Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020 - Trường THPT Võ Minh Đức

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 231016

Tranzito là linh kiện bán dẫn có đặc điểm như thế nào?

  • A. Hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
  • B. Một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).
  • C. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).
  • D. Ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).
Câu 2
Mã câu hỏi: 231017

Tranzito (loại PNP) chỉ làm việc khi nào?

  • A. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E)).
  • B. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
  • C. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E)).
  • D. Các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E))
Câu 3
Mã câu hỏi: 231018

Ý nghĩa của trị số điện trở là gì?

  • A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
  • B. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở
  • C. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.
  • D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện.
Câu 4
Mã câu hỏi: 231019

Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào đâu?

  • A. Vật liệu làm vỏ của tụ điện.
  • B. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.
  • C. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện.
  • D. Vật liệu làm chân của tụ điện.
Câu 5
Mã câu hỏi: 231020

Loại tụ điện nào không thể mắc được vào mạch điện xoay chiều?

  • A. Tụ hóa.
  • B. Tụ xoay.
  • C. Tụ giấy.
  • D. Tụ gốm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 231021

Ý nghĩa của trị số điện dung là gì?

  • A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.
  • B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.
  • C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.
  • D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.
Câu 7
Mã câu hỏi: 231022

Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ nào?

  • A. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa.
  • B. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở.
  • C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.
  • D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.
Câu 8
Mã câu hỏi: 231023

Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có bao nhiêu hàng chân?

  • A. Hai hàng chân hoặc ba hàng chân.
  • B. Hai hàng chân hoặc một hàng chân.
  • C. Bốn hàng chân hoặc năm hàng chân.
  • D. Ba hàng chân hoặc bốn hàng chân.
Câu 9
Mã câu hỏi: 231024

Tirixto có công dụng gì?

  • A. Để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.
  • B. Để ổn định điện áp một chiều.
  • C. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
  • D. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung...
Câu 10
Mã câu hỏi: 231025

Công dụng của Điôt bán dẫn là gì?

  • A. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển.
  • B. Dùng để điều khiển các thiết bị điện.
  • C. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.
  • D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Câu 11
Mã câu hỏi: 231026

Chức năng của mạch chỉnh lưu là gì?

  • A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
  • B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
  • C. Ổn định điện áp xoay chiều.
  • D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều
Câu 12
Mã câu hỏi: 231027

Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

  • A. Thay đổi biên độ của điện áp vào.
  • B. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.
  • C. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).
  • D. Thay đổi tần số của điện áp vào.
Câu 13
Mã câu hỏi: 231028

IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?

  • A. Hai đầu vào và hai đầu ra.
  • B. Một đầu vào và một đầu ra.
  • C. Một đầu vào và hai đầu ra.
  • D. Hai đầu vào và một đầu ra.
Câu 14
Mã câu hỏi: 231029

Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, sự thông – khóa của hai tranzito T1 và T2 là do đâu?

  • A. Sự phóng và nạp điện của hai tụ điện C1 và C2.
  • B. Điều khiển của hai điện trở R1 và R2.
  • C. Điều khiển của hai điện trở R3 và R4.
  • D. Điều khiển của nguồn điện cung cấp cho mạch tạo xung.
Câu 15
Mã câu hỏi: 231030

Công dụng chính của IC khuếch đại thuật toán (OA) là gì?

  • A. Khuếch đại chu kì và tần số của tín hiệu điện.
  • B. Khuếch đại dòng điện một chiều.
  • C. Khuếch đại điện áp.
  • D. Khuếch đại công suất.
Câu 16
Mã câu hỏi: 231031

Chức năng của mạch tạo xung là gì?

  • A. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
  • B. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
  • C. Biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có sóng và tần số theo yêu cầu.
  • D. Biến đổi tín hiệu điện xoay chiều thành tín hiệu điện không có tần số.
Câu 17
Mã câu hỏi: 231032

Ở mạch khuếch đại công suất (đẩy kéo) nếu một tranzito bị hỏng sẽ có hiện tượng gì?

  • A. Mạch hoạt động trong nửa chu kỳ
  • B. Mạch vẫn hoạt động bình thường
  • C. Tín hiệu không được khuyếch đại
  • D. Mạch ngừng hoạt động
Câu 18
Mã câu hỏi: 231033

Theo công nghệ chế tạo, điốt được phân thành bao nhiêu loại?

  • A. 1 loại
  • B. 2 loại
  • C. 3 loại
  • D. 4 loại
Câu 19
Mã câu hỏi: 231034

Hệ số phẩm chất (Q) đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong loại linh kiện nào?

  • A. Tụ điện
  • B. Cuộn cảm
  • C. Điốt
  • D. Điện trở
Câu 20
Mã câu hỏi: 231035

Khi ta ghép song song hai điện trở có trị số như nhau ta sẽ được một điện trở tương đương có trị số bao nhiêu?

  • A. Giảm một trị số nào đó.
  • B. Tăng một trị số nào đó.
  • C. Giảm phân nửa.
  • D. Tăng gấp hai.
Câu 21
Mã câu hỏi: 231036

Một điện trở năm vòng màu, thứ tự các vòng màu như sau(vàng, tím, đen, xanh lục, vàng kim), giá trị của điện trở đó là?

  • A. 47x103 KΩ ±5%.
  • B. 470x105 Ω ±0,5%.
  • C. 47x106Ω ±0,5%.
  • D. 47x102 KΩ ±5%.
Câu 22
Mã câu hỏi: 231037

Nếu căn cứ vào trị số thì điện trở được phân thành bao nhiêu loại?

  • A. 1 loại
  • B. 2 loại
  • C. 3 loại
  • D. 4 loại
Câu 23
Mã câu hỏi: 231038

Tranzito có mấy lớp tiếp giáp P-N?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 24
Mã câu hỏi: 231039

Một điện trở có giá trị 47x103Ω ±5%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự nào?

  • A. Vàng, tím, đỏ, ngân nhũ.
  • B. Vàng, tím, đỏ, kim nhũ.
  • C. Vàng, tím, cam, ngân nhũ.
  • D. Vàng, tím, cam, kim nhũ.
Câu 25
Mã câu hỏi: 231040

Một điện trở có giá trị 58x100 KΩ ±20%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là gì?

  • A. Xanh lục, xám, cam, không ghi vòng màu
  • B. Xanh lục, xám, đen, đỏ.
  • C. Xanh lục, xám, đen, không ghi vòng màu.
  • D. Xanh lục, xám, cam, đỏ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 231041

Điện trở nhiệt có bao nhiêu loại?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 5 loại.
  • D. 4 loại.
Câu 27
Mã câu hỏi: 231042

Linh kiện điện tử nào có thể cho dòng điện ngược đi qua?

  • A. Điốt tiếp mặt
  • B. Điốt tiếp điểm
  • C. Tirixto
  • D. Điốt zene
Câu 28
Mã câu hỏi: 231043

Trong mạch điện, điện trở có công dụng gì?

  • A. Phân áp và hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện trong mạch.
  • B. Khống chế dòng điện trong mạch.
  • C. Điều chỉnh dòng điện trong mạch.
  • D. Phân chia điện áp trong mạch.
Câu 29
Mã câu hỏi: 231044

Loại tụ điện nào cần được mắc đúng cực?

  • A. Tụ hóa
  • B. Tụ giấy
  • C. Tụ sứ
  • D. Tụ dầu
Câu 30
Mã câu hỏi: 231045

Loại tụ điện nào có thể biến đổi được điện dung?

  • A. Tụ sứ
  • B. Tụ xoay
  • C. Tụ dầu
  • D. Tụ hóa

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ