Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
thu thủy
Vật Lý 8 27/10/2016
Vì sao khi cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?

Mọi người ơi giải hộ em với crying

Vì sao khi cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?

Câu trả lời của bạn

img
Vương Diễm Huỳnh
29/11/2019
Do quán tinh thay đổi
img
✎Monkey✮D✮ Yato✔
31/12/2018

Do quán tính nha bạn

img
Bùi Khánh Thi
30/06/2017

Khi cán búa bị lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.

Vì theo QUÁN TÍNH khi gõ mạnh đuôi cán xuống đất => CÁn sẽ bị thay đổi vận tốc đột ngột nên cán búa sẽ chặt lại.

img
thu hằng
11/04/2017

Bài này thì giải như thế nào ạ! Ai giải hộ mình với ạ, thanks nhiều nhé!

Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Tại sao?

img
Trần Phương Khanh
11/04/2017

Cái này đơn giản thôi bạn nhé!

Cốc vẫn đứng yên vì do quán tính mà nó chưa thế thay đổi vận tốc được ngay.

img
Việt Long
10/04/2017

Theo mình bài này giải như sau

Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất dừng lại đột ngột trong khi đầu búa tiếp tục chuyển động đi xuống do quán tính nên đầu búa lún sâu vào cán búa làm cho búa chắc hơn.

img
My Le
Vật Lý 8 27/10/2016
Biểu diễn các lực sau đây

Cứu cứu, cứu e với! Mai kiểm tra rồi ạ!

Biểu diễn các lực sau đây : 

  • Trọng lực của một vật có khối lượng 5 kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N).
  • Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ lệ xích là 1cm ứng với 5000N).

Câu trả lời của bạn

img
Bùi Khánh Thi
30/06/2017

b

img
Nguyễn Thị Thanh
09/04/2017

Mọi người ơi!  giúp mình với!!!! cám ơn mọi người nhìu nhìu ạ! smiley

Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình dưới đây:

   b

img
bach hao
09/04/2017

Cái này giải như sau bạn nhé!

  • Hình a. Vật chịu tác dụng của hai lực: lực kéo \(F_{k}\) có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ 5 x 50 = 250N. Lực cản \(F_{c}\) có phương ngang, chiều từ phải sang trái, cường độ 3 x 50 = 150N.
  • Hình b. Vật chịu tác dụng của hai lực: trọng lực P có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, cường độ 2 x 100 = 200N. Lực kéo \(F_{k}\) nghiêng một góc 30° với phương nằm ngang, chiều hướng lên, cường độ 3 x 100 = 300N.
img
Đào Lê Hương Quỳnh
08/04/2017

e cứ biểu diễn như hình dưới đây là được nhé

2

img
Lê Minh
Vật Lý 8 27/10/2016
Tính vận tốc trung bình của vật

Giải hộ e bài này với ạ! Thank mọi người nhèo nhèo winksmiley

Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường có thể nhận giá trị nào?

Câu trả lời của bạn

img
✎Monkey✮D✮ Yato✔
31/12/2018

là 20m/s nha bạn

img
Bùi Khánh Thi
30/06/2017

Vận tốc của người đi xe đạp trên quãng đường xuống dốc là:

\({\color{Blue} 120:30=4(m/s)}\)

Vận tôc của người đó trên quãng đường nằm ngang là:

\({\color{Blue}60:24=2,5(m/s)}\)

img
Lê Minh Hải
10/04/2017

Bài này làm như thế nào mọi người ơi!  

Một máy bay chở hành khách bay giữa hai thành phố A và B. Khi xuôi gió thời gian bay là 1h30', còn khi ngược gió thời gian bay là 1h45'. Biết vận tốc gió luôn không đổi là 10 m/s. Vận tốc của máy bay lúc không có gió là:

img
na na
10/04/2017

Gọi vận tốc của máy bay là v, thời gian lúc xuôi gió là t1

vận tốc của gió là vg,  thời gian lúc ngược gió là t2

Do quãng đường của máy bay lúc xuôi gió và ngược gió là bằng nhau

nên ta có: \(t_1(v+v_g)=t_2(v-v_g)\)

 suy ra \(\frac{t_1}{t_2}=\frac{(v+v_g)}{(v-v_g)} \Rightarrow \frac{5400}{6300}=\frac{v+10}{v-10}\)   

   hay 900v =6300+5400= 11700 suy ra v=13m/s=468km/h

img
Trần Hoàng Mai
09/04/2017

vận tốc trung bình của xe dap:

Trên đoạn đường dốc : ADCT 

\(v_1=\frac{S_1}{t_1}= \frac{120}{30}= 4 m/s\)

Trên đoạn đường nằm ngang

\(v_2=\frac{S_2}{t_2}= \frac{60}{24}=2.5m/s\) 

img
bach dang
Vật Lý 8 27/10/2016
Mô tô 60km/h sẽ đuổi kịp ô tô 40km/h lúc nào?

Mọi người ơi! giúp mình với!

Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ô tô lúc:

A. 8h               B. 8h 30 phút              C. 9h               D. 7g 40 phút

Câu trả lời của bạn

img
ミ★Bạch Kudo★彡
10/02/2019

=> Chọn C

Lúc 7h ôtô đã đi được 40km

Thời gian môtô đi để đuối kịp ôtô: (t = {{40} over {60 - 40}} = 2h)

Mô tô đuổi kịp ô tô lúc: 7h + 2h = 9h

img
✎Monkey✮D✮ Yato✔
26/12/2018

C

img
Bùi Khánh Thi
30/06/2017

VÀo lúc 7h quãng đường mà ô tô đi được là:

280- 240 = 40 ( km)

Hiệu vận tốc của ô tô và mô tô là:

60 - 40 = 2 0( km/h)

Mô tô đuổi kịp ô tô sau số h là:

40: 20 = 2 (h)

Vậy môtô đuổi kịp ô tô lúc:

7+2 = 9 (h)

\(\Rightarrow\) Đáp án đúng là: \({\color{Magenta} C. 9h}\)

img
Phan Thiện Hải
03/04/2017

 ac ơi! Giúp em với!!!! Cám ơn ac nhiều nhiều ạ!

Bánh xe của  một ô tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54km/h và lấy π ~ 3,14 thì số vòng quay bánh xe của mỗi một giờ là:

A. 3439,5       B. 1719,7       C. 34395        D.17197

img
het roi
03/04/2017

 Cái này theo mình thì Chọn C. 34395

r = 25cm => d = 50cm = 0,5m

Quãng đường mà bánh xe đi được trong 1 giờ:

s = v.t = 541 = 54 km = 54.000m

Chu vi một vòng quay: 3,14 x 0,5 = 1,57m

Số vòng quay : 54000/1,57 = 34395 vòng

img
Nguyễn Minh Hải
02/04/2017

 Chọn C. 9h

Lúc 7h ô tô đã đi được 40km

Thời gian môtô đi để đuổi kịp ôtô: \(t=\frac{S}{v}=\frac{40}{60-40}=2\) h

img
Tuấn Huy
Vật Lý 8 27/10/2016
chuyển động cơ

 Help me!!!! thank you!!!!kiss

Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga như (hình 12 SGK). So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yền? Tại sao? 

Câu trả lời của bạn

img
ミ★Bạch Kudo★彡
10/02/2019

Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.

img
✎Monkey✮D✮ Yato✔
31/12/2018

Chuyển động

img
Bùi Khánh Thi
30/06/2017

Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.

 

img
con cai
08/04/2017

Nếu so với nhà ga thì hành khách đang chuyển động

vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.

img
Anh Nguyễn
Vật Lý 8 27/10/2016
“Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc”

Cứu với! nguy lắm rồi ạ!!!

Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc”. Theo em nói như thế là đúng hay sai? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình. 

Câu trả lời của bạn

img
ミ★Bạch Kudo★彡
10/02/2019

Nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp. Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga. Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyển động so với tâm.

img
Bùi Khánh Thi
30/06/2017

Cách nói như vậy cũng có phần dđúng, phần sai.

" Khoảng cách từ vật đến vật mốc không thay đổi thì vật ko chuyển động so vs vật mốc"

+TH1: Chuyển động tròn: Kim đồng hồ chuyển động đều so vs trục quay

=> KHoảng cách từ kim đồng hồ -> trục quay ko thay đổi so vs vật mốc là trục quay nhưng nó vẫn chuyển động đều

+TH2: Khi một hiếc ô tô daang chạy bỗng dừng lại. KHoảng cách từ ô tô -> vật mốc là lề đường ko thay đổi

=> Ô tô đứng yên.

img
Bin Nguyễn
08/04/2017

Nói như thế cũng có thế đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp. Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga. Trường hợp sai: chẳng hạn trường hợp vật chuyển động trên đường tròn, so với tâm đường tròn thì khoảng cách từ vật đến tâm là không đổi nhưng vị trí của vật so với tâm luôn thay đổi và vật được coi là chuyến động so với tâm.

 
 
Chia sẻ