Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 12 nâng cao năm 2018 - 2019 - Trường THPT Gia Định

15/04/2022 - Lượt xem: 34
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (28 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 194465

Tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật có 3 phương pháp chính là:

  • A. Tách phôi thành nhiều phôi, kết hợp nhiều phôi với nhau, chuyển gen mới vào phôi
  • B. Tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN vào tế bào nhận, phân lập dòng tế bào
  • C. Nuôi cấy mẫu mô thực vật, lai tế bào sinh dưỡng, nuôi cấy hạt phấn
  • D. Đưa thêm gen lạ vào, làm biến đổi gen, loại bỏ gen nào đó trọng hệ gen
Câu 2
Mã câu hỏi: 194466

ADN tái tổ hợp trong kỹ thuật cấy gen là:

  • A.  ADN của thể truyền đã ghép với gen cần lấy của sinh vật khác
  • B. ADN thể thực khuẩn tái tổ hợp với ADN của sinh vật khác
  • C. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác
  • D. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác
Câu 3
Mã câu hỏi: 194467

Cho quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gen là: 20% AA + 70% Aa + 10% aa tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ, thì tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể ở F2 là: 

  • A. 17,5%
  • B. 70%
  • C. 8,75%
  • D. 35%
Câu 4
Mã câu hỏi: 194468

Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội (n) thành 2n rồi cho mọc thành cây thì sẽ tạo thành dòng 

  • A. đơn bội
  • B. tứ bội thuần chủng
  • C. tam bội thuần chủng
  • D. lưỡng bội thuần chủng
Câu 5
Mã câu hỏi: 194469

Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở

  • A. nấm
  • B. động vật bậc cao
  • C. vi sinh vật
  • D. thực vật
Câu 6
Mã câu hỏi: 194470

Theo giả thuyết siêu trội, thì ở đời con có ưu thế lai là nhờ:

  • A. Chứa nhiều cặp gen đồng hợp tử hơn bố, mẹ
  • B. Chứa nhiều cặp gen dị hợp tử hơn bố, mẹ
  • C. Chứa nhiều cặp gen hơn bố, mẹ
  • D. Chứa hàm lượng ADN cao hơn bố, mẹ
Câu 7
Mã câu hỏi: 194471

Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp?

  • A. Amilaza và ligaza
  • B. Restrictaza và ligaza
  • C. ARN-pôlimeraza và peptidaza
  • D. ADN-pôlimeraza và amilaza
Câu 8
Mã câu hỏi: 194472

Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. (2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau. (4) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:

  • A. 4\(\to \)1\(\to \)2\(\to \)3
  • B. 2\(\to \)3\(\to \)1\(\to \)4
  • C. 1\(\to \)2\(\to \)3\(\to \)4
  • D. 2\(\to \)3\(\to \)4\(\to \)1
Câu 9
Mã câu hỏi: 194473

Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước theo trình tự là:

  • A. tạo dòng thuần → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
  • B. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thuần
  • C. xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → tạo dòng thuần → chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
  • D. chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → tạo dòng thuần → xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến
Câu 10
Mã câu hỏi: 194474

Trong quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gen 60% Aa + 40% aa, khi cho quần thể này giao phối ngẫu nhiên và tự do, các nhân tố đột biến và chọn lọc tự nhiên tác động không đáng kể thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ sau là:

  • A. 9% AA + 42% Aa + 49% aa
  • B. 30% AA + 70% aa
  • C. 60% AA + 40% aa
  • D. 36% AA + 48% Aa + 16% aa
Câu 11
Mã câu hỏi: 194475

Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

  • A. 0,49AA: 0,42Aa: 0,09aa
  • B. 0,5Aa:0,5aa
  • C. 0,5AA: 0,5Aa
  • D. 0,5AA: 0,3Aa: 0,2aa
Câu 12
Mã câu hỏi: 194476

Cho quần thể ban đầu có 100% Aa tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp nhận được là bao nhiêu?

  • A. 12,5%
  • B. 25%
  • C. 37,5%
  • D. 87,5%
Câu 13
Mã câu hỏi: 194477

Thể truyền thường được sử dụng trong kỹ thuật chuyển gen là:

  • A. ADN hoặc ARN
  • B. Virut hoặc vi khuẩn
  • C. Tế bào thực vật hoặc tế bào động vật
  • D. Plasmit hoặc virut
Câu 14
Mã câu hỏi: 194478

Người ta thường không sử dụng con lai có ưu thế lai cao để làm giống vì nguyên nhân chính là:

  • A. Các ưu điểm của con lai sẽ bị giảm dần qua các thế hệ
  • B. Cá thể có ưu thế lai đều bất thụ
  • C. Các cá thể lai này không đồng nhất về kiểu hình nên khó thực hiện quá trình lai tạo
  • D. Những con lai này có khả năng sinh sản kém, số lượng cá thể con sinh ra ít
Câu 15
Mã câu hỏi: 194479

Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 80% Aa + 20% aa. Tần số của các alen A, a lần lượt là:

  • A. 0,5 và 0,5
  • B. 0,4 và 0,6
  • C. 0,8 và 0,2
  • D. 0,6 và 0,4
Câu 16
Mã câu hỏi: 194480

Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận nghịch giữa các dòng có mục đích:

  • A. Phát hiện các tổ hợp tính trạng được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị kinh tế nhất
  • B. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính
  • C. Xác định vai trò của các gen không alen tương tác bổ trợ cho nhau
  • D. Đánh giá vai trò của các gen ngoài nhân lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai bố - mẹ có giá trị kinh tế nhất
Câu 17
Mã câu hỏi: 194481

Cho các phương án sau:
(1) Lai tế bào xôma. (2) Lai xa kèm đa bội hóa. (3) Lai hữu tính. (4) Kĩ thuật chuyển gen.
Những phương pháp nào có thể tạo ra giống mới mang đặc tính của hai loài khác nhau?

  • A. (2), (3), (4)
  • B. (1), (2), (3), (4)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (1), (2), (4)
Câu 18
Mã câu hỏi: 194482

Ở ruồi giấm, cho con đực có mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ thu được F1 đồng hợp mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do với nhau, đời F2 thu được : 3 con đực mắt đỏ : 4 con đực mắt vàng: 1 con đực mắt trắng : 6 con cái mắt đỏ : 2 con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con có tỉ lệ là 

  • A. 24/41
  • B. 19/54
  • C. 31/54
  • D. 7/9
Câu 19
Mã câu hỏi: 194483

Cho các bước sau:

(1) Nuôi cấy tế bào xôma chứa ADN tái tổ hợp trong môi trường nhân tạo.
(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào xôma có chứa ADN tái tổ hợp.(3) Kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp chứa gen người chuyển vào tế bào xôma của cừu.
(5) Lấy nhân tế bào xôma chuyển vào tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân.
(6) Cấy phôi vào tử cung của cừu mẹ, cừu mẹ mang thai sinh ra cừu con mang gen sản sinh prôtêin của người.
Trình tự các bước trong quy trình tạo cừu mang gen tổng hợp prôtêin của người là

  • A. (2) → (1) → (5) → (4) → (3) → (6)
  • B. (4) → (1) → (5) → (2) → (3) → (6)
  • C. (4) → (1) → (2) → (5) → (3) → (6)
  • D. (4) → (2) → (1) → (5) → (3) → (6)
Câu 20
Mã câu hỏi: 194484

Phép lai: P : ♀ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}{X^d}\) × ♂ \(\frac{{Ab}}{{aB}}{X^D}Y\), thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F1 là đúng?

I. Nếu không xảy ra hoán vị gen thì có tối đa 16 loại kiểu gen, 9 loại kiểu hình.
II. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể cái thì có tối đa 21 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.
III. Nếu xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái thì có tối đa 30 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.
IV. Nếu chỉ có hoán vị gen ở quá trình giảm phân của cơ thể đực thì có tối đa 24 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 21
Mã câu hỏi: 194485

Các bước của quy trình chuyển gen:
(1) Trộn 2 loại ADN plasmit và đoạn ADN cần chuyển với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
(2) Tách thể truyền (plasmit) và ADN có chứa gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
(3) Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
(4) Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn restrictaza.
(5) Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. Trình tự đúng các bước trong kĩ thuật chuyển gen là:

  • A. (2), (4), (1), (3), (5)
  • B. (2), (4), (1), (5), (3)
  • C. (1), (2), (3), (4), (5)
  • D. (2), (1), (4), (3), (5)
Câu 22
Mã câu hỏi: 194486

Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai khác dòng. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: 

  • A. (2), (3)
  • B. (1), (2)
  • C. (1), (4)
  • D. (1), (3)
Câu 23
Mã câu hỏi: 194487

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với d hạt nhăn, các gen phân li độc lập. Cho phép lai: AaBbDd × AaBbDd Xét các phát biểu sau ở F1:
(1) Số tổ hợp kiểu gen là 16.

(2) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp là 1/16.

(3) Số loại kiểu gen là 27.
(4) Tỉ lệ kiểu hình cao, đỏ, nhăn là 9/64.

(5) Tỉ lệ kiểu gen AABBDD trong tổng số kiểu gen quy định kiểu hình cao,đỏ, trơn là 1/27. (6) Tỉ lệ kiểu gen chứa 3 alen trội là 31,25%.
Trong 6 phát biểu trên, số phát biểu đúng là: 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 24
Mã câu hỏi: 194488

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau:

Biết không xảy ra đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 người chưa biết được chính xác kiểu gen. II. Người số 2 và người số 9 chắc chắn có kiểu gen giống nhau.
III. Xác suất sinh người con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng số 8 - 9 là 2/3.
IV. Cặp vợ chồng số 8 – 9 sinh con bị bệnh H với xác suất cao hơn sinh con bị bệnh G.

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 25
Mã câu hỏi: 194489

Nêu những điều kiện cần phải có để duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

Câu 26
Mã câu hỏi: 194490

Thế nào là ưu thế lai? Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở các đời sau?

Câu 27
Mã câu hỏi: 194491

Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật.

Câu 28
Mã câu hỏi: 194492

Hệ gen của sinh vật có thể được biến đổi bằng những cách nào?

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ