Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

20 Câu hỏi trắc nghiệm Amino axit có Video hướng dẫn giải

13/07/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (20 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 296493

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

  • A. glyxin.
  • B. metylamin.
  • C. axit axetic.       
  • D. alanin.
Câu 2
Mã câu hỏi: 296494

Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?

  • A. Lysin.
  • B. Alanin.  
  • C. Axit glutamic.  
  • D. Axit amino axetic.
Câu 3
Mã câu hỏi: 296495

Hợp chất nào sau đây là loại hợp chất hữu cơ tạp chức?

  • A. HCOOH.
  • B. H2NCH2COOH.
  • C. HOCH2CH2OH.
  • D. CH3CHO.
Câu 4
Mã câu hỏi: 296496

Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 5
Mã câu hỏi: 296497

Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: anilin (1), metylamin (2), glixin (3), axit glutamic (4), axit 2,6- điamino hexanoic (5), H2NCH2COONa (6). Các dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là

  • A. (1), (2).
  • B. (2), (5), (6).
  • C. (2), (5).
  • D. (2), (3), (6).
Câu 6
Mã câu hỏi: 296498

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
  • B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
  • C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
  • D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Câu 7
Mã câu hỏi: 296499

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

  • A. Dung dịch alanin
  • B. Dung dịch glyxin
  • C. Dung dịch lysin
  • D. Dung dịch valin
Câu 8
Mã câu hỏi: 296500

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết: 

\(X+NaOH\rightarrow Y+CH_{4}O\)

\(Y+HCl\rightarrow Z+NaCl\)

Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là 

  • A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. 
  • B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH. 
  • C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. 
  • D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
Câu 9
Mã câu hỏi: 296501

Phát biểu không đúng là:

  • A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-
  • B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
  • C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
  • D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Câu 10
Mã câu hỏi: 296502

Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch HCl là

  • A. X, Y, Z, T.
  • B. X, Y, T.
  • C. X, Y, Z.
  • D. Y, Z, T.
Câu 11
Mã câu hỏi: 296503

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

  • A. 20 gam.
  • B. 13 gam.
  • C. 10 gam.
  • D. 15 gam.
Câu 12
Mã câu hỏi: 296504

Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là

  • A. H2NC3H6COOH
  • B. H2NC3H5(COOH)2                     
  • C. (H2N)2C4H7COOH     
  • D. H2NC2H4COOH
Câu 13
Mã câu hỏi: 296505

Aminoaxit X chứa a nhóm COOH và b nhóm NH2. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 1M  thu được 21,9 gam muối khan . Cho 21,9 gam X tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 25,2 gam muối, CTPT của X là

  • A. C6H14N2O2
  • B. C6H11NO4
  • C. C5H12N2O2
  • D. C4H10N2O2.
Câu 14
Mã câu hỏi: 296506

Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 10,43.
  • B. 6,38.
  • C. 10,45.
  • D. 8,09.
Câu 15
Mã câu hỏi: 296507

Cho 0,1 mol axit glutamic (axit-amino glutaric) tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch A. Cho dung dịch chứa 0,5 mol HCl vào dung dịch A , phản ứng xong cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được rắn khan  B. Tổng số mol các chất trong rắn khan B là:

  • A. 0,3 mol
  • B. 0,4 mol
  • C. 0,2 mol
  • D. 0,5 mol
Câu 16
Mã câu hỏi: 296508

Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A. HCOOH3NCH=CH2.
  • B. H2NCH2CH2COOH.
  • C. CH2=CHCOONH4.
  • D. H2NCH2COOCH3.
Câu 17
Mã câu hỏi: 296509

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 24 : 7. Để tác dụng vừa đủ với 31,2 gam hỗn hợp X cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 31,2 gam hỗn hợp X cần 35,84 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

  • A. 110 gam.
  • B. 115 gam.
  • C. 120 gam.
  • D. 140 gam.
Câu 18
Mã câu hỏi: 296510

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

  • A. 8 và 1,0.
  • B. 8 và 1,5.
  • C. 7 và 1,0.          
  • D. 7 và 1,5.
Câu 19
Mã câu hỏi: 296511

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 

  • A. 8,2.      
  • B. 10,8.
  • C. 9,4.
  • D. 9,6. 
Câu 20
Mã câu hỏi: 296512

Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là

  • A. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH.
  • B. H2N–CH2CH(NH2)–COOH.
  • C. CH3CH(NH2)–COOH.
  • D. HOOC–CH2CH(NH2)–COOH.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ