Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề trắc nghiệm ôn thi học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2018 - 2019 có lời giải - Đề số 4

15/07/2022 - Lượt xem: 40
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 312324

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 2{x^3} + 3{x^2} - 12x + 2\) trên đoạn \([ - 1;2]\) là

  • A. 6
  • B. 10
  • C. 15
  • D. 11
Câu 2
Mã câu hỏi: 312325

Cho hàm số \(y =  - {x^3} + 3{x^2} - 3x + 1\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. Hàm số đồng biến trên R
  • B. Hàm số nghịch biến trên R 
  • C. Hàm số đạt cực đại tại \(x=1\)
  • D. Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=1\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 312326

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 3}}{{2 - x}}\) có tiệm cận ngang là đường thẳng:

  • A. \(y=1\)
  • B. \(y=-1\)
  • C. \(x=2\)
  • D. \(y=2\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 312327

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định và có đạo hàm trên K. Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Nếu hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên khoảng K  thì \(f'\left( x \right) \ge 0,{\rm{ }}\forall x \in {\rm{K}}.\)
  • B. Nếu \(f'\left( x \right) > 0,{\rm{ }}\forall x \in {\rm{K}}\) thì hàm số \(f(x)\) đồng biến trên K.
  • C. Nếu \(f'\left( x \right) \ge 0,{\rm{ }}\forall x \in {\rm{K}}\) thì hàm số \(f(x)\) đồng biến trên K.
  • D. Nếu \(f'\left( x \right) \ge 0,{\rm{ }}\forall x \in {\rm{K}}\) và \(f'\left( x \right) = 0\) chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến trên K.
Câu 5
Mã câu hỏi: 312328

Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {x - 1} }}{{{x^2} - x - 20}}\) là:

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 6
Mã câu hỏi: 312329

Hàm số \(y = \sqrt {2 + x - {x^2}} \) nghịch biến trên khoảng nào?

  • A. \(\left( {\frac{1}{2};2} \right)\)
  • B. \(\left( { - 1;\frac{1}{2}} \right)\)
  • C. \(\left( { - 1;2} \right)\)
  • D. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 312330

Tập xác định của hàm số: \(y = {({x^2} - 4)^{\frac{{ - 2}}{3}}}\) là

  • A. \(D = ( - \infty ; - 2) \cup (2; + \infty )\)
  • B. \(D = R\backslash {\rm{\{ }} \pm 2\} \)
  • C. \(D = ( - 2;2)\)
  • D. \(D=R\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 312331

Đạo hàm của hàm số: \(y = {100^{x + 1}}\) là

  • A. \(y' = {100^{x + 1}}\ln 10\)
  • B. \(y' = {200.100^x}\ln 10\)
  • C. \(y' = \frac{1}{{\left( {x + 1} \right)\ln 100}}\)
  • D. \(y' = \left( {x + 1} \right)\ln 100\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 312332

Phương trình: \({\log _4}(2x - 8) = 2\) có tập nghiệm là

  • A. \(S = \emptyset \)
  • B. \(S = {\rm{\{ }}4\} \)
  • C. \(S = {\rm{\{ }}12\} \)
  • D. \(S = {\rm{\{ }}4;12\} \)
Câu 10
Mã câu hỏi: 312333

Giá trị \(x\) thỏa mãn phương trình: \({49^x} - {7^{x + 1}} - 8 = 0\) là

  • A. \(x=0\)
  • B. \(x = {\log _7}8\)
  • C. \(\left[ \begin{array}{l}
    x = 0\\
    x = {\log _7}8
    \end{array} \right.\)
  • D. \(\left[ \begin{array}{l}
    x = 0\\
    x = {\log _8}7
    \end{array} \right.\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 312334

Hàm số \(y = {\log _5}({x^2} - 6x + 9)\) xác định khi

  • A. \(x \ne 3\)
  • B. \(x \ne -3\)
  • C. \(x>3\)
  • D. \(x<3\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 312335

Nếu \({\log _{12}}6 = a;{\rm{ }}{\log _{12}}7 = b\) thì :

  • A. \({\log _2}7 = \frac{a}{{a - 1}}\)
  • B. \({\log _2}7 = \frac{a}{{1 - b}}\)
  • C. \({\log _2}7 = \frac{a}{{1 + b}}\)
  • D. \({\log _2}7 = \frac{b}{{1 - a}}\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 312336

Rút gọn biểu thức \(P = \sqrt {x\sqrt[3]{x}} \sqrt[6]{x}\) với \(x>0\).

  • A. \(P = {x^{\frac{2}{3}}}\)
  • B. \(P = \sqrt x \)
  • C. \(P = \sqrt[3]{x}\)
  • D. \(P = {x^{\frac{5}{6}}}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 312337

Cho \(0 < a < 1\) và \(1 < \alpha  < \beta \). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

  • A. \({a^\beta } < {a^\alpha } < 1.\)
  • B. \({a^\alpha } < 1 < {a^\beta }.\)
  • C. \(1 < {a^\alpha } < {a^\beta }.\)
  • D. \({a^\alpha } < {a^\beta } < 1.\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 312338

Cho \(a, b, c>0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}
a \ne 1\\
bc \ne 1
\end{array} \right.\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai?

  • A. \(2{\log _a}\sqrt {bc}  = {\log _a}bc\)
  • B. \({\log _a}\sqrt {bc}  = \frac{1}{2}\left( {{{\log }_a}b + {{\log }_a}c} \right)\)
  • C. \({\log _a}\sqrt {bc}  = \frac{1}{{{{\log }_{\sqrt {bc} }}a}}\)
  • D. \({\log _a}\sqrt {bc}  = {\log _a}\sqrt b  - {\log _a}\sqrt c \)
Câu 16
Mã câu hỏi: 312339

Cho hình đa diện đều loại \(\left\{ {4;3} \right\}\) cạnh \(a\). Gọi \(S\) là tổng diện tích tất cả các mặt của hình đa diện đó. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. \(S = 4\,{a^2}\)
  • B. \(S = 6\,{a^2}\)
  • C. \(S = 8\,{a^2}\)
  • D. \(S = 10\,{a^2}\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 312340

Cho một khối chóp có thể tích bằng \(V\). Khi giảm diện tích đa giác đáy xuống \(\frac{1}{3}\) lần thì thể tích khối chóp lúc đó bằng:

  • A. \(\frac{V}{9}\)
  • B. \(\frac{V}{3}\)
  • C. \(\frac{V}{6}\)
  • D. \(\frac{V}{27}\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 312341

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh\(a\). Biết \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(SA = a\sqrt 3 \). Thể tích của khối chóp S.ABCD là

  • A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
  • B. \(\frac{{{a^3}}}{4}\)
  • C. \({a^3}\sqrt 3 \)
  • D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}.\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 312342

Cho hình trụ có đường cao bằng \(8a\). Một mặt phẳng song song với trục và cách trục hình trụ \(3a\), cắt hình trụ theo thiết diện là hình vuông. Diện tích xung quanh và thể tích khối trụ bằng:

  • A. \(80\pi {a^2},200\pi {a^3}\)
  • B. \(60\pi {a^2},200\pi {a^3}\)
  • C. \(80\pi {a^2},180\pi {a^3}\)
  • D. \(60\pi {a^2},180\pi {a^3}.\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 312343

Cho khối nón có chiều cao bằng 6  và bán kính đường tròn đáy bằng 8. Thể tích của khối nón là:

  • A. \(160\pi \)
  • B. \(144\pi \)
  • C. \(128\pi \)
  • D. \(169\pi \)
Câu 21
Mã câu hỏi: 312344

Một hình nón có đường kính đáy là \(2a\sqrt 3 \), góc ở đỉnh là \(120^0\). Tính thể tích của khối nón đó theo \(a\).

  • A. \(3\pi {a^3}\)
  • B. \(\pi {a^3}\)
  • C. \(2\sqrt 3 \pi {a^3}\)
  • D. \(\pi {a^3}\sqrt 3 \)
Câu 22
Mã câu hỏi: 312345

Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C' có cạnh đáy bằng \(a\), diện tích mặt bên ABB'A' bằng \(2a^2\). Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC.A'B'C'.

  • A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
  • B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
  • C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
  • D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{12}\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 312346

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y = \frac{{2\cos x + 3}}{{2\cos x - m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;\frac{\pi }{3}} \right).\) 

  • A. \(m \in \left( { - 3; + \infty } \right)\)
  • B. \(m \in \left( { - \infty ; - 3} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)
  • C. \(m \in \left( { - \infty ; - 3} \right)\)
  • D. \(m \in \left( { - 3;1} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 312347

Cho \(p, q\) là các số thực dương thỏa mãn \({\log _9}p = {\log _{12}}q = {\log _{16}}\left( {p + q} \right)\). Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{p}{q}.\)

  • A. \(A = \frac{{1 - \sqrt 5 }}{2}\)
  • B. \(A = \frac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}\)
  • C. \(A = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}\)
  • D. \(A = \frac{{  1 + \sqrt 5 }}{2}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 312348

Tính tổng T tất cả các nghiệm của phương trình \({2017^{{{\sin }^2}x}} - {2017^{{{\cos }^2}x}} = \cos 2x\) trên đoạn  \(\left[ {0;\pi } \right].\)

  • A. \(x = \pi \)
  • B. \(x = \frac{\pi }{4}\)
  • C. \(x = \frac{\pi }{2}\)
  • D. \(x = \frac{3\pi }{4}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 312349

Cho hình chóp S.ABC có \(SA = 3,{\rm{ }}SB = 4,{\rm{ }}SC = 5\) và \(\widehat {ASB} = \widehat {BSC} = \widehat {CSA} = {60^0}.\) Tính thể tích V của khối chóp đã cho.

  • A. \(V = 5\sqrt 2 \)
  • B. \(V = 5\sqrt 3 \)
  • C. \(V = 10 \)
  • D. \(V = 15 \)
Câu 27
Mã câu hỏi: 312350

Anh Nam mong muốn rằng sau 6 năm sẽ có 2 tỷ để mua nhà. Hỏi anh Nam phải gửi vào ngân hàng một khoản tiền tiền tiết kiệm như nhau hàng năm gần nhất với giá trị nào sau đây, biết rằng lãi suất của ngân hàng là 8% /năm và lãi hàng năm được nhập vào vốn.

  • A. 253,5 triệu.
  • B. 251 triệu 
  • C. 253 triệu
  • D. 252,5 triệu 
Câu 28
Mã câu hỏi: 312351

Cho \(\frac{{\log a}}{p} = \frac{{\log b}}{q} = \frac{{\log c}}{r} = \log x \ne 0;\frac{{{b^2}}}{{ac}} = {x^y}\). Tính \(y\) theo \(p, q, r\).

  • A. \(y = {q^2} - pr\)
  • B. \(y = \frac{{p + r}}{{2q}}\)
  • C. \(y = 2q - p - r\)
  • D. \(y = 2q - p - r\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 312352

Tìm tập hợp các giá trị của tham số thực \(m\) để phương trình \({6^x} + \left( {3 - m} \right){2^x} - m = 0\) có nghiệm thuộc khoảng \((0;1)\).

  • A. \(\left[ {3;\,4} \right]\)
  • B. \(\left[ {2;\,4} \right]\)
  • C. \(\left( {2;\,4} \right)\)
  • D. \(\left( {3;\,4} \right)\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 312353

Cho các số thực \(x, y\) thỏa mãn \(x + y = 2\left( {\sqrt {x - 3}  + \sqrt {y + 3} } \right)\). Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = 4\left( {{x^2} + {y^2}} \right) + 15xy\) là

  • A. \(\min P =  - 80\)
  • B. \(\min P =  - 91\)
  • C. \(\min P =  - 83\)
  • D. \(\min P =  - 63\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 312354

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để bất phương trình \({\left( {\frac{2}{e}} \right)^{{x^2} + 2mx + 1}} \le {\left( {\frac{e}{2}} \right)^{2x - 3m}}\) nghiệm đúng với mọi \(x\).

  • A. \(m \in \left( { - 5;0} \right)\)
  • B. \(m \in \left[ { - 5;0} \right]\)
  • C. \(m \in \left( { - \infty ; - 5} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)\)
  • D. \(m \in \left( { - \infty ; - 5} \right] \cup \left[ {0; + \infty } \right)\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 312355

Gọi (P) là đường parabol qua ba điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{4}{x^4} - m{x^2} + {m^2}\) (\(m\) là tham số thực).Gọi  \(m_0\) là giá trị để (P) đi qua điểm \(A(2;24)\). Hỏi \(m_0\) thuộc khoảng nào sau đây?

  • A. \(\left( {10;15} \right)\)
  • B. \(\left( { - 6;1} \right)\)
  • C. \(\left( { - 2;10} \right)\)
  • D. \(\left( { - 8;2} \right)\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 312356

Tìm tập nghiệm S của phương trình \({3^{x - 1}}{.5^{\frac{{2x - 2 - m}}{{x - m}}}} = 15\), \(m\) là tham số khác 2.

  • A. \(S = \left\{ {2;m{{\log }_3}5} \right\}\)
  • B. \(S = \left\{ {2;m + {{\log }_3}5} \right\}\)
  • C. \(S = \left\{ 2 \right\}\)
  • D. \(S = \left\{ {2;m - {{\log }_3}5} \right\}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 312357

Cho hàm số \[y = {x^4} - 2m{x^2} + 2m + {m^4}\). Với những giá trị nào của m thì đồ thị \((C_m)\) có ba điểm cực trị, đồng thời ba điểm cực trị đó lập thành một tam giác có diện tích \(S=4\)? 

  • A. \(m = 16\)
  • B. \(m =  - \sqrt[3]{{16}}\)
  • C. \(m =   \sqrt[3]{{16}}\)
  • D. \(m =   \sqrt[5]{{16}}\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 312358

Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{3x - 1}}{{2x - 1}}?\)

  • A. \(y=1\)
  • B. \(y = \frac{3}{2}.\)
  • C. \(y = \frac{1}{2}.\)
  • D. \(y = \frac{1}{3}.\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 312359

Tìm khoảng đồng biến của hàm số \(y =  - x + \sin x.\)

  • A. \(R\)
  • B. \(\emptyset \)
  • C. \(\left( {1;2} \right)\)
  • D. \(\left( { - \infty ;2} \right)\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 312360

Tính đạo hàm của hàm số \(y = {2017^x}.\)

  • A. \(y' = x{.2017^{x - 1}}\)
  • B. \(y' = {2017^x}\)
  • C. \(y' = \frac{{{{2017}^x}}}{{\ln 2017}}\)
  • D. \(y' = {2017^x}.\ln 2017\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 312361

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{{\log }_2}\left( {3x + 4} \right)} \). Tập hợp nào sau đây là tập xác định của \(f(x)\)? 

  • A. \(D = \left( { - 1; + \infty } \right)\)
  • B. \(D = \left( { - \frac{4}{3}; + \infty } \right)\)
  • C. \(D = \left[ { - 1; + \infty } \right)\)
  • D. \(D = \left[ {1; + \infty } \right)\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 312362

Giải phương trình \({16^{ - x}} = {8^{2\left( {1 - x} \right)}}\)

  • A. \(x=-3\)
  • B. \(x=2\)
  • C. \(x=3\)
  • D. \(x=-2\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 312363

Số giao điểm của đường cong \(y = {x^3} - 3{x^2} + x - 1\) và đường thẳng \(y=1-2x\)  bằng:

  • A. 1
  • B. 0
  • C. 2
  • D. 3

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ