Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề ôn tập Chương 4 Sinh 10 năm 2021 - Trường THPT Bắc Hà

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 98102

Trong chu kỳ tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là gì?

  • A. Phân chia NST và phân chia tế bào chất
  • B. Nhân đôi và phân chia NST
  • C. Nguyên phân và giảm phân
  • D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất
Câu 2
Mã câu hỏi: 98103

Trong chu kỳ tế bào, thời điểm nào dễ gây đột biến gen nhất?

  • A. Pha S
  • B. Pha G1
  • C. Pha M
  • D. Pha G2
Câu 3
Mã câu hỏi: 98104

Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là gì?

  • A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
  • B. Nhân đôi ADN và NST.
  • C. NST tự nhân đôi.
  • D. ADN tự nhân đôi.
Câu 4
Mã câu hỏi: 98105

Ở kì trung gian, pha G1 diễn ra quá trình

I. Nhân đôi ADN và sợi nhiễm sắc.

II. Hình thành thêm các bào quan.

III. Nhân đôi trung thể.

IV. Nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn.

V. Tăng nhanh tế bào chất.

VI. Hình thành thoi phân bào.

  • A. I, VI
  • B. II, V
  • C. II, III, VI
  • D. I, III, V
Câu 5
Mã câu hỏi: 98106

Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Phân chia tế bào chất

(2) Thời gian dài nhất trong chu kỳ tế bào.

(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1.

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

  • A. (1), (2)
  • B. (2), (3)
  • C. (3), (4)
  • D. (1), (2), (3), (4)
Câu 6
Mã câu hỏi: 98107

Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2

(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào.

(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.

(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.

Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

  • A. (1), (2)
  • B. (3), (4)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (1), (2), (3), (4)
Câu 7
Mã câu hỏi: 98108

Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào như thế nào?

  • A. G1, S, G2
  • B. G2, G2, S
  • C. S, G2, G1
  • D. S, G1, G2
Câu 8
Mã câu hỏi: 98109

Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự như thế nào?

  • A. G1, G2, S, nguyên phân.
  • B. G1, S, G2, nguyên phân.
  • C. S, G1, G2, nguyên phân.
  • D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 9
Mã câu hỏi: 98110

Tế bào nào ở người có chu kỳ ngắn nhất trong các tế bào dưới đây?

  • A. Tế bào thần kinh
  • B. Tế bào phôi
  • C. Tế bào sinh dục
  • D. Tế bào giao tử
Câu 10
Mã câu hỏi: 98111

Chu kỳ tế bào nào ở người có thời gian ngắn nhất?

  • A. Tế bào ruột
  • B. Tế bào gan
  • C. Tế bào phôi
  • D. Tế bào cơ
Câu 11
Mã câu hỏi: 98112

Phát biểu nào sau đây đúng về chu kỳ tế bào?

  • A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
  • B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào
  • C. Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
  • D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
Câu 12
Mã câu hỏi: 98113

Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng khoảng thời gian nào?

  • A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
  • B. Thời gian kì trung gian
  • C. Thời gian của quá trình nguyên phân
  • D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân
Câu 13
Mã câu hỏi: 98114

Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp được gọi là gì?

  • A. Quá trình phân bào
  • B. Chu kỳ tế bào
  • C. Phát triển tế bào
  • D. Phân chia tế bào
Câu 14
Mã câu hỏi: 98115

Nếu tế bào nhân thực phân bào theo hình thức trực phân thì có thể dẫn tới hậu quả nào sau đây? 

  • A. Tạo ra quá nhiều tế bào do thời gian phân chia ngắn
  • B. Biến thành tế bào nhân sơ do bị mất màng nhân
  • C. Tế bào con có bộ NST khác nhau và khác tế bào mẹ
  • D. Các thế hệ tế bào con có sức sống giảm dần
Câu 15
Mã câu hỏi: 98116

Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?

  • A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối
  • B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối
  • C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa
  • D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
Câu 16
Mã câu hỏi: 98117

Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là bao nhiêu?

  • A. 8
  • B. 12
  • C. 24
  • D. 48
Câu 17
Mã câu hỏi: 98118

Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

  • A. 2k tế bào con.
  • B. k/2 tế bào con.
  • C. 2k tế bào con.
  • D. k – 2 tế bào con.
Câu 18
Mã câu hỏi: 98119

Trâu có 2n = 50NST. Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ tư từ một hợp tử của trâu, trong các tế bào có bao nhiêu NST?

  • A. 400 NST kép
  • B. 800 NST kép
  • C. 400 NST đơn
  • D. 800 NST đơn
Câu 19
Mã câu hỏi: 98120

Từ một hợp tử của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?

  • A. 128.
  • B. 256.
  • C. 160.
  • D. 64.
Câu 20
Mã câu hỏi: 98121

Loài ruồi giấm 2n = 8, xét 5 tế bào của loài đều trải qua nguyên phân liên tiếp 3 lần. Tại lần nguyên phân cuối cùng, số cromatit xuất hiện vào kì giữa trong tất cả các tế bào tham gia quá trình là:

  • A. 240
  • B. 160
  • C. 320
  • D. 80
Câu 21
Mã câu hỏi: 98122

Bộ NST của một loài là 2n = 14 (Đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng bên dưới?

(1) Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép.

(2) Số tâm động ở kí giữa của nguyên phân là 14.

(3) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép

(4) Số crômatit ở kì sau của nguyên phân 28.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1
Câu 22
Mã câu hỏi: 98123

Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78 đang thực hiện nguyên phân bình thường, số tâm động và số crômait trong tế bào này tại kì giữa lần lượt là bao nhiêu?

  • A. 39 và 78
  • B. 156 và 78
  • C. 156 và 0
  • D. 78 và 156
Câu 23
Mã câu hỏi: 98124

Gà có 2n=78. Vào kỳ sau nguyên phân số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là bao nhiêu?

  • A. 78 nhiễm sắc thể đơn
  • B. 78 nhiễm sắc thể kép
  • C. 156 nhiễm sắc thể đơn
  • D. 156 nhiễm sắc thể kép
Câu 24
Mã câu hỏi: 98125

Một tế bào của loài đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 thực hiện nguyên phân. Số tâm động có trong tế bào ở kì sau là:

  • A. 0
  • B. 7
  • C. 14
  • D. 28
Câu 25
Mã câu hỏi: 98126

Ở ruồi giấm, có bộ NST 2n = 8 vào kỳ sau của nguyên phân trong một tế bào có bao nhiêu NST?

  • A. 8 NST đơn.
  • B. 16 NST đơn.
  • C. 8 NST kép.
  • D. 16 NST kép.
Câu 26
Mã câu hỏi: 98127

Ở người (2n= 46), một tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân, số NST ở kì giữa là bao nhiêu?

  • A. 23
  • B. 46
  • C. 69
  • D. 92
Câu 27
Mã câu hỏi: 98128

Ở người (2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của quá trình nguyên phân là bao nhiêu?

  • A. 23
  • B. 46
  • C. 69
  • D. 92
Câu 28
Mã câu hỏi: 98129

Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có bao nhiêu NST?

  • A. 46 nhiễm sắc thể đơn
  • B. 92 nhiễm sắc thể kép
  • C. 46 crômatit
  • D. 92 tâm động
Câu 29
Mã câu hỏi: 98130

Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối của quá trình nguyên phân là bao nhiêu?

  • A. n NST đơn
  • B. 2n NST đơn
  • C. n NST kép
  • D. 2n NST kép
Câu 30
Mã câu hỏi: 98131

Khi hoàn thành kỳ sau của nguyên phân, số nhiễm sắc thể trong tế bào là bao nhiêu?

  • A. 2n, trạng thái đơn
  • B. 4n, trạng thái đơn 
  • C. 4n, trạng thái kép 
  • D. 2n, trạng thái đơn
Câu 31
Mã câu hỏi: 98132

Nguyên phân là nền tảng, là cơ sở khoa học của kĩ thuật nào dưới đây?

1. Chiết cành, giâm cành

2. Nuôi cấy mô

3. Nhân bản vô tính

  • A. 1, 2, 3
  • B. 1, 2
  • C. 1
  • D. 1, 3
Câu 32
Mã câu hỏi: 98133

Một tế bào sinh tinh, qua giảm phân tạo ra mấy tinh trùng?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 8
  • D. 1 tinh trùng và 3 thể cực
Câu 33
Mã câu hỏi: 98134

Kết quả sau lần phân bào của giảm phân là gì?

  • A. Các hợp tử.
  • B. Tế bào sinh dục sơ khai.
  • C. Tế bào giao tử đực hoặc cái với bộ NST đơn bội.
  • D. Tế bào xôma.
Câu 34
Mã câu hỏi: 98135

Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra kết quả thế nào?

  • A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
  • B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
  • C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST.
  • D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
Câu 35
Mã câu hỏi: 98136

Nêu đặc điểm của lần phân bào II trong giảm phân?

  • A. Không xảy ra tự nhân đôi nhiễm sắc thể
  • B. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là 2n ở mỗi kỳ
  • C. Các nhiễm sắc thể trong tế bào là n ở mỗi  kì
  • D. Có xảy ra tiếp hợp nhiễm sắc thể
Câu 36
Mã câu hỏi: 98137

Vì sao trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST?

  • A. NST chưa tự nhân đôi
  • B. NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh
  • C. NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất
  • D. Các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp
Câu 37
Mã câu hỏi: 98138

Phát biểu sau đây đúng với sự phân li của các nhiễm sắc thể ở kỳ sau I của giảm phân?

  • A. Phân li ở trạng thái đơn
  • B. Phân li nhưng không tách tâm động
  • C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào
  • D. Tách tâm động rồi mới phân li
Câu 38
Mã câu hỏi: 98139

Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân 1 diễn ra như thế nào?

  • A. nhiễm sắc thể kép tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo
  • B. các nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa
  • C. nhiễm sắc thể kép di chuyển về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào
  • D. nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào
Câu 39
Mã câu hỏi: 98140

Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì nào?

  • A. kì sau của lần phân bào II.
  • B. kì sau của lần phân bào I.
  • C. kì cuối của lần phân bào I.
  • D. kì cuối của lần phân bào II.
Câu 40
Mã câu hỏi: 98141

Ở GP II, các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng?

  • A. Hai hàng
  • B. Một hàng 
  • C. Ba hàng
  • D. Bốn hàng

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ