khi đã mở khóa T và khi nước đã đứng yên. Bỏ qua thể tích của ống nối hai nhánh.

  • A. 10 cm
  • B. 20 cm
  • C. 30 cm 
  • D. 40 cm
Câu 9
Mã câu hỏi: 41682

Một chiếc tàu bị thủng lỗ ở độ sâu 2,8m. Người ta đặt một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Hỏi cần một lực tối thiểu bằng bao nhiêu để giữ miếng vá nếu lỗ thủng rộng 150 cm2 và trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  • A. 450 N
  • B. 440 N
  • C. 430 N
  • D. 420 N
Câu 10
Mã câu hỏi: 41683

Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18 mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3 và của xăng là 7000 N/m3.

  • A. 52 mm
  • B. 54 mm
  • C. 56 mm
  • D. 58 mm
Câu 11
Mã câu hỏi: 41684

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì:

  • A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.
  • B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.
  • C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.
  • D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.
Câu 12
Mã câu hỏi: 41685

Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

  • A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h
  • B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
  • D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 13
Mã câu hỏi: 41686

Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B. Con người có thể hít không khí vào phổi.
  • C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
  • D. Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 14
Mã câu hỏi: 41687

Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

  • A. Càng tăng
  • B. Càng giảm
  • C. Không thay đổi
  • D. Có thể vừa tăng, vừa giảm
Câu 15
Mã câu hỏi: 41688

Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là:

  • A. 76 N/m2
  • B. 760 N/m2
  • C. 103360 N/m2
  • D. 10336000 N/m2
Câu 16
Mã câu hỏi: 41689

Trong thí nghiệm của Tôrixenli, giả sử không dùng thủy ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu?

  • A. 10,336 m
  • B. 10336 m
  • C. 10000 m
  • D. 10 cm
Câu 17
Mã câu hỏi: 41690

Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

  • A. 500 N
  • B. 789,7 N 
  • C. 928,8 N
  • D. 1000 N
Câu 18
Mã câu hỏi: 41691

Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

  • A. 321,1 m 
  • B. 525,7 m  
  • C. 380,8 m
  • D. 335,6 m
Câu 19
Mã câu hỏi: 41692

Áp suất khí quyển tại chân của một đỉnh núi cao 640m là bao nhiêu N/m2, mmHg? Biết tại đỉnh của nó cột Hg trong ống Tôrixenli cao 69,1 cm và trọng lượng riêng của không khí tại đó coi như không đổi là 12,5 N/m3.

  • A. 102000 N/m= 75 mmHg
  • B. 1020 N/m= 75 mmHg
  • C. 102000 N/m2 = 750 mmHg
  • D. 10200 N/m= 75 mmHg
Câu 20
Mã câu hỏi: 41693

Tính độ cao của một chiếc máy bay đang bay. Biết cao kế đặt trên máy bay chỉ 7360 N/m2, áp suất của khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg và trọng lượng riêng của không khí lúc đó là 8 N/m3.

  • A. 12 m
  • B. 120 m
  • C. 1200 m
  • D. 12000 m
Câu 21
Mã câu hỏi: 41694

Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A. Lực đẩy Ác-si-mét.
  • B. Lực đẩy Ác-si-mét và lực ma sát.
  • C. Trọng lực.
  • D. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.
Câu 22
Mã câu hỏi: 41695

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:

  • A. Trọng lượng của vật.
  • B. Trọng lượng của chất lỏng.
  • C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D. Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.
Câu 23
Mã câu hỏi: 41696

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét là:

  • A. FA = V
  • B. FA = Pvật
  • C. FA = d.V 
  • D. FA = d.h
Câu 24
Mã câu hỏi: 41697

Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Lực đẩy Ác-si-mét cùng chiều với trọng lực.
  • B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • C. Lực đẩy Ác-si-mét có điểm đặt ở vật.
  • D. Lực đẩy Ác-si-mét luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 25
Mã câu hỏi: 41698

Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.
  • C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
Câu 26
Mã câu hỏi: 41699

Khi ôm một tảng đá trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

  • A. khối lượng của tảng đá thay đổi.
  • B. khối lượng của nước thay đổi.
  • C. lực đẩy của nước.
  • D. lực đẩy của tảng đá.
Câu 27
Mã câu hỏi: 41700

Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước sẽ nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

  • A. F = 15N 
  • B. F = 20N
  • C. F = 25N
  • D. F = 10N
Câu 28
Mã câu hỏi: 41701

Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1 N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N. Hỏi chất làm vật đó có trọng lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  • A. 6 lần
  • B. 10 lần
  • C. 10,5 lần
  • D. 8 lần
Câu 29
Mã câu hỏi: 41702

Một vật có trọng lượng riêng là 22000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.

  • A. 55 N
  • B. 65 N
  • C. 75 N
  • D. 85 N
Câu 30
Mã câu hỏi: 41703

Một vật làm bằng nhôm và một vật làm bằng hợp kim có cùng khối lượng và được nhúng vào trong cùng một chất lỏng. Hỏi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nào lớn hơn? Lớn hơn mấy lần? Biết trọng lượng riêng của nhôm và hợp kim lần lượt là 27000 N/m3 và 67500 N/m3.

  • A. 2,5 lần
  • B. 3,5 lần
  • C. 4,5 lần
  • D. 5,5 lần

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ