Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 71739

Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?

  • A. 2 NST.
  • B. 8 NST.
  • C. 16 NST.
  • D. 4 NST.
Câu 2
Mã câu hỏi: 71740

Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là bao nhiêu?

  • A. 20
  • B. 50
  • C. 100
  • D. 200
Câu 3
Mã câu hỏi: 71741

Vì sao NST mang gen và tự nhân đôi?

  • A. Vì nó chứa ADN
  • B. Vì nó chứa gen.
  • C. Vì nó chứa prôtêin và ADN.
  • D. Vì nó chứa prôtêin.
Câu 4
Mã câu hỏi: 71742

Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là gì?

  • A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 5
Mã câu hỏi: 71743

Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là gì?

  • A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 6
Mã câu hỏi: 71744

Đặc điểm chung về cấu tạo của phân tử ADN, ARN, prôtêin là gì?

  • A. Đều được cấu tạo từ các axit amin.
  • B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau.
  • C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit.
  • D. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Câu 7
Mã câu hỏi: 71745

Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là quá trình gì?

  • A. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
  • B. Sự phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con
  • C. Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.
  • D. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
Câu 8
Mã câu hỏi: 71746

Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có đặc điểm nào?

  • A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
  • B. Có một cặp NST tương đồng nào đó 2 chiếc, các cặp còn lại đều có 3 chiếc.
  • C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc.
  • D. Có một cặp NST tương đồng nào đó 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc.
Câu 9
Mã câu hỏi: 71747

Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là bao nhiêu?

  • A. 46 NST
  • B. 47 NST
  • C. 48 NST
  • D. 49 NST
Câu 10
Mã câu hỏi: 71748

Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là dạng đột biến nào?

  • A. Lặp đoạn
  • B. Chuyển đoạn
  • C. Đảo đoạn
  • D. Mất đoạn
Câu 11
Mã câu hỏi: 71749

Phương pháp nào dưới đây KHÔNG được áp dụng để nghiên cứu di truyền người?

  • A. Lai phân tích.
  • B. Phân tích phả hệ.
  • C. Nghiên cứu tế bào.
  • D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 12
Mã câu hỏi: 71750

Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến nào?

  • A. Dị bội thể ở cặp NST số 23.
  • B. Thêm một NST số 23.
  • C. Thêm một NST số 21
  • D. Dị bội thể ở cặp NST số 21
Câu 13
Mã câu hỏi: 71751

Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polypeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là dạng nào?

  • A. Thay cặp nucleôtit này bằng cặp nucleôtit khác.
  • B. Mất một cặp nucleôtit.
  • C. Thêm một cặp nucleôtit.
  • D. Đảo vị trí cặp nuclêotit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau.
Câu 14
Mã câu hỏi: 71752

Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp số 21 là bao nhiêu?

  • A. 4 nhiễm sắc thể.
  • B. 3 nhiễm sắc thể.
  • C. 2 nhiễm sắc thể.
  • D. 1 nhiễm sắc thể.
Câu 15
Mã câu hỏi: 71753

Trên ruộng lúa, người ta thấy có một số cây mạ màu trắng, đó là loại đột biến nào?

  • A. Dị bội thể.
  • B. Đột biến gen.
  • C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • D. Đa bội thể.
Câu 16
Mã câu hỏi: 71754

Để tăng sản lượng củ cải, giúp cây có khả năng sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với môi trường người ta sử dụng loại biến dị nào?

  • A. Dị bội thể.
  • B. Đa bội thể.
  • C. Biến bị tổ hợp.
  • D. Biến dị thường.
Câu 17
Mã câu hỏi: 71755

Một giống lúa có năng suất tối đa là 5 tấn/ha. Dựa vào hiểu biết về mức phản ứng, người nông dân tăng năng suất lúa bằng cách nào?

  • A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
  • B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.
  • C. Thay giống cũ bằng giống mới.
  • D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 71756

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?

  • A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 19
Mã câu hỏi: 71757

Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu?

  • A. 26
  • B. 25
  • C. 24
  • D. 23
Câu 20
Mã câu hỏi: 71758

Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n + 1?

  • A. Tớcnơ.
  • B. Đao.
  • C. Bạch tạng.
  • D. Câm điếc bẩm sinh.
Câu 21
Mã câu hỏi: 71759

Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH → ABCDEFG

  • A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 22
Mã câu hỏi: 71760

Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

  • A. Tạo giống mới.
  • B. Công nghệ cấy chuyển phôi.
  • C. Nuôi thích nghi.
  • D. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).   
Câu 23
Mã câu hỏi: 71761

Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?

  • A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường.
  • B. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.
  • C. Công nghệ chuyển gen.
  • D. Công nghệ tế bào.
Câu 24
Mã câu hỏi: 71762

Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là bao nhiêu?

  • A. 75%.
  • B. 87,5%.
  • C. 18,75%.
  • D. 25%.
Câu 25
Mã câu hỏi: 71763

Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn của giống người ta đã tiến hành như thế nào?

  • A. Lai khác dòng.
  • B. Tự thụ phấn.
  • C. Lai khác thứ.
  • D. Lai thuận nghịch.
Câu 26
Mã câu hỏi: 71764

Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?

  • A. aaBbCc x aabbCc.
  • B. AaBbCc x AaBbCc.
  • C. AABBCc x aabbCc.
  • D. AABBCC x aabbcc.
Câu 27
Mã câu hỏi: 71765

Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích gì?

  • A. Cải tiến giống.
  • B. Tạo giống mới.
  • C. Tạo ưu thế lai.
  • D. Tạo dòng thuần.
Câu 28
Mã câu hỏi: 71766

Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?

  • A. Bộ phận cành.
  • B. Bộ phận thân.
  • C. Bộ phận rễ.
  • D. Đỉnh sinh trưởng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 71767

Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng gì?

  • A. Tổng hợp được kháng thể.
  • B. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau.
  • C. Sản xuất ra chất kháng sinh.
  • D. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người.
Câu 30
Mã câu hỏi: 71768

Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây?

  • A. Lai phân tích.
  • B. Lai kinh tế.
  • C. Giao phối cận huyết
  • D. Giao phối ngẫu nhiên

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ