Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Minh Hanh
Vật Lý 8 29/04/2022
Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?

 A. Băng ở Nam Cực ta ra vào mùa hè

 B. Đốt một ngọn nến

 C. Đúc một cái chuông đồng

 D. Đốt một ngọn đèn dầu

Câu trả lời của bạn

img
Bo Bo
27/04/2022

Đáp án: D

   Băng tan là hiện tượng nóng chảy của nước đá. Đúc chuông đồng liên quan đến sự nóng chảy của đồng. Khi đốt ngọn nến thì có sự nóng chảy của sáp.

img
Mai Trang
Vật Lý 8 29/04/2022
Khi nói về hiện tượng nóng chảy của một chất, kết luận nào dưới đây không đúng?

 A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

 B. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.

 C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

 D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Câu trả lời của bạn

img
Ha Ku
27/04/2022

Đáp án: B

Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

img
Bánh Mì
Vật Lý 8 29/04/2022
Khi đúc đồng, gang, thép… người ta đã ứng dụng các hiện tượng vật lí nào?

A. Nóng chảy và đông đặc

 B. Hoá hơi và ngưng tụ

 C. Nung nóng

 D. Tất cả các câu trên đều sai

Câu trả lời của bạn

img
Dương Minh Tuấn
27/04/2022

Đáp án: A

   Ban đầu người ta nấu cho kim loại chuyển từ thể rắn sang thể lỏng (nóng chảy), sau đó người ta rót vào khuân và để cho kim loại đông đặc lại.

img
Quynh Nhu
Vật Lý 8 29/04/2022
Khi nói về sự đông đặc của các chất, câu kết luận nào dưới đây không đúng?

 A. Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.

 B. Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn cao hơn nhiệt độ đông đặc của chất ấy

 C. Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau.

 D. Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Hạ Lan
27/04/2022

Đáp án: B

- Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.

img
Anh Nguyễn
Vật Lý 8 29/04/2022
Ta cho vài viên đá vào một cốc nước. Sau một lúc ta thấy bên ngoài thành cốc có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Hiện tượng đó là vì:

 A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.

 B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.

 C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.

 D. Cả ba nguyên nhân trên.

Câu trả lời của bạn

img
Mai Trang
27/04/2022

Đáp án: C

   Đó là vì thành cốc có nhiệt độ thấp (00C) nên hơi nước ở trong không khí bị ngưng tụ lại và bám lên thành cốc.

img
Minh Tú
Vật Lý 8 29/04/2022
Khi quan sát sự nóng chảy của nước đá, trong suốt thời gian nóng chảy thì:

 A. Nhiệt độ của nước đá tăng.

 B. Nhiệt độ của nước đá giảm.

 C. Nhiệt độ của nước không thay đổi.

 D. Nhiệt độ của nước đá ban đầu tăng sau đó giảm

Câu trả lời của bạn

img
Long lanh
27/04/2022

Đáp án: C

- Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của nước đá không thay đổi

img
Lê Minh Bảo Bảo
Vật Lý 8 29/04/2022
Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải

 A. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, cho gió tác động.

 B. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.

 C. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, không cho gió tác động, thay đổi diện tích mặt thoáng.

 D. làm cho nhiệt độ của nước thay đổi, giữ nguyên diện tích mặt thoáng, không cho gió tác động.

Câu trả lời của bạn

img
Mai Vi
27/04/2022

Để kiểm tra tác động của nhiệt độ đối với sự bay hơi của nước ta phải giữ cố định các điều kiện khác tác động đến quá trình bay hơi của hơi nước như: diện tích mặt thoáng, gió. Và chỉ thay đổi nhiệt độ của nước

img
Lê Nhi
Vật Lý 8 29/04/2022
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình:

 A. Bay hơi và ngưng tụ.

 B. Nóng chảy và bay hơi.

 C. Nóng chảy và ngưng tụ.

 D. Bay hơi và đông đặc.

Câu trả lời của bạn

img
Hồng Hạnh
27/04/2022

Đáp án: A

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên bao gồm những quá trình bay hơi và ngưng tụ.

- Trong tự nhiên nước từ suối, làng mạc… chảy ra sông, biển. Nước sông, biển bay hơi biến thành hơi nước.

- Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn.

img
Huong Giang
Vật Lý 8 29/04/2022
Khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá để?

 A. Dễ cho việc đi lại chăm sóc cây.

 B. Giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.

 C. Hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.

 D. Đỡ tốn diện tích đất trồng.

Câu trả lời của bạn

img
Nhật Mai
27/04/2022

Đáp án: B

   Vì cây thoát nước qua lá, nên người ta phải cắt bớt lá để hạn chế sự mất nước của cây.

img
Hoàng giang
Vật Lý 8 29/04/2022
Vì sao vào mùa đông, khi ra ngoài ta mặc áo bông thì giữ ấm được cơ thể?

A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

 B. Sợi bông có thể hấp thụ được nhiệt từ mặt trời, làm cho áo nóng lên và ấm hơn

 C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

 D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhệt độ bên trong áo bông.

Câu trả lời của bạn

img
Nhật Mai
27/04/2022

Đáp án: A

   Vì bên trong áo bông có rất nhiều không khí, chúng trở thành lớp cách nhiệt, ngăn không cho nhiệt năng từ cơ thể ta truyền ra môi trường bên ngoài.

 
 
Chia sẻ