Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

  Đặt câu hỏi

Họ và tên

Tiêu đề câu hỏi

Nội dung câu hỏi

Lớp
Môn học
Bài học
img
Anh Trần
Hóa Học 8 27/10/2017
Chọn mệnh đề đúng về đơn chất, hợp chất, phân tử

Chọn mệnh đề đúng:
1) Chất được chia làm 2 loại là đơn chất và hợp chất.

2) Đơn chất là chất được tạo nên từ một chất.

3) Hợp chất là chất được tạo nên từ hai chất trở lên.

4) Đơn chất được chia thành kim loại và phi kim.

5) Nước cất là hợp chất vì nước cất có nhiệt dộ sôi cố định là 100oC.

6) Từ một nguyên tố có thể tạo nên 2, 3 ... dạng đơn chất.

 A. 1, 4 và 5 

 B. 1, 2 và 3

 C. 1, 4 và 6 

 D. 1, 3 và 4

Giúp mình với nhé mí bạn!

Câu trả lời của bạn

img
thu hảo
29/07/2017

yes

img
Lê Minh Trí
27/07/2017

1) Chất được chia làm 2 loại là đơn chất và hợp chất. (Đúng)

2) Đơn chất là chất được tạo nên từ một chất.  (Sai) Đơn chất là chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học

3) Hợp chất là chất được tạo nên từ hai chất trở lên.  (Sai) từ 2 nguyên tố hóa học trở lên

4) Đơn chất được chia thành kim loại và phi kim.  (Đúng)

5) Nước cất là hợp chất vì nước cất có nhiệt dộ sôi cố định là 100oC. (Sai) Nước cất là hợp chất vì thành phần của nó gồm hai nguyên tố Hidro và Oxi chứ không phải do nhiệt độ sôi

6) Từ một nguyên tố có thể tạo nên 2, 3 ... dạng đơn chất.  (Đúng)

Vậy chọn đáp án C nha cậu.

img
Mai Đào
Hóa Học 8 27/10/2017
Những chất nào là hợp chất?

Anh chị cho em hỏi cây như này thì mình có cách nào nhớ không ạ?

Các chất có công thức như sau: NaCl, H2, H2O, O3, CuO, MgCO3, Al(OH)3. Những chất nào là hợp chất?

A. NaCl, CuO, MgCO3, Al(OH)3, H2O 

B. O3, H2, H2O

C. H2O, CuO, O3 

D. Tất cả đều đúng.

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Đăng Khoa
25/09/2019

Đáp án: A. NaCL, CuO, MgCO3, Al(OH)3, H2O

img
1 ╰❥qυαиɢ✿мιин︵²⁰⁰⁵
30/10/2018

A

img
Hàn Mai
03/09/2018

nguyên tử của các nguyên tố mà đi " 1 mình" thì ĐƠN nhé, 

có người đi cùng thì là HỢP CHẤT RỒI

img
Huong Duong
29/07/2017

Em cảm ơn chị ạ.

img
My Le
27/07/2017

Hi, em.

Đã gọi là hợp chất thì khi nhìn vào công thức sẽ thấy có từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ như "Hợp hôn" ak. Hôn nhân cần có 2 người, hihi.

Giờ nhìn vô dãy chất có: NaCl, H2, H2O, O3, CuO, MgCO3, Al(OH)3

NaCl gồm hai nguyên tố Natri và Clo

H2O gồm hai nguyên tố Hidro và Oxi

CuO gồm hai nguyên tố Đồng và Oxi

MgCO3 gồm ba nguyên tố Magie, Cacbon và Oxi

Al(OH)3 gồm ba nguyên tố Nhôm, Oxi và Hidro

Vậy đáp án là A

img
vumai thanh
Hóa Học 8 27/10/2017
Tính khối lượng riêng của kẽm biết thể tích kẽm chiếm 70% về thể tích

Bài 1: Một nguyên tử X có tổng só hạt cơ bản (p, n, e ) là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Tìm số p, số n, số e, số khối.
Bài 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 180. Trong đó số hạt mang điệnchiếm 58,89% tổng số hạt cơ bản. Tìm số p, số n, số e trong X
Bài 3: Một nguyên tử kẽm có bán kính R là 1,35 x10^-8 m, có khối lượng nguyên tử là 65 dơn vị Cacbon 
a) Tính khối lượng riêng của kẽm biết thể tích kẽm chiếm 70% về thể tích
b) Tính tỉ lệ thể tích toàn phần nguyên tử và tỉ lệ thể tích của hạt nhân nguyên tử. Biết bán kính hạt nhân r =2 x10^-15 m. Biết một đơn vị Cacb x10^-24 g

Mọi người giải rõ ràng đừng giải tắt giúp mình với

Câu trả lời của bạn

img
thu hằng
19/07/2017

Bài 2 cũng dễ mà bạn

Phương trình tổng hạt dễ rồi: p + e + n = 52 mà p = e nên 2p + n = 52 (*) (bài nào tổng hạt chả thế)

Cái này mình hiểu 2 nội dung là ra phương trình 2

Số hạt mang điện (có những bài nói mang điện âm, điện dương nữa cơ) là proton (mang điện dương), electron (mang điện âm)

Tổng hạt cơ bản chính là p +e + n đó vậy là có phương trình p + e = 0,5889.52 mà p = e nên ta có p = 15 (lấy giá trị nguyên)

Thay giá trị p = 15 vào phương trình (*) rút ra n = 52 - 2.15 = 22

Okie nha bạn ^^

img
Nguyễn Hạ Lan
19/07/2017

My God. Cho hóng câu 3 với. Đặt gạch  :D

img
Nguyễn Hạ Lan
18/07/2017

Chào bạn,

Mình giải bài 1 như này, bạn xem coi hiểu không nha. Chưa hiểu thì mình sẽ giảng lại cho.

Tổng hạt p +n + e = 52. Mà trong một nguyên tử, số electron bằng số proton nên ta có phương trình:

2p + n = 52 (1)

Mặt khác, đề cho số hạt mang điện (proton mang điện dương, electron mang điện âm) nhiều hơn số hạt không mang điện (notron) là 16 hạt nên ta có phương trình thứ hai:

p + e - n = 16 hay 2p - n = 16 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:

\(\left\{ \begin{array}{l} 2p + n = 52\\ 2p - n = 16 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} p = e = 18\\ n = 16 \end{array} \right.\)

Số khối A = p + n = 18 + 16 = 34

Chúc bạn ngủ ngon nhé! @@

img
Bùi Đoàn Quốc Việt
Hóa Học 8 27/10/2017
Bài tập Cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử A có n-p=1. Nguyên tử B có n'=p'. Trong phân tử AyB có tổng số proton là 30. Khối lượng A chiếm 74,19%. Tìm tên của nguyên tử A và B. Viết công thức của hợp chất AyB.

Câu trả lời của bạn

img
trang lan
19/07/2017

Hóa 8 đã chua cay thế này vậy chế? Bạn học chuyên hả? Mình giải nãy giờ luôn ak.

Đề cho nguyên tử A có: n - p = 1 ⇒ n = p + 1

Đề cho nguyên tử B có: n' = p' (mình kí hiệu vậy để phân biệt nơtron và proton của hai nguyên tử ak mà)

Dữ kiện 1: Trong phân tử AyB có tổng số proton là 30 ta có phương trình:

y.p + p' = 30    (1)

Dữ kiện 2: Khối lượng A chiếm 74,19% ⇒ Khối lượng của B chiếm 100% - 74,19% = 25,81%

\(\begin{array}{l} {\rm{ }}\frac{{\% A}}{{\% B}} = \frac{{y(p + n)}}{{(p' + n')}} = \frac{{74,19}}{{25,81}} = 2,87\\ \Leftrightarrow \frac{{y(p + p + 1)}}{{2p'}} = 2,87\\ \Leftrightarrow \frac{{y(2p + 1)}}{{2p'}} = 2,87\\ \Leftrightarrow 2py + y = 2,87.2.p'\\ \Leftrightarrow 2py + y = 5,74p'\\ \Rightarrow 5,74p' - 2py = y \end{array}\)

Từ phương trình (1) ta thay yp = 30 - p'  vào phương trình 5,74p' - 2py = y ta có:

5,74 p' - 2(30 - p') = y

⇔ 5,74 p' - 60 + 2p' = y

⇔ 7,74 p' - y = 60   (*)

Lập bảng dò giá trị với hóa trị là 1, 2 và 3 ta có:

Hóa trị (y) 1 2 3
p' 7,88 (loại) 8 (chọn) 8,14 (loại)

Vậy nguyên tử có p' = 8 là oxi

Trở lại phương trình yp = 30 - p' ⇒ \(p = \frac{{30 - p'}}{y} = \frac{{30 - 8}}{2} = 11\)

Vậy nguyên tử A có số proton 11 là Na

Vậy công thức của hợp chất cần tìm là Na2O

Game over ^^ laugh

img
leduytri tri
Hóa Học 8 27/10/2017
Xác định A và B biết tổng số hạt là 142?

Tổng số hạt của hai nguyên tử kim loại A và B là 142. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn nguyên tử A là 12. Xác định A và B

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị Thúy
16/10/2017

Gọi số proton, nơtron, electron trong các nguyên tử A, B tương ứng là:  pA, nA, eA và  pB, nB, eB

Trong nguyên tử: p= eA; p= eB . Ta có các phương trình sau:
              2(pA+pB)+(nA+nB) = 142        (1)
              2(pA+pB)−(nA+nB)=42            (2)
              2pB−2pA=12                           (3)
Giải hệ các phương trình trên ta được:  pA=20; pB=26
Suy ra số hiệu nguyên tử:  ZA=20; ZB=26
VậyA là  Ca; B  là  Fe

img
Tay Thu
16/10/2017

Gọi tổng số hạt proton, nơtron và electron của nguyên tử A là : pA, nA, eA và B là pB, nB, eB.

Ta có pA = eA  và pB = eB.  

Theo bài : Tổng số các loại hạt proton, nơtron và electron của hai nguyên tử A và B là 142 nên :

 pA + nA + eA + pB + nB + eB = 142  ⇒ 2pA + 2pB + nA + nB = 142      (1)

Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42 nên :

pA + eA + pB + eB - nA - nB = 42  ⇒ 2pA + 2pB   - nA - nB = 42 (2)

Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12 nên :

pB + eB - pA - eA = 12  ⇒ 2pB - 2pA   = 12  ⇒ pB - pA   = 6       (3)

Từ (1), (2), (3) ta có : pA = 20 (Ca) và pB = 26 (Fe).

img
Dell dell
Hóa Học 8 27/10/2017
Bài tập tổng hạt cơ bản trong nguyên tử

Cho em hỏi bài này với ạ. Câu này trong đề thi học sinh giỏi ạ. Mong mn giúp em vs.

Nguyên tử của một nguyên tố có tổng số hạt là 34 , trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định số p , số n , số e của nguyên tố đó.

Câu trả lời của bạn

img
thu hảo
01/08/2017

Dạ.

img
Nguyễn Lê Thảo Trang
31/07/2017

Theo đề bài , ta có :

p + n + e = 34 ( 1 )

p – n + e = 10 ( 2 )

Cộng vế theo vế ( 1 ) và ( 2 ) , ta được : 2p + 2e = 44

Mà p = e nên suy ra : 2p + 2e = 2p + 2p = 4p = 44

Suy ra : e=p = 44 : 4 = 11 ( hạt )

Từ ( 1 ) suy ra : 11 + n + 11 = 34

Suy ra : n = 34 – 11 – 11 = 12 ( hạt )

Okie chưa em? Học tốt nhé!

img
wang kerry
Hóa Học 8 27/10/2017
Tại sao muối trước to hơn sau khi làm thí nghiệm hòa tan muối với cát sau đó đun sôi

tại sao muối trước to hơn sau khi làm thí nghiệm hòa tan muối với cát sau đó đun sôi

Câu trả lời của bạn

img
Lina Dung
21/09/2017

so sánh dung dịch trước và sau khi lọc. ghi tên chất được tách ghi trên giấy lọc

img
Naru to
21/09/2017

Lina Dung: dung dịch trước khi lọc có thể tích lớn hơn dung dịch sau khi lọc.

Dung dịch trước khi lọc có chứa H2O (nước), NaCl (muối ăn) và cát. NaCl tan vào trong nước làm thể tích dung dịch tăng lên.

Dung dịch sau khi lọc ta loại được cát nên thể tích giảm. Khi đem cô cạn ta sẽ thu được tinh thể NaCl (muối ăn)

img
Huỳnh Khanh
19/09/2017

giải thích vì sao lại có hiện tượng cát tách ra khỏi muối

img
Ha Ku
19/09/2017

Cát có thành phần chính là SiO2. Chất này không phản ứng, cũng hòa tan với muối hay nước được. Do đó nên cát tách ra khỏi muối.

img
Nguyễn Anh Hưng
19/09/2017

Wang kerry: vì sao hạt muối trước khi hòa tan lại to hơn sau khi cô cạn?

Vì trong phân tử nước tồn tại các khe trống. Khi hòa tan muối vào nước thì các phân tử muối bị chia tách và len vào các khe trống, do đó khi làm bay hơi nước đi (cô cạn) ta thu được muối có kích thước nhỏ hơn so với ban đầu.

img
Nguyễn Vân
18/09/2017

À. Vì khi hòa tan vào nước thì muối bị chia tách thành những phần nhỏ nên sau khi cô cạn sẽ thu được muối có kích thước nhỏ hơn so với trước khi hòa tan.

^^

P/S: Nhóc hỏi dễ thương wa heart

img
Jun Jay
18/09/2017

VI M SE TAN DAN

img
wang kerry
18/09/2017

ý của câu hỏi này là muối khi chưa hòa tan và muối khi trộn và cát hòa tan và cô đọng lại

so sánh kích thước của hai loại muối đó

img
wang kerry
18/09/2017

làm ơn giúp em đi ạ thứ 3 là phải nộp gòi

img
truc lam
18/09/2017

kích thước: muối khi chưa hòa tan > muối khi trộn và cát hòa tan và cô đọng lại

làm thử thí nghiệm đi, thí nghiệm dễ làm mà ^^

img
wang kerry
18/09/2017

tell me why mới là quan trọng

img
Lương Ngân
Hóa Học 8 27/10/2017
Phân loại Iod và thủy ngân.

Iot và Thủy ngân thuộc phân loại nào?

 

Câu trả lời của bạn

img
Nguyễn Thị Cẩm Nhung
18/03/2019

chất

img
Nguyễn Phương Ngọc
18/03/2019

chất

img
Nguyễn Ngọc Yến Nhi
18/03/2019

Bo Bo là ai vậy

img
dung nobi
03/06/2018

chất 

img
LÊ PHƯƠNG NGA
02/05/2018

Chất tinh khiết

img
Lương Ngân
23/07/2017

cảm ơn bạn Bo Bo

img
Nguyễn Sơn Ca
20/07/2017

Câu hỏi của bạn hơi khó hiểu gì? Phân loại là phân loại theo cơ sở nào chứ? Mình đoán là bạn muốn hỏi 2 nguyên tố này là kim loại hay phi kim? Thôi mình cứ nói sơ sơ cho bạn hiểu thêm về 2 nguyên tố này nhé.

  • Thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường. Kí hiệu hóa học là Hg. Thủy ngân được sử dụng nhiều trong áp kế, nhiệt kế...
  • Iot là nguyên tố thuộc nhóm halogen. Nếu đã bạn đã từng biết đến Bảng tuần hoàn nổi tiếng của Mendeleep thì bạn sẽ thấy nguyên tố này nằm ở cột VII A thuộc nhóm halogen. Đây là nguyên tố phi kim nên kí hiệu hóa học của nó là I2 nha bạn. Iốt là chất rắn có màu tím thẫm/xám có thể thăng hoa tại nhiệt độ thường tạo ra chất khí màu tím hồng có mùi khó chịu. Hơi của iot thăng hoa rất độc.
img
Bình Nguyen
Hóa Học 8 27/10/2017
Chuẩn bị đầu năm môn Hóa học

Mod cho em hỏi Hóa học có khó không ạ. Em mới vô học thêm thấy nó rối rối sao ak. Mod có thể tư vấn cho em xem nên chuẩn bị như nào cho môn này không ạ?

Em cảm ơn nhiều ạ.

Câu trả lời của bạn

img
Lê Minh
27/07/2017

Chào em,

Khi mới làm quen với Hóa học sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì môn học này đòi hỏi khả năng ghi nhớ các kí hiệu, con số như nguyên tử khối, hóa trị, kí hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học, Bla và bla nữa. Các em nên sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn để làm quen dần với các kí hiệu, các giá trị kèm theo trước đi nhé. Có nhiều bài hát, bài thơ có giai điệu, vần điệu sẽ giúp các em thuộc dễ hơn nha. Sau này nhìn nhiều, làm nhiều bài tập tự nhiên vì lười tra bảng tuần hoàn mà nhớ luôn ak. 

Chúc em khởi đầu nhiều thú vị với môn Hóa học nha! :D

img
Thùy Trang
27/07/2017

À, Mod có một cách nữa học cũng hay lắm. Mod chơi game Bảng tuần hoàn trên Điện thoại di động ak em. Game có rất nhiều level, khá hào hứng, sai chỗ nào là nhớ liền. Em có thể thử cách này, chắc chắn hiệu quả luôn nhé! laugh Chơi công khai, không cần giấu phụ huynh đâu. Trên đó hỏi về nguyên tử khối, kí hiệu hóa học, hóa trị, số proton, điện tích hạt nhân... rất hay.

img
Lan Ha
27/07/2017

Đây nữa nè Mod

BÀI CA HÓA TRỊ 1 
Kali (K), Iot (I), Hidrô (H) 
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài 
Là hoá trị I hỡi ai 
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân 
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân 
(Hg) 
Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần 
Bari (Ba) Cuối cùng thêm 
chú Canxi (Ca) 
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn 
Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần 
In sâu trí nhớ khi cần có ngay 
Cacbon (C), Silic (Si) này đây 
Có hoá trị IV không ngày nào quên 
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền 
II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi 
Nitơ (N) rắc rối nhất đời 
I, II, III, IV khi thời lên V 
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm 
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV 
Phot pho (P) nói đến không dư 
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V 
Em ơi, cố gắng học chăm 
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

img
Nguyễn Lê Thảo Trang
27/07/2017

Đây đây nà

Ca là chú Can xi 
Ba là cậu Bari họ hàng 
Au tên gọi là Vàng 
Ag là Bạc cùng làng với nhau 
Viết Đồng C trước u sau 
Pb mà đứng cùng nhau là Chì 
Al đấy tên gì? 
Gọi Nhôm bác sẽ cười khì mà xem 
Cacbon vốn tính nhọ nhem 
Kí hiệu C đó bạn đem nhóm lò 
Oxy O đấy lò dò 
Gặp nhau hai bạn cùng hò cháy to 
Cl là chú Clo 
Lưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ). 
Zn là Kẽm khó gì 
Na gọi Natri học hàng 
Br thật rõ ràng 
Brom “người ấy” cùng làng Gari (Ga) 
Fe chẳng khó chi 
Gọi tên là sắt em ghi ngay vào 
Hg chẳng khó tí nào 
Thuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai 
… 
Bài ca nhắc bạn xa gần 
Học chăm để nhớ khi cần viết ra. 

img
Dương Quá
27/07/2017

Mod bá đạo cool 

 
 
Chia sẻ