Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Phong Vu
Hóa Học 8 29/04/2022
Nêu các ứng dụng của Hidro?

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Minh Hải
09/05/2022

Các ứng dụng của Hidro:

  • Nạp vào khí cầu.
  • Hàn cắt kim loại.
  • Sản xuất amoniac
  • Phân đạm.
  • Sản xuất axit clohidric.
  • Khử oxi của một số oxit kim loại.
  • Sản xuất nhiên liệu sạch.
img
Thanh Thanh
Hóa Học 8 29/04/2022
Điền vào chỗ trống để hoàn thành nhận xét dưới đây:

Nước có thể tác dụng với kim loại ........ và một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như: K, Ca, ...

Hợp chất tạo ra do oxit bazo hóa hợp với thuốc thuộc loại ....

Dung dịch bazo làm đổi màu quỳ tím thành ............

Câu trả lời của bạn

img
bich thu
09/05/2022

Nước có thể tác dụng với kim loại mạnh và một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như: K, Ca, ...

Hợp chất tạo ra do oxit bazo hóa hợp với thuốc thuộc loại dung dịch bazo.

Dung dịch bazo làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

img
Tay Thu
Hóa Học 8 29/04/2022
Tôi là quả bóng chứa khí hidro và bạn tôi là quả bóng chứa khí oxi, đố các bạn phân biệt được chúng tôi và giải thích vì sao bạn phân biệt được. Hai chúng tôi kết hợp với nhau tạo thành nước. Bạn biết những gì về chúng tôi?

Câu trả lời của bạn

img
Phạm Hoàng Thị Trà Giang
09/05/2022

Quả bóng chứa khí hidro nhẹ hơn không khí lên luôn bay lên, quả bóng chứa khí oxi nặng hơn không khí nên ở là là mặt đất.

Oxi và hidro đều là chất khí, không màu, không mùi.

img
hi hi
Hóa Học 8 29/04/2022
Kể tên các loại hợp chất vô cơ đã học. Mỗi loại cho hai ví dụ minh họa?

Cho biết những cặp chất nào trong ví dụ trên có thể phản ứng với nhau. Viết PTHH của phản ứng.

Câu trả lời của bạn

img
Ngoc Nga
09/05/2022

Các loại hợp chất vô cơ đã học:

Oxit: \(CO_2,\;K_2O,\;...\)

Axit: \(HCl,\; H_2SO_4\)

Bazo: \(KOH,\; Ca(OH)_2,\;...\)

Muối: \(NaCl,\; BaSO_4,\;...\)

PTHH:

\(CO_2 + 2KOH \rightarrow K_2CO_3 + H_2O\)

\(CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O\)

\(K_2O + 2HCl \rightarrow 2KCl + H_2O\)

\(K_2O + H_2SO_4 \rightarrow K_2SO_4 + H_2O\)

\(HCl + KOH \rightarrow KCl + H_2O\)

\(2HCl + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCl_2 + 2H_2O\)

\(H_2SO_4 + 2KOH \rightarrow K_2SO_4 + 2H_2O\)

\(H_2SO_4 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaSO_4 + 2H_2O\)

img
Thùy Trang
Hóa Học 8 29/04/2022
Các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazo và muối có thể chuyển hóa lẫn nhau như thế nào?

Câu trả lời của bạn

img
Pham Thi
09/05/2022

Các loại hợp chất vô cơ trên có thể chuyển hóa cho nhau thông qua phản ứng trao đổi.

img
Phong Vu
Hóa Học 8 29/04/2022
Cân bằng các PTHH sau đây và viết tên loại chất của các chất tương ứng trong phản ứng vào dòng phía dưới:

(1) \(...\;CuO\; +\; ...\;HCl \;\rightarrow\; ...\;CuCl_2\; +\; ...\;H_2O\)

(2) \(...\;CO_2\; +\; ...\;NaOH \;\rightarrow\; ...\;Na_2CO_3\; +\; ...\;H_2O\)

(3) \(...\;K_2O\; +\; ...\;H_2O \;\rightarrow\; ...\;KOH\)

(4) \(...\;Cu(OH)_2\;\overset{t^0}{\rightarrow}\; ...\;CuO\; +\; ...\;H_2O\)

(5) \(...\;SO_2\; +\; ...\;H_2O \;\rightarrow\; ...\;H_2SO_3\)

(6) \(...\;Mg(OH)_2\; +\; ...\;H_2SO_4 \;\rightarrow\; ...\;MgSO_4\; +\; ...\;Na_2SO_4\)

(7) \(...\;CuSO_4\; +\; ...\;NaOH \;\rightarrow\; ...\;Cu(OH)_2\; +\; ...\;H_2O\)

(8) \(...\;AgNO_3\; +\; ...\;HCl \;\rightarrow\; ...\;AgCl\; +\; ...\;HNO_3\)

(9) \(..\;H_2SO_4\; +\; ...\;ZnO\;\rightarrow\; ...\;ZnSO_4\; +\; ...\;H_2O\)

Câu trả lời của bạn

img
Duy Quang
09/05/2022

(1) \(CuO\; +\; 2\;HCl \;\rightarrow\;CuCl_2\; +\;2\;H_2O\)

\(\text{Oxit bazo}....\text{Axit}.......\text{Muối}....\text{Nước}............................................\)

(2) \(CO_2\; +\; 2\;NaOH \;\rightarrow\; Na_2CO_3\; +\;H_2O\)

\(\text{Oxit axit}.....\text{Bazo}........\text{Muối}......\text{Nước}........................................\)

(3) \(K_2O\; +\;H_2O \;\rightarrow\;2\;KOH\)

\(\text{Oxit bazo}...\text{Nước}.....\text{Bazo}.......................................................\)

(4) \(Cu(OH)_2\;\overset{t^0}{\rightarrow}\;CuO\; +\;H_2O\)

\(....\text{Bazo}.....\text{Oxit bazo}...\text{Nước}..................................................\)

(5) \(SO_2\; +\;H_2O \;\rightarrow\; H_2SO_3\)

\(\text{Oxit axit}..\text{Nước}......\text{Axit}........................................................\)

(6) \(Mg(OH)_2\; +\;H_2SO_4 \;\rightarrow\;MgSO_4\; +\; 2\;H_2O\)

\(...\text{Oxit bazo}......\text{Axit}.......\text{Muối}......\text{Nước}....................................\)

(7) \(CuSO_4\; +\; 2\;NaOH \;\rightarrow\;Cu(OH)_2\; +\; Na_2SO_4\)

\(....\text{Muối}.......\text{Bazo}......\text{Bazo mới}.....\text{Muối mới}.................................\)

(8) $AgNO_3\; +\;HCl \;\rightarrow\; AgCl\; +\; HNO_3\)

\(....\text{Muối}.....\text{Axit}...\text{Muối mới}..\text{Axit mới}.........................................\)

(9) \(H_2SO_4\; +\; ZnO\;\rightarrow\; ZnSO_4\; +\; H_2O\)

\(...\text{Axit}...\text{Oxit bazo}.....\text{Muối}.....\text{Nước}..........................................\)

img
Hữu Trí
Hóa Học 8 29/04/2022
Bình chữa cháy (bình cứu hỏa) phun bọt dạng axit - kiềm có cấu tạo như sau:

Ống thủy tinh hở miệng đựng dung dịch axit sunfuric.

Bình đựng dung dịch natri hidro cacbonat có nồng độ cao.

Bình thường, bình chữa cháy được để thẳng đứng, không được để nằm. Khi chữa cháy, phải dốc ngược bình lên.

Vì sao bình chữa cháy loại này khi bảo quản phải để thẳng đứng nhưng khi chữa cháy lại phải dốc ngược bình lên? Viết PTHH của phản ứng xảy ra trong bình cứu hỏa.

Câu trả lời của bạn

img
Thanh Thanh
09/05/2022

Bình chữa cháy loại này khi bảo quản phải để đứng không được để nằm vì nếu để nằm, axit sẽ chảy ra ngoài và phản ứng với natri hidrocacbonat làm mất tác dụng chữa cháy của nó.

Khi chữa cháy phải dốc ngược bình để các chất phản ứng với nhau.

PTHH: \(NaHCO_3 + H_2SO_4 \rightarrow Na_2SO_4 + CO_2 + H_2O\)

img
Bi do
Hóa Học 8 29/04/2022
Em hãy nêu ví dụ về sự chuyển hóa giữa các hợp chất vô cơ trong đời sống. Viết PTHH của các phản ứng đó?

Câu trả lời của bạn

img
Ánh tuyết
09/05/2022

Vôi sống để trong không khí sẽ bị chuyển hóa thành vôi tôi và muối cacbonat:

\(CaO + H_2O \rightarrow Ca(OH)_2\)

\(Ca(OH)_2 + CO_2\rightarrow CaCO_3 + H_2O\)

img
Hoàng giang
Hóa Học 8 29/04/2022
Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch muối bị mất nhãn gồm: \(NaCl,\; Na_2CO_3,\; Na_2SO_4,\; Ba(NO_3)_2\). Chỉ sử dụng thêm một hóa chất, hãy trình bày cách nhận biết các lọ đựng dung dịch muối trên.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Ngọc Sơn
09/05/2022
Thuốc thử NaCl \(Na_2CO_3\) \(Na_2SO_4\) \(Ba(NO_3)_2\)
HCl Không có hiện tượng gì

Có khí thoát ra

(1)

Không có hiện tượng gì Không có hiện tượng gì
\(Na_2CO_3\) Không có hiện tượng gì Đã nhận biết Không có hiện tượng gì

Xuất hiện kết tủa trắng

(2)

\(Ba(NO_3)_2\) Không có hiện tượng gì

Xuất hiện kết tủa trắng

(3)

Đã nhận biết

Vậy, ta chỉ cần sử dụng thêm $HCl$ cũng có thể nhận biết các dung dịch muối trên.

PTHH:

(1) \(Na_2CO_3 + HCl \rightarrow NaCl + CO_2 + H_2O\)

(2) \(Na_2CO_3 + Ba(NO_3)_2 \rightarrow NaNO_3 + BaCO_3\)

(3) \(Ba(NO_3)_2 + Na_2SO_4 \rightarrow NaNO_3 + BaSO_4\)

img
Đào Lê Hương Quỳnh
Hóa Học 8 29/04/2022
Có hỗn hợp khí \(CO\) và \(CO_2\). Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với một lượng dư dung dịch \(Ca(OH)_2\) thấy tạo ra 1 gam chất kết tủa trắng. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với \(CuO\) dư, nung nóng, thu được 0,64 gam kim loại màu đỏ.

a) Viết PTHH.

b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.

Câu trả lời của bạn

img
Lê Minh Hải
09/05/2022

a) PTHH:

\(CO_2 + Ca(OH)_2 \rightarrow CaCO_3 + H_2O\)

\(CuO + CO \rightarrow Cu + CO_2\)

Chất kết tủa trắng là \(CaCO_3\)

Kim loại màu đỏ là: Cu

b) Số mol các chất tạo thành là:

\(n_{CaCO_3} = 0,01\); \(n_{Cu} = 0,01\) (mol).

Theo phương trình hóa học, số mol các chất phản ứng là:

\(n_{CO_2} = n_{CaCO_3} = 0,01\); \(n_{CO} = n_{Cu} = 0,01\) (mol).

Phần trăm thể tích của các khí trong hỗn hợp ban đầu là: 

\(\%V_{CO_2} = \frac{0,01\times 22,4}{(0,01 + 0,01)\times 22,4}\times 100\% = 50\%\)

\(\%V_{CO} = \frac{0,01\times 22,4}{(0,01 + 0,01)\times 22,4}\times 100\% = 50\%\)

 
 
Chia sẻ