Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Phú Định

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 71769

Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình?

  • A. Cây cà chua.
  • B. Cây Đậu Hà Lan.
  • C. Ruồi giấm.
  • D. Trên nhiều loài côn trùng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 71770

Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là gì?

  • A. Cặp gen tương phản.
  • B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản
  • C. Hai cặp gen tương phản.
  • D. Cặp tính trạng tương phản.
Câu 3
Mã câu hỏi: 71771

Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?

  • A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
  • B. Tốc độ sinh trưởng nhanh.
  • C. Sinh sản và phát triển mạnh.
  • D. Có hoa đơn tính.
Câu 4
Mã câu hỏi: 71772

Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là gì?

  • A. Tính trạng lặn.
  • B. Tính trạng trung gian.
  • C. Tính trạng tương ứng.
  • D. Tính trạng trội.
Câu 5
Mã câu hỏi: 71773

Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

  • A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
  • B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
  • C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
  • D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 6
Mã câu hỏi: 71774

Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm nào?

  • A. Phép lai một cặp tính trạng.
  • B. Phép lai hai cặp tính trạng.
  • C. Phép lai nhiều cặp tính trạng.
  • D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai.
Câu 7
Mã câu hỏi: 71775

Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

  • A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
  • B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
  • C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
  • D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 71776

Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định điều gì?

  • A. Kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
  • B. Kiểu gen của tất cả các tính trạng.
  • C. Kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
  • D. Kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Câu 9
Mã câu hỏi: 71777

Công trình nghiên cứu của Menden công phu và hoàn chỉnh nhất trên đối tượng là nào?

  • A. Ruồi giấm.
  • B. Con người.
  • C. Đậu Hà Lan.
  • D. Vi khuẩn E. Coli.
Câu 10
Mã câu hỏi: 71778

Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có đặc điểm gì?

  • A. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
  • B. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn.
  • C. Các biến dị tổ hợp.
  • D. 4 kiểu hình khác nhau.
Câu 11
Mã câu hỏi: 71779

Trong phép lai phân tích một cặp tính trạng của Menden, nếu kết quả thu được là 1:1 thì cá thể ban đầu có kiểu gen như thế nào?

  • A. Kiểu gen đồng hợp.
  • B. Kiểu gen dị hợp.
  • C. Kiểu gen dị hợp hai cặp gen.
  • D. Kiểu gen đồng hợp trội.
Câu 12
Mã câu hỏi: 71780

Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng thì tỉ lệ hạt vàng: Hạt xanh thu được có kết quả như thế nào?

  • A. 3: 1
  • B. 1: 1
  • C. 1: 3
  • D. 1: 2
Câu 13
Mã câu hỏi: 71781

Di truyền là hiện tượng gì?

  • A. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.
  • B. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
  • C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.
  • D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.
Câu 14
Mã câu hỏi: 71782

Thế nào là thể đồng hợp?

  • A. Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau.
  • B. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.
  • C. Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau.
  • D. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
Câu 15
Mã câu hỏi: 71783

Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bao nhiêu?

  • A. 3A : 1a.
  • B. 2A : 1a.
  • C. 1A : 1a.
  • D. 1A : 2a.
Câu 16
Mã câu hỏi: 71784

Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

  • A. Phương pháp thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
  • B. Phương pháp dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
  • C. Phương pháp theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
  • D. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
Câu 17
Mã câu hỏi: 71785

Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì?

  • A. Tính trạng lặn.
  • B. Tính trạng tương ứng.
  • C. Tính trạng trung gian.
  • D. Tính trạng trội.
Câu 18
Mã câu hỏi: 71786

Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?

  • A. P: AaBb x  aabb.
  • B. P: AaBb x  Aabb.
  • C. P: aaBb  x  AAB
  • D. P: AaBb x  aaB
Câu 19
Mã câu hỏi: 71787

Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể được gọi là gì?

  • A. Kiểu gen.
  • B. Kiểu di truyền.
  • C. Tính trạng
  • D. Kiểu gen và kiểu hình.
Câu 20
Mã câu hỏi: 71788

Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là gì?

  • A. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.
  • B. Sự không phân li của NST trong nguyên phân.
  • C. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.
  • D. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.
Câu 21
Mã câu hỏi: 71789

Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?

  • A. Kì đầu.
  • B. Kì cuối.
  • C. Kì sau.
  • D. Kì giữa.
Câu 22
Mã câu hỏi: 71790

Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?

  • A. Kì sau
  • B. Kì cuối
  • C. Kì đầu
  • D. Kì giữa
Câu 23
Mã câu hỏi: 71791

Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34A­o­­­ gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cặp nuclêôtit tương ứng sẽ là bao nhiêu?

  • A. 1, 7A­o
  • B. 17A­o
  • C. 340A­o
  • D. 3,4A­o
Câu 24
Mã câu hỏi: 71792

Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là bao nhiêu?

  • A. 2n(kép).
  • B. n(kép).
  • C. n(đơn).
  • D. 2n(đơn).
Câu 25
Mã câu hỏi: 71793

Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa quá trình nào?

  • A. Nguyên phân và giảm phân.
  • B. Nguyên phân và thụ tinh.
  • C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
  • D. Giảm phân và thụ tinh.
Câu 26
Mã câu hỏi: 71794

Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

  • A. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân.
  • B. ADN có trình tự các cặp nuclêôtit đặc trưng cho loài
  • C. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu.
  • D. ADN nằm trong bộ nhiễm sắc thể đặc trưng mỗi loài sinh vật.
Câu 27
Mã câu hỏi: 71795

Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:

  • X – U – U – X – G – A – G – X –

Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?

  • A. – X – A – X – A – G – X – T – G –
  • B. – G – A – A – G – X – U – X – G –   
  • C. – X – T – T – X – G – A – G – X –
  • D. – G – A – A – G – X – T – X – G –
Câu 28
Mã câu hỏi: 71796

Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

  • A. Nguyên phân.
  • B. Giảm phân.
  • C. Thụ tinh
  • D. Phát sinh giao tử
Câu 29
Mã câu hỏi: 71797

Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

  • A. Kì giữa của nguyên phân.
  • B. Kì giữa của giảm phân 1.
  • C. Kì đầu của nguyên phân
  • D. Kì đầu của giảm phân 1.
Câu 30
Mã câu hỏi: 71798

Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

  • A. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
  • B. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
  • C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
  • D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ