Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

20 Câu trắc nghiệm Amin có Video hướng dẫn giải

13/07/2022 - Lượt xem: 36
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (20 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 296513

Nhận xét nào sau đây không đúng ?

  • A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.
  • B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
  • C. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
  • D. Cộng thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
Câu 2
Mã câu hỏi: 296514

Để phân biệt phenol và anilin có thể dùng

(1) Dung dịch NaOH                                          (2) Dung dịch HCl       

(3) Dung dịch NaCl                                            (4) giấy quì tím

  • A. 1 hoặc 2
  • B. 1; 2 hoặc 3
  • C. 1; 2 hoặc 4
  • D. 1 hoặc 4
Câu 3
Mã câu hỏi: 296515

Benzen không làm mất màu nước brom, nhưng anilin làm mất màu dễ dàng nước brom và tạo kết tủa trắng. Đó là do

  • A. Anilin là amin đơn           
  • B. Nhóm –NH2 đã ảnh hưởng đến gốc phenyl
  • C. Anilin có tính bazơ rất yếu
  • D. gốc phenyl đã ảnh hưởng đến nhóm –NH2
Câu 4
Mã câu hỏi: 296516

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

  • A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
  • B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
  • C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2
  • D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
Câu 5
Mã câu hỏi: 296517

Trong số các chất : C3H8, C3H7Cl, C3H8O, C3H9N. Chất nào có nhiều đồng phân cấu tạo nhất ?

  • A. C3H7Cl 
  • B. C3H8O
  • C. C3H8
  • D. C3H9N
Câu 6
Mã câu hỏi: 296518

Cho các chất sau : etilen, axetilen, phenol (C6H5OH), buta-1,3-đien, toluene, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là 

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3
Câu 7
Mã câu hỏi: 296519

Cho 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 lọ trên là 

  • A. dung dịch phenolphtalein             
  • B. nước brom
  • C. dung dịch NaOH          
  • D. giấy quỳ tím
Câu 8
Mã câu hỏi: 296520

Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C3H9O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên là 

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1
Câu 9
Mã câu hỏi: 296521

Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dd HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y. Làm bay hơi dd  Y được 9,55 gam muối khan có công thức tổng quát là RNH3Cl. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là 

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 10
Mã câu hỏi: 296522

Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là

  • A. etylmetylamin.
  • B. butylamin.
  • C. etylamin.
  • D. propylamin.   
Câu 11
Mã câu hỏi: 296523

Đốt cháy amin đơn chức no A bằng oxi vừa đủ được hỗn hợp X gồm CO2, hơi nước và N2. Biết \(d_{x/H_{2}}=12,875\). Vậy A có công thức phân tử là

  • A. CH5N
  • B. C2H7N
  • C. C3H9N
  • D. C4H11N
Câu 12
Mã câu hỏi: 296524

Cho 26,55 gam một amin no đơn chức tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 16,05 gam kết tủa . Công thức của amin là   

  • A. CH5N
  • B. C3H9N
  • C. C2H7N
  • D. C5H11
Câu 13
Mã câu hỏi: 296525

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là 

  • A. 85 
  • B. 68
  • C. 45 
  • D. 46
Câu 14
Mã câu hỏi: 296526

Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là 

  • A. H­2­NCH­2­CH­2­CH­2­CH­2­NH­2­.
  • B. CH­3­CH­2­CH­2­­NH­2­.
  • C. H­2­NCH­2­CH­2­­NH­2­        
  • D. H­2­NCH­2­CH­2CH­2­NH­2­.  
Câu 15
Mã câu hỏi: 296527

Cho 1,52 gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dd HCl dư, thu được 2,98 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là 

  • A. 0,76 gam
  • B. 0,38 gam                  
  • C. 0,62 gam               
  • D. 0,31 gam
Câu 16
Mã câu hỏi: 296528

Đốt cháy 0,1 mol amin bậc một A bằng oxi vừa đủ. Sản phẩm cháy cho qua bình nước vôi trong dư thấy có 2,24 lít khí (đkc) thoát ra khỏi bình. Khối lượng bình nước vôi tăng 16 gam và xuất hiện 20 gam kết tủa . A có công thức phân tử

  • A. CH5N
  • B. C2H8N2
  • C. C2H5N3
  • D. C3H8N2
Câu 17
Mã câu hỏi: 296529

Đốt cháy hoàn toàn 5,35 gam amin A là đồng đẳng của anilin cần dùng 10,36 lít O2 (đkc). A có công thức phân tử là:

  • A. C7H9N
  • B. C8H11N
  • C. C9H13N
  • D. C10H15N
Câu 18
Mã câu hỏi: 296530

Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dd NaOH và đun nóng, thu được dd Y và 3,36 lít hỗn hợp Z (đkc) gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ tím). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là 

  • A. 16,5 gam           
  • B. 10,725 gam             
  • C. 8,9 gam               
  • D. 15,7 gam
Câu 19
Mã câu hỏi: 296531

 Phần trăm khối lượng N trong phân tử anilin bằng 

  • A. 18,67%          
  • B. 12,96%              
  • C. 15,05%               
  • D. 15,73%
Câu 20
Mã câu hỏi: 296532

Đi từ 300 gam benzen có thể điều chế được bao nhiêu gam anilin? Cho hiệu suất toàn bộ quá trình  điều chế là 78%.

  • A. 279 gam
  • B. 234 gam
  • C. 458,5 gam
  • D. 357,7 gam

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ