Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra giữa HK1 môn Vật lý 11 trường THPT Mạc Đĩnh Chi năm 2018-2019

15/04/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 120581

Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là

  • A.

    2000 J.              

  • B. 0,05 J. 
  • C. 2 J.                  
  • D. 20 J.
Câu 2
Mã câu hỏi: 120582

Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là

  • A.

    10-20 electron.  

  • B. 10-18 electron.             
  • C.  1020 electron.        
  • D. 1018 electron.
Câu 3
Mã câu hỏi: 120583

Cho  mạch có 3 điện trở mắc nối tiếp lần lượt là 2 Ω, 3 Ω và 4Ω với nguồn điện 10 V, điện trở trong 1 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn điện là

  • A.

    1 V.                 

  • B. 8 V.          
  • C. 9 V.                      
  • D. 10 V.
Câu 4
Mã câu hỏi: 120584

Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là

  • A.

    36 V.                          

  • B. 6 V.                 
  • C. 12 V.            
  • D. 8  V.
Câu 5
Mã câu hỏi: 120585

Suất điện động của một nguồn điện một chiều là 4 V. Công của lực lạ làm di chuyển một điện lượng 8 mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là

  • A.

    500 J.              

  • B.  0,320 J.                      
  • C. 0,500 J.       
  • D.  0,032 J.
Câu 6
Mã câu hỏi: 120586

Một nguồn điện 9 V, điện trở trong 1 Ω được nối với mạch ngoài có hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua nguồn là 1 A; Nếu 2 điện trở ở mạch ngoài mắc song song  thì cường độ dòng điện qua nguồn là

  • A.

    3                        

  • B.  1/3              
  • C.  9/4         
  • D.  2,5
Câu 7
Mã câu hỏi: 120587

Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:

  • A.

    E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).            

  • B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
  • C. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).                                
  • D. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).
Câu 8
Mã câu hỏi: 120588

Một bộ 3 đèn giống nhau có điện trở 3 Ω được mắc nối tiếp với nhau và nối với nguồn 1 Ω thì dòng điện trong mạch chính 1 A; Khi tháo một bóng khỏi mạch thì dòng điện trong mạch chính là

  • A.

    1                    

  • B. 7/ 10            
  • C. 0                  
  • D. 10/7
Câu 9
Mã câu hỏi: 120589

Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực là phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là

  • A.

    20 mJ.                       

  • B. 30 mJ.                  
  • C. 10 mJ.              
  • D. 15 mJ.
Câu 10
Mã câu hỏi: 120590

Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C. Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là

  • A.

    10 C                

  • B. 50                      
  • C.  25                  
  • D. 5
Câu 11
Mã câu hỏi: 120591

Cấu tạo pin điện hóa là

  • A.

    gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.

  • B. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi.
  • C.

    gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.

  • D.  gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
Câu 12
Mã câu hỏi: 120592

Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa?

  • A.

    Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi;

  • B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất;
  • C.

    Một cực nhôm và một cực đồng  cùng nhúng vào nước muối;

  • D. Hai cực nhựa  khác nhau nhúng vào dầu hỏa.
Câu 13
Mã câu hỏi: 120593

Một bếp điện có hiệu điện thế và công suất định mức là 220 V và 1100 W. Điện trở của bếp điện khi hoạt động bình thường là

  • A.

    20 W.              

  • B. 44 W.             
  • C. 440 W.               
  • D. 0,2 W.
Câu 14
Mã câu hỏi: 120594

Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:

  • A.

    r = 3 (Ω).       

  • B.  r = 4 (Ω).            
  • C. r = 6 (Ω).         
  • D. r = 2 (Ω).
Câu 15
Mã câu hỏi: 120595

Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị

  • A.

    R = 6 (Ω).                    

  • B. R = 1 (Ω).                  
  • C. R = 2 (Ω).      
  • D.  R = 3 (Ω).
Câu 16
Mã câu hỏi: 120596

Có 12 pin giống nhau, mỗi pin có ξ = 1,5V, r = 0,2Ω mắc thành y dãy song song mỗi dãy có x pin ghép nối tiếp. Mạch ngoài có r = 0,6Ω. Giá trị của x và y để dòng điện qua R lớn nhất.

  • A.

    x = 4, y = 3.        

  • B. x = 3, y = 4.               
  • C.  x = 6, y = 2.           
  • D. x = 1, y = 12.
Câu 17
Mã câu hỏi: 120597

 Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:

  • A.

    E = 12,25 (V).    

  • B. E = 12,00 (V).            
  • C. E = 11,75 (V).          
  • D. E = 14,50 (V).
Câu 18
Mã câu hỏi: 120598

Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình vẽ (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C của biến trở, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của am pe kế A như hình bên (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({R_0} = 13,5\Omega \) . Giá trị trung bình của r được xác định bởi thí nghiệm này là:

  • A.

    2,5 Ω          

  • B. 1,5Ω  .            
  • C.  1,0 Ω.             
  • D. 2,0 Ω.
Câu 19
Mã câu hỏi: 120599

Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là:

  • A.

    I’ = 3I.          

  • B. I’ = 1,5I.                    
  • C.  I’ = 2,5I.             
  • D.  I’ = 2I.
Câu 20
Mã câu hỏi: 120600

Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là

  • A.

    1/12                  

  • B. 48         
  • C. 12                   
  • D. 0,2
Câu 21
Mã câu hỏi: 120601

Một bóng đèn khi mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 110 V thì cường độ dòng điện qua đèn là 0,5 A và đèn sáng bình thường. Nếu sử dụng trong mạng điện có hiệu điện thế 220 V thì phải mắc với đèn một điện trở là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?

  • A.

    55 W.        

  • B. 440 W.                
  • C. 220 W.        
  • D. 110 W.
Câu 22
Mã câu hỏi: 120602

Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là:

  • A.

     I’ = 1,5I.    

  • B. I’ = 3I.                       
  • C. I’ = 2I.         
  • D. I’ = 2,5I.
Câu 23
Mã câu hỏi: 120603

Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 9V, điện trở trong r = 0,5 Ω; Các điện trở R1 = 4,5 Ω; R2 = 6 Ω; R là biến trở. Điện trở R phải có giá trị bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R1 là lớn nhất?

  • A.

    12 Ω.         

  • B. 30 Ω.                   
  • C. 11 Ω.           
  • D.  \(\frac{{30}}{{11}}\)Ω.
Câu 24
Mã câu hỏi: 120604

Nguồn điện có r = 0,2 W, mắc với R = 2,4 W thành mạch kín, khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu R là 12 V. Suất điện động của nguồn là

  • A.

    14 V.            

  • B. 11 V.                
  • C. 12 V.               
  • D. 13 V.
Câu 25
Mã câu hỏi: 120605

Một mạch điện gồm nguồn điện có suất điện động 3 V và điện trở trong 1 Ω. Biết điện trở ở mạch ngoài lớn gấp 2 điện trở trong. Dòng điện trong mạch chính là

  • A.

    2            

  • B. 3            
  • C. 1/2            
  • D. 1
Câu 26
Mã câu hỏi: 120606

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là

  • A. 16F.                          
  • B. 4F.        
  • C. 0,5F.                        
  • D. 0,25F.
Câu 27
Mã câu hỏi: 120607

Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu thay bằng điện tích 2Q  và giữ nguyên khoảng cách thì cường độ điện trường tại A có độ lớn là

  • A.  1E.              
  • B. 2E.          
  • C. 0,5E.               
  • D. 4E.
Câu 28
Mã câu hỏi: 120608

Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?

  • A. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
  • B. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
  • C. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
  • D. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
Câu 29
Mã câu hỏi: 120609

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện trường?

  • A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
  • B. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
  • C. Điện trường đều có vec tơ cường độ điện trường khác nhau tại mọi điểm.
  • D. Cường độ điện trường  đặc trưng  tác dụng lực của điện trường tại điểm đó.
Câu 30
Mã câu hỏi: 120610

Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ:

  • A. Giảm còn một nửa   
  • B. không đổi     
  • C. Tăng gấp 4.                 
  • D. tăng gấp đôi 
Câu 31
Mã câu hỏi: 120611

Hai điện tích điểm q1 = 4.10-7C và q2 = -6.10-7C  đặt trong dầu (có ε = 2) cách nhau một khoảng r = 4 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là

  • A. lực hút với độ lớn F = 0,675 (N).             
  • B.  lực đẩy với độ lớn F = 0,675 (N).
  • C. lực đẩy với độ lớn F = 1,35 (N).                        
  • D. lực hút với độ lớn F = 1,35 (N).
Câu 32
Mã câu hỏi: 120612

Khi UAB > 0, ta có:

  • A. Dòng điện chạy trong mạch AB theo chiều từ B →      
  • B. Điện thế ở A bằng điện thế ở
  • C. Điện thế VA cao hơn điện thế VB .                  
  • D. Điện thế VA thấp hơn điện thế tại VB .
Câu 33
Mã câu hỏi: 120613

Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?

  • A. Điện trở của vật dẫn.                 
  • B. Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn.
  • C. Cường độ dòng điện qua vật dẫn.                       
  • D. Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn.
Câu 34
Mã câu hỏi: 120614

Công của lực điện trường chỉ phụ thuộc vào

  • A.  khối lượng của vật     .                  
  • B. hình dạng của đường đi.  
  • C.  vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.             
  • D. Vị trí của điểm đầu.
Câu 35
Mã câu hỏi: 120615

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Công của nguồn điện là công của lực điện thực hiện dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
  • B. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ .
  • C. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
  • D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
Câu 36
Mã câu hỏi: 120616

Hai điện tích q1 = -3.10-6C; q2 = -27.10-6C đặt cố định tại 2 điểm A, B trong không khí với cách nhau 12cm.  Để tại điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Điểm M

  • A. nằm ngoài đoạn thẳng AB với MA = 6cm     
  • B. nằm ngoài đoạn thẳng AB với MA = 18cm
  • C. nằm trong đoạn thẳng AB với MA = 9cm.    
  • D. nằm trong đoạn thẳng AB với MA = 3cm .
Câu 37
Mã câu hỏi: 120617

Một điện tích điểm di chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ điện trường E = 2000 V/m, đi được một khoảng d = 5cm. Lực điện trường thực hiện được công A = 30µJ. Độ lớn của điện tích đó là

  • A. 10-5            
  • B. 2.10-6                   
  • C. 3.10-3                   
  • D. 3.10-7 
Câu 38
Mã câu hỏi: 120618

I. Hiệu điện thế giữa hai vật dẫn. II. Độ dẫn điện của vật dẫn. III. Thời gian dòng điện qua vật dẫn.Cường độ dòng điện không đổi qua vật dẫn phụ thuộc vào

  • A.  II và III.            
  • B.  I, II, III.                  
  • C.  I và II.                
  • D. I.
Câu 39
Mã câu hỏi: 120619

Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích

  • A. +12,8.10-19       
  • B. +1,6.10-19                       
  • C. -1,6.10-19               
  • D. -12,8.10-18 
Câu 40
Mã câu hỏi: 120620

Theo thuyết êlectron phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.
  • B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
  • C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các proton.
  • D. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ