Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn GDCD lần 1 Trường THPT Yên Lạc 2

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 224247

Bà X mượn bà B số tiền là 200 triệu đồng. Bà X đã viết giấy vay tiền và hẹn rõ ngày trả. Đến thời hạn trả tiền, bà B đã nhiều lần đến đòi nhưng bà X không trả. Trong trường hợp này, bà B cần làm gì?

  • A. Kiện lên tòa án nhân dân để đòi tiền.
  • B. Thuê người đánh bà X.
  • C. Báo công an để bắt bà X.
  • D. Cho con tung tin xấu về bà X trên mạng xã hội.
Câu 2
Mã câu hỏi: 224248

Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

  • A. Tính cụ thể về nội dung.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
  • D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
Câu 3
Mã câu hỏi: 224249

Câu hỏi: "Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?" đề cập đến vấn đề nào của pháp luật?

  • A. Nội dung của pháp luật.
  • B. Bản chất của pháp luật.
  • C. Hình thức thể hiện của pháp luật.
  • D. Khái niệm cơ bản của pháp luật.
Câu 4
Mã câu hỏi: 224250

Bác Thành nuôi được 30 con gà. Bác để ăn 9 con, cho con gái 2 con, 8 con gây giống. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?

  • A. 11 con
  • B. 9 con
  • C. 8 con 
  • D. 2 con
Câu 5
Mã câu hỏi: 224251

Làm cùng công ty nên chị N biết chị V thường xuyên đi làm muộn, bỏ việc. Vì quen biết giám đốc nên cuối năm chị vẫn được thành tích xuất sắc. Bức xúc nên chị N về kể với chồng. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật?

  • A. Chị V và chị
  • B. Vợ chồng chị N, chị V và chị
  • C. Chị V, N và chị
  • D. Vợ chồng chị N và chị
Câu 6
Mã câu hỏi: 224252

Sản phẩm nào sau đây không phải là hàng hóa?

  • A. Quần áo may sẵn ở cửa hàng.
  • B. Xát gạo ở nhà để ăn.
  • C. Gạo mua ở cửa hàng tạp hóa.
  • D. Thóc đem bán lấy tiền mua vàng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 224253

Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc cá nhân, tổ chức

  • A. không làm những điều mà pháp luật ràng buộc.
  • B. thực hiện những việc mà pháp luật bắt buộc.
  • C. không làm những điều mà pháp luật cấm.
  • D. thực hiện những việc mà pháp luật cho phép. 
Câu 8
Mã câu hỏi: 224254

Công ty P và công ty Q ký hợp đồng mua sữa. Đúng hẹn, công ty P giao sữa đủ số lượng và chủng loại như hợp đồng đã ký với công ty Q. Tuy nhiên quá thời hạn 2 tháng công ty Q không thanh toán tiền cho công ty P. Trong trường hợp này, công ty Q đã có hành vi vi phạm

  • A. hành chính.
  • B. hình sự.
  • C. kỉ luật.
  • D. dân sự.
Câu 9
Mã câu hỏi: 224255

Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng rong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn phớt lờ không giúp đỡ họ. Vậy bạn A vi phạm

  • A. pháp luật.
  • B. nghĩa vụ.
  • C. kỷ luật.
  • D. đạo đức.
Câu 10
Mã câu hỏi: 224256

Để quản lý xã hội một cách hữu hiệu nhất Nhà nước phải sử dụng phương tiện nào dưới đây?

  • A. Kế hoạch phát triển kinh tế.
  • B. Quân đội và chính quyền.
  • C. Hiến pháp và pháp luật.
  • D. Văn hoá, giáo dục, chính trị
Câu 11
Mã câu hỏi: 224257

Chủ thể nào sau đây không có quyền áp dụng pháp luật?

  • A. Chi cục thuế tỉnh H.
  • B. Tòa án nhân dân huyện X.
  • C. Nhân viên công ty vệ sĩ Z
  • D. Ủy ban nhân dân xã Y.
Câu 12
Mã câu hỏi: 224258

Hai bạn K và Q ( học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường, K vừa điều khiển xe vừa sử dụng máy nghe nhạc. Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. K đã đâm vào anh B đi xe máy đi ngược chiều đường một chiều và em X (13 tuổi) đi xe đạp lao từ trong hẻm ra mà không quan sát. Cảnh sát giao thông yêu cầu cả 4 người dừng xe để xử lí vi phạm. Trong trường hợp này những chủ thể nào dưới đây bị xử phạt hành chính?

  • A. Anh K và Q.
  • B. Anh B và K.
  • C. Anh B, em X và Q
  • D. Anh B, K, Q.
Câu 13
Mã câu hỏi: 224259

Nhà nước ban hành luật Giao thông đường bộ và bắt buộc tất cả mọi người phải tuân theo, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  • A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  • B. Tính quy phạm, phổ biến.
  • C. Tính quy định phổ biến.
  • D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 224260

Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?

  • A. Hình sự và dân sự.
  • B. Hành chính và dân sự.
  • C. Hình sự và hành chính.
  • D. Hình sự và kỉ luật.
Câu 15
Mã câu hỏi: 224261

M đang học lớp 9 (15 tuổi), do yêu đương với N (22 tuổi) nên có thai, Ủy ban nhân dân xã không cho đăng ký kết hôn, nhưng gia đình N muốn tổ chức đám cưới. Hỏi trong trường hợp này ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự?

  • A. M và N.
  • B. N và gia đình.
  • C. Chỉ M.
  • D. Chỉ N.
Câu 16
Mã câu hỏi: 224262

Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

  • A. Phương tiện thanh toán
  • B. Phương tiện cất trữ
  • C. Phương tiện lưu thông
  • D. Thước đo giá trị
Câu 17
Mã câu hỏi: 224263

Chị T mở cửa hàng kinh doanh hàng tạp hóa nhưng lại trốn nộp thuế cho nhà nước. Trong trường hợp này Chị T đã vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  • A. Tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng pháp luật.
  • C. Áp dụng pháp luật.
  • D. Thi hành pháp luật
Câu 18
Mã câu hỏi: 224264

Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S và M có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

  • A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T.
  • B. Anh S và Đ.
  • C. Anh H, M, S và Đ.
  • D. Anh H, S và Đ. 
Câu 19
Mã câu hỏi: 224265

Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, công dân đều xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung cuả khái niệm nào dưới đây?

  • A. Giáo dục pháp luật.
  • B. Ban hành pháp luật.
  • C. Thực hiện Pháp luật.
  • D. Phổ biến pháp luật. 
Câu 20
Mã câu hỏi: 224266

Các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành được áp dụng cho

  • A. cơ quan.
  • B. cá nhân, tổ chức.
  • C. giai cấp công nhân.
  • D. nhà nước.
Câu 21
Mã câu hỏi: 224267

Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ, anh D là 4 giờ Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy luật giá trị?

  • A. Anh D
  • B. Anh C
  • C. Anh A
  • D. Anh B
Câu 22
Mã câu hỏi: 224268

Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản dưới luật

  • A. Nghị quyết và thông tư
  • B. Luật hôn nhân và gia đình.
  • C. Chỉ thị và công văn
  • D. Nghị định và nghị quyết
Câu 23
Mã câu hỏi: 224269

Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật là đều

  • A. dựa trên tính tự giác của con người.
  • B. tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.
  • C. điều chỉnh hành vi của con người.
  • D. là quy tắc bắt buộc chung
Câu 24
Mã câu hỏi: 224270

Quá trình sản xuất gồm các yếu tố nào dưới đây?

  • A. Sức lao dộng, đối tượng lao động và lao động.
  • B. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
  • C. Lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
  • D. Con người, lao động và máy móc.
Câu 25
Mã câu hỏi: 224271

Công ty X đã phát hiện chị Y truyền thông tin mật của công ty mình cho công ty khác, do đó công ty X đã ra quyết định đình chỉ công việc của chị Y. Trong trường hợp này chị Y phải chịu trách nhiệm

  • A. hành chính.
  • B. kỷ luật.
  • C. hình sự.
  • D. dân sự.
Câu 26
Mã câu hỏi: 224272

Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi. Cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. Một lần A và B đang đi xe máy trên đoạn đường vắng thì thấy chị H vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại, trên tay đeo một cái lắc vàng. A nảy ý định muốn cướp điện thoại và lắc vàng, bèn rủ B tham gia. Cả hai cùng tăng tốc áp sát chị H để thực hiện hành vi. Phát hiện có điều lạ, chị H tăng tốc thật nhanh, không may đến đoạn dốc cua chị H không làm chủ được tay lái đã đâm xe vào anh X, làm cả hai bất tỉnh và bị thương rất nặng. A và B thấy vậy liền phóng xe bỏ chạy. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí.

  • A. A và B
  • B. A, B và chị H
  • C. Chị H
  • D. Chị H và anh X
Câu 27
Mã câu hỏi: 224273

Câu nói: "Con trâu đi trước, cái cày theo sau" là nói đến yếu tố nào dưới đây trong quá trình lao động?

  • A. Tư liệu lao động.
  • B. Sức lao động.
  • C. Đối tượng lao động.
  • D. Nguyên liệu lao động
Câu 28
Mã câu hỏi: 224274

Sự thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Kinh tế.
  • B. Xã hội.
  • C. Giai cấp.
  • D. Chính trị.
Câu 29
Mã câu hỏi: 224275

Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật xâm phạm tới quan hệ tài sản là

  • A. buộc xin lỗi công khai.
  • B. cấm đi lại.
  • C. cấm cư trú.
  • D. đền bù thiệt hại về tài sản.
Câu 30
Mã câu hỏi: 224276

Đối với người vi phạm hình sự, hình thức xử phạt nào dưới đây không đúng?

  • A. Phạt tù.
  • B. Hạ bậc lương.
  • C. Cảnh cáo.
  • D. Cải tạo không giam giữ. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 224277

Bà An bán thóc được 5 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một cái máy giặt. Trong trường hợp này tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?

  • A. Thước đo giá trị
  • B. Phương tiện thanh toán
  • C. Phương tiện lưu thông
  • D. Phương tiện cất trữ 
Câu 32
Mã câu hỏi: 224278

Công ty M trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo đã tự ý xả chất thải độc hại ra sông làm ô nhiễm nguồn nước. Mặc dù đã bị phạt tiền về hành vi của mình nhưng công ty này vẫn tiếp tục vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn. Theo pháp luật Việt Nam, hành vi của công ty M sẽ bị xử lý bởi luật nào dưới đây?

  • A. Luật Lao động.
  • B. Luật Hình sự.
  • C. Luật Hành chính.
  • D. Luật Dân sự.
Câu 33
Mã câu hỏi: 224279

Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất?

  • A. Công cụ lao động.
  • B. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
  • C. Cơ sở vật chất.
  • D. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
Câu 34
Mã câu hỏi: 224280

Khoản 1 điều 16 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định "Mọi người đều bình đẳng trước Pháp luật" thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính quyền lực bắt buộc chung. 
  • C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • D. Tính xác định về mặt nội dung.
Câu 35
Mã câu hỏi: 224281

Trường hợp nào sau đây là vi phạm dân sự?

  • A. Xe máy đi với tốc độ 60km trên đường nội thành.
  • B. Bên mua không trả tiền đầy đủ cho bên bán.
  • C. Sa thải nhân viên đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
  • D. Tội giết người, tội cố ý gây thương tích.
Câu 36
Mã câu hỏi: 224282

Mỗi quy tắc xử sự được thể hiện thành.

  • A. một quy phạm pháp luật.
  • B. nhiều quy phạm pháp luật.
  • C. nhiều quy định pháp luật.
  • D. một quy định pháp luật.
Câu 37
Mã câu hỏi: 224283

Anh H lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị M bị thương tổn hại sức khỏe là 15% và chiếc xe máy Wave Alpha của chị bị hỏng nặng. Anh H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

  • A. Hình sự và dân sự.
  • B. Hình sự và hành chính.
  • C. Hành chính và dân sự.
  • D. Dân sự và kỉ luật.
Câu 38
Mã câu hỏi: 224284

Chị H đã gửi đơn lên Ủy ban Nhân dân xã X yêu cầu được giúp đỡ sau khi bị chồng mình thường xuyên đánh đập. Hành động của chị H thể hiện pháp luật là phương tiện

  • A. cho mọi công dân thực hiện quyền.  
  • B. để công dân thực hiện nghĩa vụ.
  • C. quản lí xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
  • D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để công dân .
Câu 39
Mã câu hỏi: 224285

Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

  • A. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
  • B. Đi xe vào đường một chiều.
  • C. Đi xe máy chở 3 người.
  • D. Đánh người gây thương tích 12%.
Câu 40
Mã câu hỏi: 224286

Theo quy định của pháp luật, học sinh đủ 16 tuổi được phép lái xe có dung tích xi lanh bao nhiêu?

  • A. 110 cm3.
  • B. 90 cm3.
  • C. Dưới 50 cm3.
  • D. Từ 50 cm3-70 cm3

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ